Nguồn ảnh: Internet |
Что в имени тебе моем?
Александр Пушкин
Что в имени тебе моем? Оно умрет, как шум печальный
Волны, плеснувшей в берег дальний,
Как звук ночной в лесу глухом.
Оно на памятном листке
Оставит мертвый след, подобный
Узору надписи надгробной
На непонятном языке.
Что в нем? Забытое давно
В волненьях новых и мятежных,
Твоей душе не даст оно
Воспоминаний чистых, нежных.
Но в день печали, в тишине,
Произнеси его тоскуя;
Скажи: есть память обо мне,
Есть в мире сердце, где живу я...
Một chút tên tôi đối với nàng
(Người dịch: Thuý Toàn)
Một chút tên tôi đối với nàng Sẽ chìm như tiếng sóng buồn tan
Âm thầm mòn mỏi bên bờ vắng,
Như tiếng đêm thâu lạc giữa ngàn.
Ngày nào đó trên mặt trăng kỷ niệm
Nó chỉ còn là dấu vết không hồn
Giống như hình phác trên mộ chí
Nét ngoằn ngoèo một thứ tiếng xa xăm.
Tên cũ từ lâu bị lãng quên
Chẳng còn gợi lại được cho em
Tình xưa êm ái và trong trắng
Trước mối tình ai mới dấy lên.
Nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn
Em thầm thì hãy gọi tên lên
Và hãy tin còn đây một kỷ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim.
(Nguồn: thivien.net)
Tên tôi có gợi lại gì cho em?
(Thu Hà dịch)
Tên tôi có gợi lại gì cho em?Hay nó sẽ tan như một tiếng rên
Của con sóng vỗ bờ xa mòn mỏi,
Như tiếng đêm thâu trong rừng vọng tới.
Hay chỉ là giọt nước mắt tuôn rơi
Trong sổ tang ai để lại đôi lời
Bằng ngôn từ của người đã chết
Được viền quanh bao hoạ tiết lâm ly.
Có gì chăng? Sao em nỡ quên đi
Bởi mê đắm, cuồng si em mới gặp,
Trong hồn em nó chẳng còn vương vấn
Chút kỷ niệm ngày qua chân chất, thanh tao.
Nếu một ngày thấy buồn khổ, nghẹn ngào
Hãy thầm gọi, tên anh như thủa trước
Và hãy nói: kỷ niệm mình có được
Anh đã từng sống giữa trái tim yêu...
(Bản dịch đăng lần đầu trên Blog cá nhân của Thu Hà ngày 4/3/2012.)
Còn nhớ , hồi năm thứ nhất , Chí Nhân chép bài thơ này ( Thúy Toàn dịch ) vào 1 tờ giấy nham nhở , đưa cho mình . Qúi lắm , bài thơ hay quá , mình cảm thấy vậy , nhưng hồi đó chỉ biết lơ mơ về PUSKIN với " Người con gái viên đại úy " & " Dubropski " thôi , chớ có biết thơ thẩn gì đâu !.
Trả lờiXóaCái giản dị - chất " mộc " trong bản dịch của TH rất quí , nó nói lên nhiều điều ... " nhạc ko lời " mà !!!
Có lẽ cái kết của bài thơ nằm ở hai câu thơ cuối cùng. Cả hai bản dịch đều hay ở hai câu thơ này. Thu Hà có thể chia sẻ cảm xúc với bạn đọc khi dịch hai câu thơ cuối cùng này không?
Trả lờiXóaTH chào các anh chị và bạn HT!Theo bản TN thì "anh" của BT vẫn mong còn "sống" trong trái tim nàng, dù có lúc nàng đã từng "nghĩ đâu đâu" hoặc tệ hơn nữa...
Trả lờiXóaT/Y của P.là vậy, Ông không nặng lời trách cứ mà chỉ hy vọng nàng sẽ sớm nhận ra mà quay trở lại, hồi tâm mà nhớ lại những kỷ niệm đẹp ngày qua, nó nhẹ nhàng và rất nhân văn, dù có chút xót xa.
Ở nhiều bản dịch, TH thấy hiện tượng DG thường đưa ý kiến chủ quan của mình vào. VD: "em vẫn còn sống giữa một trái tim" là ko đúng, mà phải là "anh đã từng sống trong trái tim...nàng" thì chính xác hơn, đúng không HT?
Bạn à, theo mình nghĩ thì chỗ này phải hiểu rằng: "Kỷ niệm về em vẫn còn trong trái tim anh" hay nói cách khác là: "Anh vẫn chưa quên em." Chỉ như thế người phụ nữ mới cảm thấy ấm lòng.
Trả lờiXóaNếu các anh các chị cùng tham gia góp bản dịch của mình thì sẽ vui hơn.
Có lẽ, tôi bị thuyết phục bởi ý kiến của Thu Hà về hai câu thơ cuối cùng của bài thơ này.
Trả lờiXóaChúng ta nhớ lại bài thơ tình rất nổi tiếng của A.Pushkin "Tôi yêu em" có hai câu thơ cuối cùng là:
"Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em".
Ta thấy khi chia tay với "em", Pushkin nói hết sức khiêm tốn mà cũng rất cao thượng. Trong bản dịch của Thu Hà có hai câu thơ cuối bài là:
"Và hãy nói: kỷ niệm mình có được
Anh đã từng sống giữa trái tim yêu..."
Có lẽ dịch như vậy là chính xác hơn, là phù hợp với tình yêu của Pushkin hơn. Pushkin chỉ cần người yêu nói rằng: "Kỉ niệm này có được", "Anh đã từng sống giữa trái tim yêu...". Còn gì mong ước hơn là anh đã được sống trong trái tim em một thời!
Đúng là hai cách nhìn khác nhau. "Nàng" sẽ thấy ấm lòng khi biết mình vẫn còn được nhớ tới, và "chàng" cũng ước nàng chưa quên kỷ niệm giữa đôi ta. Vấn đề ở đây là chữ обо мне, và я được hiểu như thế nào, là "nàng" hay là "chàng". Vì bài thơ do "chàng" viết nên cách dịch của TH có lý hơn, tuy vậy đọc 2 câu cuối trong bản dịch của Thúy Toàn người đọc (nữ) cảm thấy thật ấm lòng, tính nhân văn cao lắm. Tớ thích cái kết như vậy.
Trả lờiXóaСкажи: есть память обо мне,
Trả lờiXóaЕсть в мире сердце, где живу я...
Nếu bạn là nữ, bạn cứ nhận là "nàng" sẽ còn sống trong tim chàng đi,ai cấm bạn đâu nào.
Nhưng nếu bạn định nói hộ Puskin, rằng...tên tôi với nàng, thì nhất định là где живу я...phải là "chàng" ở đó rồi!Đây chỉ là tranh luận về ai là ai thôi nhé!Tớ phục cách viết của Ông vì bao nhiêu năm rồi, bao nhiêu đổi thay rồi, vẫn "живу я"-đấy là nét tài hoa của một nhà thơ thiên tài, khác với chúng ta rất nhiều!
Nhà thơ Phan Xuân Sinh đã có một bài thơ quan niệm về thơ khá hay. Mời các anh chị TRANG THƠ cùng đọc cho vui.
Trả lờiXóaHoa Thi
Phan Xuân Sinh
thơ không phải là
tùy bút
truyện ngắn
hay truyện dài
thơ không phải là
bài diễn văn
thơ sống bám vào mọi thứ kể trên
ít hay nhiều
còn tùy vào tài hoa của tay bút
thơ sống chung
mà riêng
như nụ thịt dư
nhưng không thừa
như búp ruồi duyên trên vành môi
thơ bao giờ cũng đẹp
nhưng thơ ít khi được vui
ai đọc thơ cũng được
ai làm thơ cũng được
nhất là người Việt Nam
ai không làm được thơ kể như có tội
ai không biết đọc thơ
tội càng nặng hơn
hình phạt dành cho những người không yêu thơ
là sống trọn sung sướng
sống như đất
sống như đá
thơ không có thơ dỡ
vì dỡ không còn là thơ
thơ không có thơ hay
vì từ hay chưa đủ chở
thơ không cũ
vì bao giờ thơ cũng mới
lục bát, ngũ ngôn, bảy, tám chữ, tự do
tự nhiên
tự tiện
đều đứng vững
nếu trong từng gân chữ bát ngát hơi thở người
và thơ tôi
là hơi thở tôi
Chào bạn HT, có một bài thơ TH mới dịch " Chúng ta sẽ là người dưng", mình muốn đưa về TT giới thiệu để mọi người cùng cho ý kiến. Bạn giúp mình nhé. Mình copy mãi không được!
Trả lờiXóaChào TH! TP rất muốn bạn dịch lại bài thơ "С чего начинается Родина?" của tác giả М. Матусовский. Bài thơ này đã được anh Tuấn Linh và chị HNN dịch. Hai bản dịch đều hay. Bản dịch của HNN lấy tựa đề là "Tình yêu tổ quốc biết không?". Theo thiển ý của TP, nên đổi tựa đề này thành: "Cội nguồn Tổ quốc biết không?" thì sẽ sát với nguyên bản bài thơ hơn. Rất mong được hai bạn hưởng ứng!
Trả lờiXóaXin lĩnh hội ý kiến của anh TP. Thực tình là TH đã quên rất nhiều từ TN.Cũng đã 20 năm không hề động đến nó, vì vậy sẽ còn có rất nhiều sai sót hoặc bất cập nhưng vừa làm vừa học lại TN thôi, có mấy anh chị và bạn ở đây, có cười chê đôi chút để tiến bộ cũng không lo, vì TH không phải là người bảo thủ.
Trả lờiXóaThu Hà! Rất vui vì bạn đã nhận lời ngay. Bạn hãy dịch bài thơ này với một tình yêu đối với đất nước Liên -xô một thời trong kí ức. Đừng vì áp lực thời gian hoặc bất cứ một áp lực nào khác! Chúc bạn thành công!
Trả lờiXóaChúc mừng Thu Hà! Chưa đầy một ngày mà bạn đã dịch xong bài thơ. Bài thơ bạn dịch rất sát nghĩa, "gọn gàng" và trong sáng. Có lẽ, Thu Hà "dịch thoát" thì sẽ hay hơn "dịch sát" nhiều. Bởi vì, Thu Hà làm thơ hay, thơ giàu cảm xúc. Nếu dịch sát nghĩa quá sẽ làm giảm bớt phần nào cái khả năng của mình. Trong bài thơ có một vài câu hình như Thu Hà dịch sát nghĩa quá. Ngay cả dịch giả Thái Bá Tân khi dịch bài thơ này cũng có vài câu thơ dịch thoát.
Trả lờiXóaTP rất cám ơn bạn đã dịch bài thơ này!
TH chào anh TP và các anh chị.Dịch thơ hay viết nói chung là cần có tâm trạng "phiêu".Vì bài thơ đã được các anh chị dịch và các dịch giả tài năng chuyển ngữ, vì thế, dịch lại cũng có đôi chút áp lực.Để tránh những áp lực này, TH chỉ xem lại phần nghĩa TV của BT, không ngó ngàng gì đến phần thơ đã dịch.Tuy nhiên, vào một lúc "phê" nào đó, xem lại, thể nào TH cũng sửa, loay hoay lúc thì tìm từ khác sát nghĩa hơn, lúc lại dùng từ có vần điệu hoặc có lúc, TH thích hóm hỉnh. VD "và anh đây, lời đáp ngắn từng này"-Từ ngắn trong câu đã được TG dùng rất đắt, nhưng lúc đầu dịch, vì mải chuyển tải nội dung, TH đã dùng:"lời đáp chỉ từng này!"
Trả lờiXóa