Bài đăng theo yêu cầu của anh Trần Phong
Ты помнишь, Алеша... Константин Симонов | A-Liêu-sa nhớ chăng (Người dịch: Tố Hữu) |
Ты помнишь, Алеша, дороги Смоленщины, Как шли бесконечные, злые дожди, Как кринки несли нам усталые женщины, Прижав, как детей, от дождя их к груди, Как слезы они вытирали украдкою, Как вслед нам шептали:- Господь вас спаси!- И снова себя называли солдатками, Как встарь повелось на великой Руси. Слезами измеренный чаще, чем верстами, Шел тракт, на пригорках скрываясь из глаз: Деревни, деревни, деревни с погостами Как будто на них вся Россия сошлась, Как будто за каждою русской околицей, Крестом своих рук ограждая живых, Всем миром сойдясь, наши прадеды молятся За в бога не верящих внуков своих. Ты знаешь, наверное, все-таки Родина - Не дом городской, где я празднично жил, А эти проселки, что дедами пройдены, С простыми крестами их русских могил. Не знаю, как ты, а меня с деревенскою Дорожной тоской от села до села, Со вдовьей слезою и с песнею женскою Впервые война на проселках свела. Ты помнишь, Алеша: изба под Борисовом, По мертвому плачущий девичий крик, Седая старуха в салопчике плисовом, Весь в белом, как на смерть одетый, старик. Ну что им сказать, чем утешить могли мы их? Но, горе поняв своим бабьим чутьем, Ты помнишь, старуха сказала:- Родимые, Покуда идите, мы вас подождем. "Мы вас подождем!"- говорили нам пажити. "Мы вас подождем!"- говорили леса. Ты знаешь, Алеша, ночами мне кажется, Что следом за мной их идут голоса. По русским обычаям, только пожарища На русской земле раскидав позади, На наших глазах умирали товарищи, По-русски рубаху рванув на груди. Нас пули с тобою пока еще милуют. Но, трижды поверив, что жизнь уже вся, Я все-таки горд был за самую милую, За горькую землю, где я родился, За то, что на ней умереть мне завещано, Что русская мать нас на свет родила, Что, в бой провожая нас, русская женщина По-русски три раза меня обняла. | A-liêu-sa nhớ chăng Những con đường Smô-lăng Mưa dầm dề dai dẳng Các chị em nhọc nhằn từng chặng Ngực gầy ôm vò sữa che mưa Thầm lau nước mắt tiễn đưa Lạy trời phù hộ cho ta lên đường Thân gái cũng can trường chiến sĩ Yêu quê hương hùng vĩ Như lòng xưa chứa chan Cồn xanh quanh quất đường quan Bước đi trăm dặm mà ngàn lệ sa Xóm làng trắng bãi tha ma Chừng đây hồn nước non Nga tụ về Chừng đây sau dậu rào quê Tổ tiên giang cánh chở che cho mình Rủ nhau về họp cầu xin Thương đàn con cháu chẳng tin có trời Ta đã biết bạn ơi đất nước Ðâu chỉ nhà ta được nâng niu Mà làng quê những sớm chiều Với cây giá gỗ thân yêu bên mồ A-liêu-sa nhớ Bô-ri-xốp Tiếng khóc than xé ruột nhà nào Lệ người thiếu nữ tuôn trào Và người mẹ góa mái đầu hoa râm Áo tang trắng lạnh ướt đầm Biết làm sao nói biết làm sao khuây Xót lòng ta tính sao đây Nhưng người mẹ đã đoán ngay nhủ mình: - Các con ơi buổi chiến tranh Ði đi mẹ đợi các anh trở về Chúng tôi đợi các anh về! Rừng xanh vọng tiếng đồng quê nhắn lời Rừng xưa quê cũ xa rồi Ðêm đêm còn vọng giọng lời thiết tha Bạn với ta xông pha lửa đạn Nguy bao phen thoát nạn sống còn Lòng càng vui với nước non Nước non Nga ta yêu dấu Ta vui với đời ta chiến đấu Trên đất đau thương xương máu gia đình Ta vui vì mẹ Nga sinh Vui vì một sớm chiến chinh lên đường Có người vợ rất yêu thương Hôn ta ba bận, lệ thường tiễn đưa |
Dịch năm 1949, in trong tập Việt Bắc.
(Nguồn: thivien.net)
Cám ơn HT! Bạn đã tìm được và đăng bài thơ "A -liêu - sa nhớ chăng?" của nhà thơ C.Simonov với bản dịch của nhà thơ Tố Hữu. Cùng với bài thơ "Đợi anh về", mình rất thích bài thơ này. Từ nhỏ, mình đã nghe người lớn đọc:
Trả lờiXóaA-liêu-sa nhớ chăng
Những con đường Smô-lăng
Mưa dầm dề dai dẳng
Đến nay, vẫn còn thuộc một vài đoạn. Đây là bài thơ nói về cuộc rút lui của nhân dân Liên - xô để bảo toàn lực lượng trước sự tấn công bất ngờ, tàn bạo của phát xít Đức (6/1941). Tại mặt trận Smolensk (Ukraina), hồng quân Liên - xô lúc đầu đã bị tổn thất nặng, nhưng sau đó đã lấy lại thế chủ động và chiến đấu ngày càng có tổ chức hơn. Tại đây, vũ khí mới: giàn tên lửa Kachiusa của hồng quân LX đã giáng cho phát xít Đức những đón nặng nề. Ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của phát xít Đức không dễ dàng thực hiện. Stalin đã nói: "Chừng nào Hitler nhìn thấy được hai cái tai của mình thì mới tiến được đến Mat - xcơ - va". Đó là bối cảnh của bài thơ "A -liêu - sa nhớ chăng?" của nhà thơ C.Simonov.
Rất mong được các anh chị góp ý bổ sung!
Thu bê nguyên cả bản TN về để cả nhà tham khảo.
Trả lờiXóaTrước đây, có lần tôi và anh Q.Trung tranh luận về thể thơ tự do kết hợp với thơ lục bát nhân bài thơ "Tương tư" của chị HNN. Tôi đã dẫn chứng sự kết hợp này được sử dụng khá lâu, như nhà thơ Tố Hữu và nhà thơ Yên Thao (với bài thơ "Nhà tôi" rất nổi tiếng và được phổ nhạc). Với bản dịch bài thơ "A -liêu -sa nhớ chăng?", ta thấy Tố Hữu đã rất tài tình, rất uyển chuyển trong sự kết hợp giữa các thể thơ tự do, lục bát và song thất lục bát. Sự kết hợp ấy làm cho bài thơ có nhạc tính, có nhịp điệu, gây được hiệu quả cảm xúc.
Trả lờiXóaMở đầu bài thơ là những câu thơ tự do ngắn như một lời kể, một lời thủ thỉ với người bạn:
A-liêu-sa nhớ chăng
Những con đường Smô-lăng
Mưa dầm dề dai dẳng
Tiếp theo là các thể thơ lục bát, tự do và song thất lục bát. Song, "liều lượng" của song thất vừa đủ để gây hiệu quả cảm xúc. Đoạn thơ cuối cùng rất hay:
Bạn với ta xông pha lửa đạn
.....
Ta vui vì mẹ Nga sinh
Vui vì một sớm chiến chinh lên đường
Có người vợ rất yêu thương
Hôn ta ba bận, lệ thường tiễn đưa
Đoạn thơ đã diễn tả cái ý chí, cái tâm hồn của người Nga. Họ chiếu đấu, hi sinh một cách tự nguyện, vì mảnh đất của tổ tiên, vì gia đình, vì những người vợ yêu thương của họ. Đọc đến đây, tôi nhớ đến câu nói của nhà văn Nga Ilja Erenburg:
"Dóng suối nhỏ đổ vào sông, dòng sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga và đổ ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm và miền quê trở thành tình yêu Tố quốc". Bài thơ rất hay, không mang một màu sắc chính trị áp đặt.
Chúc mừng Thu Hà đã có bản dịch bài thơ "Ты помнишь, Алеша..." của nhà thơ C.Simonov! Bạn có thể đưa về TRANG THƠ được không?
Trả lờiXóaAnh Tuấn Linh! Anh có thể tham gia dịch bài thơ này được không? Anh có thể cung cấp bản dịch nghĩa để các anh chị tham gia dịch bài thơ này được không? Xin cám ơn!
Khác với bài Đợi anh về là bài TH đã thuộc lòng bằng cả hai ngôn ngữ. Bài này khó đọc, khó thuộc và cũng rất khó dịch.TH đã định đầu hàng rồi, sau lại bị hút bởi nội dung khá đạc biệt nên đã cố gắng. Bản dịch của TH chỉ là bàn dịch nghiã, nếu chuyển thành thơ sẽ cần thêm một ngày đẹp trời nào đó để TH thấy thích bài thơ.
Trả lờiXóa-HT,bạn đưa giúp mình về TT nhé!
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaChào anh Tuấn Linh! TP rất cảm ơn ý kiến đóng góp của anh về bài thơ này. Mặc dầu anh đã xoá đi song TP rất tâm đắc. Đúng như anh nói, muốn dịch được bài thơ này phải hiểu rõ bối cảnh lịch sử mà bài thơ ra đời. TP xin góp một chút về bối cảnh ra đời của bài thơ này (đã một lần đăng nhận xét).
Trả lờiXóaChắc các anh chị còn nhớ những hình ảnh trong bộ phim "Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại" của nhân dân Liên - xô. Phát xít Đức đã mở một cuộc tấn công bất ngờ tàn bạo vào Liên-xô. Phát xít Đức với một đội quân khổng lồ (5 triệu quân) đã huy động 300 sư đoàn, hàng ngàn pháo binh và xe tăng, hàng trăm máy bay chiến đấu tiến đánh Liên-xô. Buổi đầu, hồng quân Liên-xô đã bị tổn thất nặng nề, nhiều đơn vị phải tạm thời rút lui. Nhưng, hồng quân không thể rút lui nữa, vì phía sau lưng họ đã là Mát -xcơ- va rồi! Nhân dân Liên-xô đau xót khi nhìn thấy sự rút lui của hồng quân. Song, họ vẫn sáng niềm tin hồng quân sẽ chiến thắng!
Bài thơ này là lời tâm sự của nhà thơ với người đồng chí, người bạn Aliôsa về kí ức những ngày hồng quân tạm thời rút lui trước sức tấn công của phát xít Đức. Qua bài thơ, ta thấy cái bản chất phi nghĩa của chiến tranh mà phát xít Đức đã gieo rắc cho nhân dân Liên-xô nói riêng, nhân loại nói chung. Nhân dân Liên-xô chịu nhiều đau thương tang tóc nhưng họ không khuất phục, động viên con em mình chiến đấu bảo vệ Tố quốc. Bài thơ không chỉ nói những mất mát đau thương, không né tránh phải nói mất mát đau thương mà qua đó càng nung ý chí căm thù bảo vệ Tố quốc. Họ là những công nhân Xô-viết, là những chàng trai, là những phụ nữ Nga với những tâm hồn bình dị mà vĩ đại, cao cả. Bài thơ có sức động viên lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.