Lời ngỏ


Thu rất hiếm khi làm thơ nhưng đọc, hiểu, cảm nhận được những gì tác giả muốn chia sẻ. Cách đây ít lâu được đọc thơ của anh Đỗ Trung Việt, cảm nhận được sức sống mãnh liệt của những vần thơ anh, và giờ đây được Hồng Hoa (Thu Hà/Nguyễn Hoa) chia sẻ những suy tư, những trăn trở về cuộc sống, được Lệ Hằng chia sẻ những bài thơ tình lãng mạn. Thu lập trang thơ với mong muốn nó sẽ là nơi để các bạn yêu thơ chia sẻ những sáng tác của mình hoặc những bài thơ mình yêu thích. Hy vọng những rung động, những cảm xúc của chúng ta sẽ sống mãi với thời gian.

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Aliôsa, anh có nhớ...

 Nguồn ảnh: Internet

                Aliôsa, anh có nhớ, những con đường Smolensk,
                Dưới cơn mưa dữ dằn, dai dẳng,
                Những thiếu phụ mệt nhoài vì mưa ngấm,
                Ôm vò sữa trong lòng như ẵm đứa con thơ,

                Cố gạt đi giọt nước mắt tiễn đưa,
                Họ cầu nguyện: - Chúa trời ban cho ta may mắn!
                Rồi tự nguyện coi mình là lá chắn,
                Vì nước Nga kiêu hùng quyết một trận hôm nay.

                Nước mắt nhận thay cho ngày trở lại,
                Tang tóc đau thương khắp thôn xóm,đồng quê
                Đường xa, xa khuất lối về
                Hồn dân tộc, tụ câu thề: Nước Nga,
                Mỗi vùng đất ngoại ô của chúng ta,
                Được bảo vệ bằng vành đai sống,
                Cả thế giới ở bên, và tổ tiên xúc động
                Cùng nguyện cầu cho con cháu đã hy sinh!

                Anh biết chăng, có lẽ, Tổ quốc mình -
                Không chỉ là ngôi nhà hay phố phường nơi ta sống
                Mà chính là những con đường trải rộng,
                Với bao cây thánh giá dựng trên mồ.

                Tôi không biết, anh thế nào, khi thấy
                Khắp làng thôn đầy rẫy nỗi đau thương,
                Mẹ goá, con côi, khóc thảm bên đường
                Khi chinh chiến lần đầu tiên vây bủa.

                Anh có nhớ, Aliôsa, túp lều gần Borisov,
                Cô gái trẻ khóc gào không ngớt,
                Cha mẹ già tóc bạc thẫn thờ than,
                Áo màu tang trắng toát họ mang.

                Nói gì với họ, làm sao an ủi họ?
                Nhưng, những đau khổ cũng cần bộc lộ,
                Anh có nhớ, lời mẹ già khi đó: - Các con yêu,
                Dù đi đâu, mẹ mong đợi con nhiều!

                Mẹ mong con trở về! - đồng cỏ thầm thì.
                Mẹ mong con trở về! - cánh rừng nhắn nhủ
                Anh biết không, Aliôsa, khi trời đêm bao phủ,
                Biết bao lời buồn đó cứ theo tôi.

                Nước Nga yêu dấu cháy rồi
                Đất Nga đôn hậu là nơi anh nằm,
                Làm sao quên những tháng năm,
                Bao đồng chí đã yên nằm nơi đây.

                Tôi cùng anh chiến đấu biết bao ngày.
                Ba lần tin rằng cuộc sống còn nguyên vẹn.
                Tôi tự hào được sinh ra trên đất mẹ,
                Rất đỗi đáng yêu, cay đắng khôn cùng,

                Tôi nguyện được hy sinh anh dũng,
                Vì Mẹ Nga đã trao cho chúng ta sự sống
                Tiễn ta ra chiến trường, tay Mẹ Nga giang rộng
                Ôm ta vào lòng đúng ba bận kiểu Nga.
(Thu Hà dịch nghĩa)
* Bài được đăng lần đầu trên Blog cá nhân của Thu Hà ngày 31/3/2012. Bài được chỉnh sửa ngày 1/4/2012.

20 nhận xét:

  1. Thu Hà! Trong một thời gian ngắn mà bạn đã dịch xong bài thơ này! Xin được gửi tặng bạn lời khen! Tại sao bạn lại nói đây là bản dịch nghĩa? :D
    Bản dịch của bạn hay lắm! Vừa sát nghĩa lại rất thơ!
    Mình nhờ Thu Hà dịch nghĩa hai câu:
    Ты помнишь, Алеша, дороги Смоленщины
    ....
    По-русски три раза меня обняла
    Cám ơn bạn nhiều!

    Trả lờiXóa
  2. Chào anh TP và các anh chị. Nếu TH để BT chỉ dịch nghĩa thì sẽ có lỗi với nhà thơ Simonop nên TH đã dịch lại. Tuy nhiên, có ý vẫn chưa đạt yêu cầu, xin cho TH thêm khoảng một tuần để chỉnh sửa.Ты помнишь, Алеша, дороги Смоленщины -Nghĩa là Aliosa, anh có nhớ, những con đường ở Xmolenxk.По-русски три раза меня обняла - có nghĩa là ôm ta ba cái theo kiểu nga.TH không biết kiểu nga như thế nào đâu, chắc ai đi chiến đấu thì mới được ân huệ đó!

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn Thu Hà nhiều! Câu thơ cuối cùng của nhà thơ C. Simonov hay quá! Nhà thơ Tố Hữu dịch câu này cũng rất hay:
    Hôn ta ba bận, lệ thường tiễn đưa.
    Hai chữ "lệ thường" đã nói hết được cái phong cách rất Nga ấy!

    Trả lờiXóa
  4. TH : tôi không biết tiếng Nga nhưng thấy bài dịch thơ của TH quả là đẹp .Nhưng (lại là nhưng) cái đau của bài thơ không có kết (hay TG muốn nói gì chăng !). Tôi nghĩ rằng có điều gì đó không hợp với những người đã ngã xuống vì mảnh đất QH mình (Nga hay Việt cũng thế thôi) ! BT chưa thể hiện được cái TY của CON NGƯỜI VỚI CON NGƯỜI , mà điều ấy mới đích thực là cái thứ mà ta gọi trân trọng là THƠ . Có thể tôi sai khi nhận xét như thế , dù sao cũng là cảm nhận của tôi khi đọc bản dịch của TH . Hãy bỏ qua cho tôi những lời không hợp nhĩ vì tâm trạng lúc đọc bài thơ dịch này . Tuy nhiên tôi vẫn thích âm "Aliosa" (không gõ được chữ ô) hơn âm "liêu" trong bản dịch của TH .
    Chúc bạn nhiều niềm vui !

    Trả lờiXóa
  5. Chào anh Hoàng Giang! Lời nhận xét của anh thật thú vị, đáng suy ngẫm. Tôi là một trong những người hâm mộ bài thơ này qua bản dịch của nhà thơ Tố Hữu. Điều không thể chối cãi là hai bài thơ "Đợi anh về" và "Aliôsa nhớ chăng?" của C.Simonov qua bản dịch của nhà thơ Tố Hữu đã được công chúng nhiệt liệt đón nhận ngay từ khi ra đời. Sức hấp dẫn của hai bài thơ vẫn còn cho tới ngày nay trong một bộ phận công chúng không nhỏ. Cái gì đã làm nên sự hấp dẫn đó? Có nhiều ý kiến rất khác nhau, thậm chí gay gắt cho rằng thơ của Tố Hữu không có cái hấp dẫn đã được thể hiện trong hai bài thơ này. Tại sao Tố Hữu không nhìn thấy sự hấp dẫn của hai bài thơ đối với công chúng để có hướng sáng tác đáp ứng cảm xúc của công chúng lúc bấy giờ?
    Vấn đề này chắc sẽ còn thú vị trong thời kì đổi mới. Nếu chúng ta tiếp tục thảo luận sôi nổi, mổ xẻ vấn đề một cách có căn cơ, chắc chắn chúng ta sẽ rút ra được nhiều điều bổ ích.
    Rất mong được tiếp tục nghe ý kiến của anh!

    Trả lờiXóa
  6. Kết thúc dở quá:hôn tôi 3 cái mẹ nga ôm ghì.

    Trả lờiXóa
  7. @ Nặc danh 15:12 Ngày 01 tháng 4 năm 2012:
    Nặc danh thân mến, cảm ơn bạn đã ghé qua TT và để lại lời góp cho bài đăng. Chúng tôi sẽ rất vui nếu bạn lưu danh để tiện trao đổi.

    Trả lờiXóa
  8. Không thấy cái dở của cái tôi nói nên TG chưa sửa,buồn đấy.

    Trả lờiXóa
  9. Nặc danh ơi, sao bạn không nghĩ khác đi nhỉ. Có thể là TG bận chưa vào TT, hoặc giả bạn ấy đã đọc còm của ND nhưng đang nghĩ cách nên sửa như thế nào cho hợp lý. Mà bạn cứ ND như thế này HT cũng ko biết mình đang hân hạnh đc tiếp chuyện ai, nên cũng buồn nốt. :(

    Trả lờiXóa
  10. Thu Hà! Bạn đã dịch thành công bài thơ thì việc sửa lại một câu thơ không khó khăn gì đối với bạn. Nếu thể thơ lục bát không chuyển tải được hết ý, bạn có thể sử dụng thể thơ khác. Chúc bạn thành công!
    Xin nói thêm, nhà thơ Tố Hữu cũng thường hay sửa lại thơ của mình (kể cả những bài thơ được xuất bản khá lâu).
    VD: Trong bài thơ "Một nhành xuân" của Tố Hữu đăng trên báo xuân Nhân dân 1980 có đoạn:
    Tôi sinh ra như cây sậy bên đường
    Đâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt
    Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót
    Một tiếng ca lảnh lót cho đời.
    Năm 1994, Tố Hữu đã sửa lại một câu:
    Tôi đã khô như cây sậy bên đường.
    Do đó, việc tu thư chỉnh lí là việc bình thường.

    Trả lờiXóa
  11. Chào HT, ở tuổi của mình đôi lúc cũng cần chiến thắng sức ì của khả năng tư duy, vì vậy, nếu không có sự đóng góp nhiệt tình của các anh chị và các bạn, chưa chắc mình đã dịch thành công được bài thơ này. Cảm ơn sự đóng góp thẳng thắn của mọi người và cả ND nữa.
    Bạn copy bài bên trang của mình và sửa hộ mình vài câu chưa hợp lý nhé.
    -Các anh chị biết TN cho TH trao đổi thêm về câu :"cầu nguyện cho con cháu đã hy sinh?" Theo từ ngữ thì có vẻ như là "cầu nguyện cho con cháu không biết tin vào Đức chua trời?" -Câu này TH đang băn khoăn quá, chưa tìm được đáp án chính xác để dịch. Xin các anh chị giúp đỡ. TH xin cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  12. Đọc còm của bạn từ hôm qua nhưng dở việc chưa làm được ngay. Sozi nhé.

    Trả lờiXóa
  13. TH : Để giải trình cho NX của tôi (về bài thơ dịch) , nói thì dài nhưng tôi đã dùng câu thơ :" Tự dối lòng , ta còn cả Quê hương " rồi ! Dù bạn không hỏi .
    TP : Lâu quá không diện kiến tâm sự được với ông , tôi cũng như thiếu đi một phần nào đó . Nhưng nếu so sánh hai bản dịch thơ của bạn TH và của cụ TH thì TH làm tôi tủi thân cho các bạn tôi đã nằm lại "mái mãi tuổi 20" trên các chiến trường . Điều này không phải do TH mà là do thời thế sản sinh ra BT . Nếu vào thời đánh Mỹ , tôi viết thì chắc cũng viết như C . Simonop . Bây giờ nhìn lại có khác đi một chút , Nặng tình đồng đội hơn chăng ! Tôi chỉ may mắn còn sống sót qua cuộc binh lửa khốc liệt ấy để hát mãi về đồng đội - những người từng chia lửa với tôi trên từng nẻo đường Quê hương . Vài dòng không hết tâm tư , TP bỏ qua cho tôi những điều chưa kịp bày tỏ !

    Trả lờiXóa
  14. Hồng Thu! Bên trang blog cá nhân của Thu Hà, câu đầu tiên là:
    Aliôsa, anh có nhớ, những con đường Smolensk.
    Chắc Thu Hà cũng đồng ý như vậy. HT vui lòng chỉnh lại câu này!

    Trả lờiXóa
  15. Thu Hà! Câu thơ cuối cùng bạn dịch là:
    Ôm ta vào lòng đúng ba bận kiểu Nga.
    Nhiều "bận" không được sao Thu Hà? :D Bạn bỏ chữ "đúng" thì câu thơ vẫn không thay đổi mà!
    Đọc bản dịch của Tố Hữu, Thu Hà có nhận xét gì trong đoạn thơ cuối cùng, Tố Hữu đã dùng bốn lần từ "vui":
    Lòng càng vui với nước non
    ......
    Ta vui với đời ta chiến đấu
    ......
    Ta vui vì mẹ Nga sinh
    Vui vì một sớm chiến chinh lên đường
    Trong bản gốc, có những từ "vui" này không Thu Hà? TP rất thích những câu thơ này. Chúng ta còn nhớ trong bài thơ "Hãy nhớ lấy lời tôi", Tố Hữu đã viết về sự hi sinh của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi: "Anh chết vậy như thiên thần yên nghỉ". Một con người được hi sinh cho chân lí thì sẽ thanh thản, vui vẻ và mãn nguyện. Có lẽ, đó là suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ Tố Hữu. Đọc đoạn thơ cuối cùng của bài "Aliôsa nhớ chăng?", độc giả không thấy buồn mà thấy phơi phới một niềm lạc quan, tin tưởng để chiến đấu, hiến dâng cho Tổ quốc. Sức hấp dẫn của bài thơ có lẽ ở chỗ đó.

    Trả lờiXóa
  16. Anh Hoàng Giang! Đã lâu không được đọc những nhận xét của anh bên TRANG THƠ. Mong được tiếp tục đọc những nhận xét của anh!
    Tiện đây, TP xin nói cảm xúc của mình về bài thơ "Khúc vĩ thanh buồn" của anh. Trong bài thơ có đoạn TP rất thích:
    Anh nhớ mình từng dạo bước thong dong
    Trong đêm vắng, hoa sấu rơi trắng lối
    Đan trong tay nhau giữa đêm hè Hà Nội
    Cứ đưa nhau về, đến sáng vẫn chơi vơi...
    Hoàn cảnh trong câu thơ sao mà hợp với mình thế! Con đường Phan Đình Phùng với hai hàng sấu, có hoa sấu nở rộ khi hè đến, mãi mãi in đậm trong kí ức của TP.
    Anh Hoàng Giang có thể sáng tác một bài thơ lấy tựa đề "Hoa sấu" để tặng TP được không? Cám ơn anh nhiều!

    Trả lờiXóa
  17. @ A TP: Cảm ơn anh đã nhắc. Em đã cẩn thận để 2 bản song song để chữa từng câu một vậy mà vẫn có sai sót. Không như những bản dịch các bài thơ trước, bản dịch này TH chỉnh lại khá nhiều.

    Trả lờiXóa
  18. Cám ơn Thu Hà đã có ngay bản dịch bài thơ của nhà thơ C.Simonov. Tôi biết bạn đã có một sự đầu tư nhất định cho việc dịch bài thơ này (thời gian, chất xám và những cảm xúc dành cho bài thơ). Bây giờ, bạn có quyền tự hào chiêm ngưỡng tác phẩm của mình và có quyền tự thưởng cho mình một cái gì đó. Đọc bản dịch của bạn, tôi chỉ còn biết vỗ tay tán thưởng thôi. Tôi sẽ tiếp tục có ý kiến trong lần nhận xét sau.

    Trả lờiXóa
  19. HT, bạn sửa hộ mình là "rất đỗi đáng yêu, cay đắng khôn cùng!"-Có lỗi chính tả ở từ "dáng".
    -Khi còn đi học, TH rất thích thơ của cụ TH. Nếu xét trên khía cạnh thơ thì thơ TH là đỉnh cao của st nghệ thuật.Nhưng cs, với những năm hy sinh mất mát của ct, nhiều nhà thơ đã tự tước đi cái quyền năng được ca ngợi cs của mình để vẽ lên một bức vẽ bi hùng, có cả tình người, cả sự hy sinh chịu đựng và cả một dấu hỏi cho những điều ko thể lý giải được, đó là Simônôp!
    TH dịch bài thơ này và bài thơ Gủi mẹ của Êxenhin với đầy cảm xúc và cả nước mắt nữa. TH cảm thấy được tiếng nấc trong từng câu chữ đã viết lại. Cảm ơn các ạnh chị đã chia sẻ và thay mặt những người đã được ăn học dưới mái trường hoà bình, yên ấm, xin một lần nữa bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các cô chú, anh chị đã một thời không tiếc máu xương, tuổi trẻ để giữ lấy những giá trị cao đẹp cho cuộc sống của thế hệ hậu sinh!

    Trả lờiXóa
  20. @ Bạn: Tks. Mình chữa lại rồi. Lúc sửa lại bài thơ, chắc mắt quáng gà nên đã đọc lại mà ko phát hiện ra.
    Mà buồn cười lắm, dạo này mình làm sao ấy. Tuần trước vừa được cô giáo vụ khoa khen: "Chị có trí nhớ tốt thật đấy!" Chưa kịp hết sướng, đầu tuần đi làm, vứt ngay điện thoại dd ở nhà, thế là LH ra công ra sức nhắn tin, rồi sốt ruột gọi điện (hôm nay 2 đứa hẹn hò có chút tâm sự). Chưa hết, đến nhà LH măm xong, tâm sự xong, đàng hoàng đứng dậy đi về. Đến lúc lên xe, bạn nhờ đèo một đoạn, đợi bạn vào chuẩn bị quần áo, vẫn hồn nhiên vô tư. Đến lúc bạn đi ra thấy bạn xách hộ túi với những giáo án, bảng điểm, áo mưa. Té ra con bé để quên. Híc! :(

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.