Lời ngỏ


Thu rất hiếm khi làm thơ nhưng đọc, hiểu, cảm nhận được những gì tác giả muốn chia sẻ. Cách đây ít lâu được đọc thơ của anh Đỗ Trung Việt, cảm nhận được sức sống mãnh liệt của những vần thơ anh, và giờ đây được Hồng Hoa (Thu Hà/Nguyễn Hoa) chia sẻ những suy tư, những trăn trở về cuộc sống, được Lệ Hằng chia sẻ những bài thơ tình lãng mạn. Thu lập trang thơ với mong muốn nó sẽ là nơi để các bạn yêu thơ chia sẻ những sáng tác của mình hoặc những bài thơ mình yêu thích. Hy vọng những rung động, những cảm xúc của chúng ta sẽ sống mãi với thời gian.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Dịch lại bài thơ đã yêu thích một thời

 Ônga Bergôn,
nhà thơ Nga-Xô viết nổi tiếng
16.05.1910 - 13.11.1975
"Thông thường, một bài thơ nước ngoài được đánh giá là hay vì nó đã được chuyển ngữ rất xuất sắc. Người dịch thành công khi phổ biến bài thơ với một sắc thái vừa hay bằng ngôn từ, vừa có sự cảm nhận rất thơ của mình. Ở đây, bài thơ "Mùa lá rụng" cũng là một trường hợp thật đặc biệt. Tôi chưa tìm thấy bản dịch nào hay và công phu hơn bản dịch của Bằng Việt. Tuy rất yêu quý bài thơ của Ônga và bản dịch của Bằng Việt, tôi cũng xin lược dịch lại bài thơ (cố gắng sát nghĩa) để bạn đọc được gần hơn với một Ônga Becgôn, theo cảm nhận của riêng tôi." (Thu Hà)

Ngày 27 tháng 2 năm 2012, lúc 11:38 Thu nhận được lời nhắn của Thu Hà. Bạn viết:
"Bạn xem bài "Mùa lá rụng" mình có chỉnh sửa vài câu và tựa đề. Nếu thấy hợp lý thì bạn sửa lại ở bên TT cho mình nhé. Bài thơ dịch lại ấy mình thích nhất là câu: "Khẽ run trong buốt giá, bên khung cửa sáng đèn" - cái cô đơn của một kẻ tha hương, cộng thêm chút dư vị đắng của...chia ly, nó được kết tủa thành một bài thơ mà chỉ có tài năng của Onga mới diễn tả được. Mình thích thơ của bà lắm!"
Thu xin đăng lại cả bài mời bạn đọc Trang Thơ cho ý kiến.



 Nguồn ảnh: Internet

Lá rơi

Mùa thu ở Mátxcơva người ta thường treo những tấm biển trên các đại lộ, với dòng chữ:
"Hãy cẩn trọng, lá rơi! "
Mùa thu, mùa thu Matxcơva
Đàn sếu bay trong chiều sương khói toả,
Khu vườn cũ
Đỏ vàng muôn sắc lá,
Những tấm biển treo dọc trên phố xa
Nhắc những ai đi qua
Đơn lẻ hay sóng đôi:
"Hãy cẩn trọng, lá rơi!"

Ơi! Trái tim đơn côi
Trên phố phường xa lạ
Khẽ run trong buốt giá,
Bên khung cửa sáng đèn.
Ở đây, tôi còn ai gọi tên,
Tôi cần ai để vui lên, thân thiết?
Vì sao phải da diết:
"Hãy cẩn trọng, lá rơi?"

Trước đã không cần rồi,
Giờ có gì để mất?
Anh là người thân nhất
Bây giờ bạn cũng không?
Tôi cứ ngẫm trong lòng
Rằng xa anh vĩnh viễn,
Hãy vui lên, vĩnh biệt
Một con người đơn côi!

Thiếu thận trọng ư, hay chỉ trò cười?
Hãy kiên tâm mà vượt qua chờ đợi
Đau đớn quá, dịu dàng tôi đánh đổi
Lời chia tay buồn như mưa rơi...
Cơn mưa đêm ủ ấm lại lòng tôi
Tia chớp nhỏ sáng một thời đã có.
Anh hãy vui lên, hãy làm người hạnh phúc!
Lời chia tay buồn day dứt trong mưa ...
Tôi ra ga vẫn đơn lẻ như xưa,
Tôi từ chối những người tiễn biệt,
Tôi không biết nói cùng anh đến hết
Nhưng bây giờ chẳng muốn nói gì thêm...
Lối nhỏ tràn bóng đêm,
Tấm biển trên lại nhắc
Hỡi những người cô độc:
"Hãy cẩn trọng, lá rơi!"

(Thu Hà)

Mùa lá rụng 

Mùa thu ở Mátxcơva người ta thường treo những tấm biển trên các đại lộ, với dòng chữ: "Hãy cẩn trọng, lá rơi!"

"Mùa thu, mùa thu Matxcơva
Đàn sếu bay trong chiều sương khói toả,
Khu vườn cũ đỏ vàng muôn sắc lá,
Những tấm biển treo dọc trên phố xa
Nhắc những người đi qua
Đơn lẻ hay sóng đôi:
"Hãy cẩn trọng, lá rơi!"
Ơi! Trái tim đơn côi
Trên phố phường xa lạ
Khẽ run trong buốt giá,
Bên khung cửa sáng đèn.
Ở đây, tôi còn ai gọi tên,
Tôi cần ai để vui mừng, thân thiết?
Vì sao phải da diết:
"Hãy cẩn trọng, lá rơi?"
Trước đã không cần rồi,
Thì còn chi để mất?
Anh là người thân nhất
Bây giờ bạn cũng không?
Tôi cứ ngẫm trong lòng
Rằng xa anh vĩnh viễn,
Hãy vui lên, vĩnh biệt!
Một con người đơn côi.
Thiếu thận trọng ư, hay chỉ trò cười?
Hãy kiên tâm mà vượt qua chờ đợi
Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi,
Lời chia tay buồn như mưa rơi...
Cơn mưa đêm ủ ấm lại lòng tôi
Tia chớp nhỏ sáng một thời đã có.
Hãy vui lên, dẫu đường đời đôi ngả
Lời chia tay buồn như mưa rơi...
Tôi ra ga lặng lẽ một mình thôi
Tôi từ chối những người tiễn biệt,
Tôi không biết nói cùng anh đến hết
Nhưng bây giờ chẳng biết nói gì thêm...
Lối nhỏ tràn bóng đêm,
Tấm biển trên lại nhắc
Hỡi những ai cô độc:
"Hãy cẩn trọng, lá rơi!"

(Thu Hà)

*Bài đăng lần đầu ngày 12/1/2012 trên blog cá nhân của người dịch.

38 nhận xét:

  1. Листопад

    Ольга Берггольц
    Осенью в Москве на бульварах вывешивают дощечки с надписью "Осторожно, листопад! "

    Осень, осень! Над Москвою
    Журавли, туман и дым.
    Златосумрачной листвою
    Загораются сады.
    И дощечки на бульварах
    всем прохожим говорят,
    одиночкам или парам:
    "Осторожно, листопад!"
    О, как сердцу одиноко
    в переулочке чужом!
    Вечер бродит мимо окон,
    вздрагивая под дождем.
    Для кого же здесь одна я,
    кто мне дорог, кто мне рад?
    Почему припоминаю:
    "Осторожно, листопад!"
    Ничего не нужно было,-
    значит, нечего терять:
    даже близким, даже милым,
    даже другом не назвать.
    Почему же мне тоскливо,
    что прощаемся навек,
    Невеселый, несчастливый,
    одинокий человек?

    Что усмешки, что небрежность?
    Перетерпишь, переждешь...
    Нет - всего страшнее нежность
    на прощание, как дождь.
    Темный ливень, теплый ливень
    весь - сверкание и дрожь!
    Будь веселым, будь счастливым
    на прощание, как дождь.
    ...Я одна пойду к вокзалу,
    провожатым откажу.
    Я не все тебе сказала,
    но теперь уж не скажу.
    Переулок полон ночью,
    а дощечки говорят
    проходящим одиночкам:
    "Осторожно, листопад!"

    Trả lờiXóa
  2. Có lẽ bản TN ở đây phải ngắt khổ đúng nguyên bản từng 8 dòng,như thế này chăng :

    Листопад

    Ольга Берггольц

    Осенью в Москве на бульварах вывешивают дощечки с надписью "Осторожно, листопад! "

    Осень, осень! Над Москвою
    Журавли, туман и дым.
    Златосумрачной листвою
    Загораются сады.
    И дощечки на бульварах
    всем прохожим говорят,
    одиночкам или парам:
    "Осторожно, листопад!"

    О, как сердцу одиноко
    в переулочке чужом!
    Вечер бродит мимо окон,
    вздрагивая под дождем.
    Для кого же здесь одна я,
    кто мне дорог, кто мне рад?
    Почему припоминаю:
    "Осторожно, листопад!"

    Ничего не нужно было,-
    значит, нечего терять:
    даже близким, даже милым,
    даже другом не назвать.
    Почему же мне тоскливо,
    что прощаемся навек,
    Невеселый, несчастливый,
    одинокий человек?

    Что усмешки, что небрежность?
    Перетерпишь, переждешь...
    Нет - всего страшнее нежность
    на прощание, как дождь.
    Темный ливень, теплый ливень
    весь - сверкание и дрожь!
    Будь веселым, будь счастливым
    на прощание, как дождь.

    ...Я одна пойду к вокзалу,
    провожатым откажу.
    Я не все тебе сказала,
    но теперь уж не скажу.
    Переулок полон ночью,
    а дощечки говорят
    проходящим одиночкам:
    "Осторожно, листопад!"

    Rất thích thú đọc bản dịch này của TH.

    KHi được đọc bản dịch của NT Bằng Việt, tôi cũng có mấy điểm 'lăn tăn' :
    1)câu : "Осторожно, листопад!" là có ý nhắc bảo vệ cho 'người' : cẩn thận vì lá có thể rơi trúng.
    Bản dịch của BV là nhắc người bảo vệ cho cây:
    "Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
    bảo vê 'người' phù hợp với tâm cảnh của bài thơ hơn và đúng với thực tế hơn.
    2) Ở khổ 2,câu :
    "вздрагивая под дождем." là một chi tiết đắt nói lên sự cô đơn lạnh lẽo của nhân vật nữ ko thấy được dịch đúng.'Run rẩy dưới mưa' (đó là người nữ trong bài thơ)
    3) khổ 3 :
    Ничего не нужно было,-
    значит, нечего терять:
    даже близким, даже милым,
    даже другом не назвать.

    Dịch sát nghĩa sẽ 'cay đắng','chua chát' hơn nhiều so với :
    "Anh từng ở đây, từng là người thân nhất
    Sao phút này làm người bạn cũng không? "

    4)khổ 4:
    "Что усмешки, что небрежность?
    Перетерпишь, переждешь...
    Нет - всего страшнее нежность"

    câu này bản dịch của BV rời quá xa nguyên gốc.
    "Нет - всего страшнее нежность" ,ý là 'không-sự dịu dàng mới là đáng sợ hơn tất cả' (chứ những cái kể ra trước đó, chưa là cái gì cả) khác hẳn với
    "Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi " (mặc dù đây là một câu hay,nổi tiếng và đặc trưng)

    Bài thơ này nói lên cái tâm trạng cay đắng chua chát bị dốn tới đỉnh điểm của người phụ nữ,buộc phải tới cuộc chia tay vĩnh viễn với người đàn ông của mình,nhưng cũng toát lên được nghị lực,bản lĩnh phi thường vượt qua thời khắc khó khăn nhất của tâm thế bà.
    Dịch cần và phải bám sát theo ý tứ đó của bài thơ. TG là Ольга Берггольц nổi tiếng nên càng cần dịch sát ý,sát nghĩa tác phẩm hơn các trường hợp khác.

    Trả lờiXóa
  3. Cam on hai "chien Gia " TN. Em qua thich Cau: diu dang... Do trong ban dich nen be vao nguyen ven co y ton trong ban quyen TG. Nhung voi ban goc thi y cua Anh TL moi la dung. Ben blog Em co Sua lai Cau nay. Du bi Che la ban dich chua hay, Em van mong muon chuyen tai dung y nghia ma TG mong muon GUI den ban doc. Dich bt nay TH, ngoai chut TN va T.Y voi Onga con co chut du vi cua mot ke Lang thang khap cac goc pho Moc. Chi de co quen Di mot nguoi. Nhung rung dong cua TG rat giong voi nhung Xot xa ma TH da trai qua. Do la su gan GUI cua tho voi doi! Thu Ha

    Trả lờiXóa
  4. Trong khi chờ đợi các chuyên gia về tiếng Nga thẩm định tính chính xác của bài thơ dịch so với bản gốc, TP xin phát biểu cảm tưởng về bài thơ dịch này. Thông thường khi dịch một bài thơ quá nổi tiếng, nhất là trước đó đã có một bản dịch cũng quá nổi tiếng sẽ làm cho dịch giả không khỏi ái ngại. Nếu bản dịch không hay thì như các nhà phê bình thường nói: "Quét vôi lên toà lâu đài lộng lẫy". Chị Thu Hà dịch bài thơ này chắc không phải vì muốn nổi tiếng, muốn thử sức mình, muốn so sánh với bản dịch của nhà thơ Bằng Việt mà như chị nói là vì tình yêu với bài thơ và trong bài thơ có bóng dáng tuổi trẻ của mình. Cảm xúc chung của tôi là bản dịch này hay lắm, thơ lắm! Một lần nữa, chị đã thể hiện khả năng dịch thơ Xô - viết của mình.

    Trả lờiXóa
  5. Ý kiến về khổ thứ 3 của bài thơ

    Khổ 8 chữ thứ 3 của bài thơ là:

    "Ничего не нужно было,-
    значит, нечего терять:
    даже близким, даже милым,
    даже другом не назвать.
    Почему же мне тоскливо,
    что прощаемся навек,
    Невеселый, несчастливый,
    одинокий человек? "


    Bản dịch của BV :

    "Nếu không có gì ao ước nữa trong tôi
    Thì có nghĩa chẳng còn gì để mất
    Anh từng ở đây, từng là người thân nhất
    Sao phút này làm người bạn cũng không?
    Tôi chẳng hiểu sao cứ ngùi ngẫm trong lòng
    Rằng sẽ phải xa anh vĩnh viễn
    Anh - con người không vui, con người bất hạnh
    Con người đi cô độc quá trong đời
    "


    Bản dịch của TH :

    "Trước đã không cần rồi,
    Thì còn chi để mất?
    Anh là người thân nhất
    Bây giờ bạn cũng không?
    Tôi cứ ngẫm trong lòng
    Rằng xa anh vĩnh viễn,
    Hãy vui lên, vĩnh biệt!
    Một con người đơn côi.
    "


    Đều dịch tương đối sát nghĩa với nguyên bản TN về tổng thể .

    Ý của khổ thơ này,theo tôi hiểu có thể mô tả như sau :

    " một khi đã không cần nhau nữa/ thì cũng nghĩa là cũng chẳng có gì (đã có giữa chúng ta)để (được coi là) mất/Kể cả những thân thiết,kể cả những yêu thương (hồi trước)/
    Và cả những điều không gọi thành tên được/Ấy vậy mà tại sao tôi vẫn thấy bùi ngùi/ (khi nghĩ) rằng sẽ chia tay vĩnh viễn/
    (dẫu với) một người (chẳng còn gì hấp dẫn)âu sầu,bất hạnh,cô quạnh như anh,vì sao?

    Khổ thơ này nói lên sự dằn vặt nội tâm do mâu thuẫn giữa lý trí và con tim trắc ẩn của nhân vậtnữ.
    Có một chút tiêng tiếc,là cả 2 TG đã dịch câu thứ 3,4 (trong khổ) hơi khác đi.Thành ra bớt một chút nét sâu sắc của mâu thuẫn nội tâm của nhân vật nữ và cũng bớt mất một chút sự 'chặt chẽ','liền lạc về cấu tứ của khổ này.
    Tuy nhiên đấy chỉ là điều 'giá mà...' theo cảm nghĩ chủ quan của tui thôi. :)

    Trả lờiXóa
  6. Mùa lá rụng
    Ольга Берггольц
    ,I.
    Mùa thu ở Mátxcơva người ta thường treo những tấm biển trên các đại lộ, với dòng chữ: "Xin cẩn trọng, đang có lá rơi!"

    Mùa thu,mùa thu! Trên thành Maxcơva
    Chim sếu bay và khói tỏa,sương mù.
    Những khu vườn bừng lên cháy rực
    một mầu lá cây dát đậm sắc vàng .
    Những tấm biển men theo đại lộ,
    Nhắc người đơn độc qua đường
    Và cả những lứa đôi sánh bước:
    “Xin cẩn trọng ,đang có lá rơi!”

    Ôi, cô đơn làm sao
    trái tim bơ vơ nơi ngõ lạ
    Chiều vội về thắp đèn qua ô cửa
    Chỉ có mình , run rẩy dưới mưa .
    Bởi ai ,mà tôi tới nơi đây đơn độc.
    Có ai còn để tôi quí,tôi vui?
    Sao vắng lặng,vẫn chỉ lẻ loi lời nhắc :
    “Xin cẩn trọng ,đang có lá rơi!”

    Dẫu vẫn biết,
    Đã không còn cần nhau hơn nữa,
    Cũng nghĩa là chẳng có gì để mất,không còn :
    kể cả những ngọt ngào,gần gũi
    Và cả những điều không gọi thành tên,
    Vậy mà sao tôi vẫn ngậm ngùi,day dứt
    rằng xa anh vĩnh viễn lần này,
    một người cô độc,âu sầu,bất hạnh,
    Bởi tại ai… ?

    Nụ cười mỉa mai là gì,vẻ khinh khi là gì ?
    mà anh quá nhẫn nhục chờ qua cơn khổ sở...
    Không- sự dịu dàng mới hơn cả điều đáng sợ.
    Giống như cơn mưa rào bức bối ,xối xả,tối sầm
    cũng run rẩy, sáng òa trong quầng tia chớp !
    Thì anh ,hãy gắng vui lên,gắng tìm hạnh phúc
    Lóe sang lên,một lần
    Như chớp trong mưa..


    Tôi một mình trở lại nhà ga
    Và khước từ người đi đưa tiễn
    Tất cả với anh ,tôi chưa nói hết
    còn bây giờ ,nói nữa làm gì
    Ngõ nhỏ tràn ngập bóng đêm,
    Đường về đơn độc
    Chỉ còn lời nhắc :
    “Xin cẩn trọng ,đang có lá rơi!”

    03/2012
    TuaLinh dịch

    Trả lờiXóa
  7. Chúng ta đã biết OB chừng 30 năm trước với " sự giao duyên " cùng Borits Kornilop qua 2 bài thơ nổi tiếng của họ : " Cuộc đời ( vô đề ) " & " Chuyện 10 năm trước " : Chỉ có một lần thôi / Em hỏi anh im lặng / Thế mà em hờn giận / Để chúng mình chia tay ....
    Vậy đấy , là 1 người phụ nữ can trường , đã trải qua bao vất vả , nhọc nhằn & cả đắng cay tột cùng nữa của oan khiên tù tội - nhưng trước hết & trên hết , OB còn là 1 phụ nữ với ý nghĩa thiêng liêng , cao đẹp nhất của từ này với những dỗi hờn ngọt ngào đượm mãi trong thi ca .
    Thơ của OB đầy nữ tính mà ko thiếu vị can trường , dũng cảm - cái thường đc vô tình dấu kín bởi nhiều nhà thơ nữ khác .

    " Mùa lá rụng " là 1 thí dụ .
    Mùa thu - lá rụng , đó là qui luật của đất trời - mà tạo hóa sinh ra , phải chăng để làm đẹp cho thiên nhiên vạn vật :
    ...Mùa thu , mùa thu Maxcova
    Đàn sếu bay trong chiều sương khói tỏa
    Khu vườn cũ đỏ vàng muôn sắc lá ...
    Còn với con người thì sao ? - phải chăng " sự chia ly " cùng triết lí & hệ lụy của nó cũng là 1 qui luật mà ta phải chấp nhận - với những suy nghĩ , dằn vặt chẳng dễ chịu tí nào .
    Có thể nói đây là " Luận văn " nổi tiếng về sự chia xa - luận văn về 1 trong những đớn đau nhất của tình đời - sự chia cắt : Dẫu vẫn biết / Đã không còn cần nhau hơn nữa / Cũng nghĩa là chẳng còn gì để mất , ko còn / Kể cả những ngọt ngào gần gũi / Và cả những điều ko thể gọi thành tên ...
    Có thể lắm , họ đã là bạn thân , hoặc giả là tình nhân chăng nữa ... nhưng cuộc đời , cuộc đời vốn lắm trớ trêu , chỉ vì 1 lẽ thôi ... nhiều khi cái lẽ đó nhỏ bé & vô lí lắm ... vậy mà họ vẫn chia xa .
    Tình đời vô thường như vậy đấy , nên tốt nhất là ta nên bình tĩnh đón đợi - sự bình thản & sức chịu đựng ( trong hiểu biết ) phải chăng là cứu cánh của mỗi chúng ta trong cõi tạm này !!!!.

    Trả lờiXóa
  8. Anh HDT, cái còm triết lý của anh lúc nào cũng thật đặc biệt.Phải có những cảm nhận rất...thơ mới viết ra được những dòng chữ đầy nhân vân như thế.Thật đáng nể phục, cảm ơn anh!

    Trả lờiXóa
  9. Thu Hà : Với những bài thơ như " Mùa lá rụng " - tác dụng trước hết với ta , phải chăng là sự gột rửa tâm hồn ...?
    Rất cảm ơn vì bao giờ anh cũng đc cô ưu ái , thưởng cho những lời khen " ngọt như mía lùi " !!! - thật tuyệt trong những ngày lạnh giá Bắc kì này .

    TL : " Hãy cẩn thận ! Lá rụng " - đúng là lời nhắn nhủ của những nhân viên mẫn cán của Công viên cây xanh Maxcova với cư dân thành phố .
    Nhưng câu chuyện ở đây , theo tôi lại hoàn toàn khác .
    Không phải vô cớ mà OB lại đặt tên bài thơ như thế ... rồi cuối mỗi đoạn đầy tâm sự , " Nàng " lại nhắc thêm - hoàn toàn có chủ ý .
    Với ai đó không biết , chứ với nhà thơ , với bao bạn trẻ lứa tuổi đang yêu khác : " Cẩn thận ! Mùa lá rụng " mang đến 1 thông điệp khác , lung linh rạo rực hơn rất nhiều ... chứ ko chỉ khô khan , nặng mùi hành chính như ta tưởng .

    Không tin cứ hỏi Thu Hà : " ...Chỉ để cố quên đi một người " ... " giống với những xót xa mà TH đã trải qua " !.
    Theo 1 nghĩa nào đó , TH thật hạnh phúc !.

    Trả lờiXóa
  10. @ TH: Tớ định im im để nghe các chuyên gia luận bàn. Vậy mà nghe cậu và a HDT "8" không "nhịn" được lại lên tiếng. :)
    Lúc đầu tớ cũng không thích cái tựa đề "Lá rơi" của cậu. Định có ý kiến song lại thôi. A HDT hoàn toàn có lý. Bài thơ của OB đâu phải nói đến hiện tượng thiên nhiên: Mùa lá rụng như trút ở đường phố Matxcova mỗi độ thu về. Với những người cô đơn nhìn lá rụng để cố quên đi một mối tình, còn với những lứa đôi hạnh phúc nhìn lá rụng để cẩn trọng tình yêu nồng thắm có thể sẽ lụi tàn như những chiếc lá úa đang rơi.
    Có vẻ như A HDT cũng đã từng có nhiều phút giây thật...giống cậu nên lắm lúc a ấy cứ như "đi guốc" trong đầu bạn đọc ấy nhỉ. :))

    @ A HDT: Em cũng "vỗ tay" theo TH. Còm của anh thật xuất sắc. :)

    @ A TL: Có vẻ như anh còn thiếu một chút trải nghiệm gì đó theo kiểu của OB nên bản dịch của anh rất sát nhưng chưa làm cho người đọc (là em đây) xúc động như bản dịch của TH (bản dịch LÁ RƠI). Sozi vì em so sánh, nhưng đọc thơ không thể không liên tưởng.
    PS: Đọc còm này của em xong đừng có mà tự ái delete bản dịch của mình đi đấy nhé. Biết đâu lại có người khen nức nở. :)

    Trả lờiXóa
  11. TL : Xin thay mặt ace quân khu Nam Đồng gửi tới cậu lời xin lỗi : em HT trót dại "...anh còn thiếu 1 chút trải nghiệm gì đó " ... ha ha !!!
    Dám chê Tiến sĩ tự đông là " ko hiểu gì về điện " - thế thì bằng " mua " à ???

    Chả là ( chắc ) mấy hôm trước chồng em nó " trúng mánh " ( sổ số gì đó )- nổi cơn hứng , chót chiêu đãi vợ món " gan báo " ... nên em nó trót dại ... xin đại ca lượng thứ .

    Trả lờiXóa
  12. @HT: Ô...ô...ô..ko xóa!ko xóa!...
    e khỏi lo 'bò a trắng răng' !:)

    Ngay từ đầu a đã rất thích bản dịch của TH;phần vì chất lượng,thời gian gần đây,ngày mỗi ngày 'ngòi bút'thêm 'chắc',bản sắc riêng dần hiện rõ cái avatar như 'cần phải là thế';phần vì cách dẫn tới bản dịch của TG TH,đây là một bản dịch 'ấp ủ', tâm huyết từ lâu,trải qua trăn trờ riêng..và cuối cùng đã ra đời với danh xưng rõ ràng -như là một tấm gương 'vượt qua chính mình' ko phải vì tài năng chưa đủ mà vì nét tính cách... giống O.B.:)

    ' Lời chê,lời khen đã là qúi báu,
    nhưng điều chẳng nói ra mới nâng
    cánh ta bay'
    hi...hi...(AQ)

    HT,theo e cuối cùng thì O.B muốn gửi một thông điệp gì qua bài thơ ?

    'Lá rơi' ko phải là điều tồi tệ,mà là việc đảm bảo 'sinh tồn' của cây, hoàn toàn thuận lẽ tự nhiên: ko rụng lá, cây sẽ chết ko thể sống qua mùa đông giá lạnh vì lá làm mất thân nhiệt.
    Những nhà thơ bậc thầy như O.B ko bao giờ sử dụng 'hình thức' bề ngoài ko bản chất của sự vật để 'tải' ý chính.Vì vậy ở BT này,bản thân hiện tượng 'lá rơi' ko đóng vai trò gì để ám chỉ sự 'tan vỡ','chia lìa', 'tiếc thương'....gì cả e à.
    Vì vậy nếu dịch theo hướng 'nâng niu' cây để lá bớt rụng là' trật đường rầy' mặc dù có vẻ 'nhân văn'.

    Trả lờiXóa
  13. @ A TL: Thì a HDT đã nói rồi còn gì. "...cuộc đời vốn lắm trớ trêu, chỉ vì 1 lẽ thôi...nhiều khi cái lẽ đó nhỏ bé & vô lí lắm...vậy mà họ vẫn chia xa.
    Tình đời vô thường như vậy đấy, nên tốt nhất là ta nên bình tĩnh đón đợi - sự bình thản & sức chịu đựng (trong hiểu biết) phải chăng là cứu cánh của mỗi chúng ta trong cõi tạm này!!!!."

    @ A HDT: Em lại nói sai rồi à? Em biết a TL học ở Nga, còn chuyện trải nghiệm theo kiểu OB thì em đâu có biết. Chỉ ai đã từng phải cố quên đi một người như bà mới hiểu được tâm trạng của bà lúc đó. Em chỉ dựa vào bản dịch của a TL mà đoán mò vậy thôi. Mà a ấy có giận đâu, vậy suy ra chắc là em đoán đúng. :)

    Trả lờiXóa
  14. @HT : Đấy là ý kiến a HĐ.Ko có nhẽ HT 'núp' bóng a HĐ?
    Có thể a đặt câu chưa thật rõ,vậy thì 'từng bước' nhé.
    Bước 1:
    - Cuộc chia tay mô tả trong BT có gì đặc biệt (hoàn cảnh,tình tiết)?
    (Ko có lẽ O.B lại 'nói' về một 'vẻ' của cuộc chia tay nam-nữ-như bao BT 'bình dân' khác đã mô tả ).

    A sẽ trả lời 'đoán mò' của HT đúng hay sai ngay sau khi có câu trả lời theo chính suy ngẫm của HT: thực ra 'cuối cùng thì O.B muốn gửi một thông điệp gì qua bài thơ ?'

    PS: he...he,nếu thấy 'chịu' thì cứ nói nhé. (có 3 quyền trợ giúp : nhờ tư vấn 'tại chỗ','gọi điện' cho bạn và 50/50)
    chúc thành công.

    Trả lờiXóa
  15. Chào cả nhà, theo cảm nhận của TH thì OB đã làm được cái việc nên làm là thà chia tay để day dứt, để nhớ và tiếc còn hơn là cố níu kéo để suốt ngày phải hỏi:Đi đâu về? Sao tháng này lại có mỗi từng này(tiền)? hoặc cô vừa đứng nói chuyện với ai thế? Hoặc tệ hơn là :lại nốc ở đâu về thế, ông tướng? Đấy, ngần ấy câu có câu nào cho vào văn thơ được thì nhờ các anh chị làm hộ vài câu thơ nhé, chứ TH thì chịu!Đời thường cũng đáng thương lắm, hehe!

    Trả lờiXóa
  16. " Những đàn sếu bay qua . Sương mù và khói tỏa
    MAXCOVA LẠI ĐÃ THU RỒI !
    Bao khu vườn như lửa chói ngời
    Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ "

    Đây là những dòng của dịch giả B.V - sáng tạo , tinh tế ... rất thành công - thể hiện đẳng cấp của " nhà O.B học ".

    Có lẽ , hơn hẳn những người khác , B.V hiểu rằng Mùa thu đối với O.B có 1 vị trí đắc biệt ... nên mỗi độ thu về , bà xúc động như GẶP LẠI 1 người bạn thân thiết , từng sẻ chia biết bao kỉ niệm : một chút mừng rỡ , một chút nghẹn ngào , thu đến thu đi đều để lại dấu ấn , ngập tràn bao kỉ niệm .

    MÙA HÈ RỚT
    ( O.B )

    Có một mùa thu trong sáng diệu kì
    Sức nóng êm ru , màu trời không chói
    Mùa hè rớt cho những người yếu đuối
    Cứ ngỡ ngàng như lúc mới vào xuân

    Trên má mơ hồ tơ nhện bay giăng
    Se sẽ như không , nhẹ nhàng phơ phất ...
    Lanh lảnh bầy chim bay đi muộn nhất
    Hoa cuối mùa sặc sỡ lo âu

    Những trận mưa rào đã tắt từ lâu
    Tất cả thấm trên cánh đồng lặng sẫm
    Hạnh phúc ít hơn mắt nhìn say đắm
    Ghen tuông dù chua chát ... có thưa hơn

    Ôi cái mùa độ lượng rất thân thương
    Ta tiếp nhận , vì ngươi sâu sắc quá
    Nhưng ta nhớ , trời ơi ta vẫn nhớ
    Tình yêu đâu ? Rừng lặng ... bóng sao im ...

    Sao ơi sao , sao sắp lặn vào đêm
    Ta biết lắm , thời gian đang tiễn biệt
    Nhưng mãi đến bây giờ ta mới biết :
    Yêu thương - Hờn giận - Tha thứ - Chia ly ...

    Trả lờiXóa
  17. @HĐ :
    " Những đàn sếu bay qua . Sương mù và khói tỏa
    MAXCOVA LẠI ĐÃ THU RỒI !
    Bao khu vườn như lửa chói ngời
    Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ "

    (BV)

    Tôi 'cảm' như thế này :
    Cảnh và vần điệu khổ thơ-tuyệt !

    Câu "MAXCOVA LẠI ĐÃ THU RỒI !" với dấu chấm than '!'như là một lời thốt lên, rằng 'thê là Mat đã mùa thu'.

    Tôi nhớ (mong là ko nhầm) : 'Mùa thu vàng' hay 'Mùa lá rụng' chỉ xuất hiện ở giai đoạn 'cuối thu' (thu muộn), khi tiết trời lạnh dần vào chiều tối cho tới sáng sớm hôm sau. Sương mù xuất hiện do hiện tượng ngưng tụ của KK gặp nhiệt độ thấp.Lá cây chuyển sang mầu vàng hoặc mầu đỏ,rồi rụng dần. Những đàn Chim sếu bắt đầu lục tục nối nhau bay về Phương Nam để tránh rét mùa đông... gần như cả thiên nhiên chuyển động chờ Mùa động giá lạnh sắp tới.
    Quá trình 'chuyển mùa' này chỉ xẩy ra cuối thu,cả mùa thu trước đó cây cối vẫn xanh tươi,khí hậu mát mẻ, bầu trời sáng sủa,nắng trong...
    Đã cuối thu,thì một câu thán từ kiểu như 'chợt nhận ra mùa thu đã đến' xen vào,liệu có 'hợp lý' ko ?

    Và trong bản TN ko thể hiện cảm xúc như vậy.
    Cái 'hay' chủ quan của cảm xúc DG 'áp' vào bản dịch quá rõ. mặc dù 'sửa' một chút thì cái 'hay' ấy vẫn có mà 'ăn nhập'(và cần phải như thế) với mạch thơ bản gốc.
    Chẳng hạn :

    "MAXCOVA THU LẠI ĐÃ MUỘN RỒI !"

    Ở đây ko phải là cố ý 'soi-chẻ' một bản thơ-dịch đã rất nổi tiếng, để ngầm 'thể hiện' trình người phát biểu cũng...'vào tầm...' :)
    Mà có vẻ chúng ta đang 'động' tới 'cái gọi là' : tính 'hợp lý' của mô tả 'cảm xúc' trong thơ, có cần hay ko?
    Cũng như 'cái gọi là' 'tính liền lạc' của nội dung một bản thơ dịch có ý nghĩa NT thế nào, sẽ là những vấn đề có thề thảo luận rất lý thú.

    Cũng chẳng để làm gì,chỉ nhằm giúp nhau trau dồi tri kiến cho sáng tác và dịch thơ thôi - trong khuôn viên Vườn TT này. :)

    Trả lờiXóa
  18. Rất hay ! TL .
    Đó là 1 lời " thốt " lên - như tự sự , với chính mình : một mùa thu lại tới , Ôi mùa thu , mùa thu huyền diệu !!!

    Cậu nhớ đúng , thu muộn là như thế , chỉ 1 hoặc 2 tuần cuối tháng 9 ...và nếu ta hiểu mùa thu ở đây O.B muốn nói chỉ là lúc này - mùa thu vàng , lá rụng - cái biểu tượng đặc sắc nhất của mùa thu .
    Cái chữ " ...lại đã ... " theo mình " đắt " vô cùng : vừa hơi bất ngờ , mừng rỡ , có chút nghẹn ngào , bối rối như gặp lại người bạn cũ có nhiều duyên nợ với mình vậy ...
    Đó là công lao của B.V , " ÁP " đấy nhưng đầy nghệ thuât , sáng tạo - rất tinh tế & có hồn - ko đụng chạm quá mạnh tới nguyên tác .

    Bản dịch của câu , có lẽ , do bám sát quá bản gốc về câu chữ , làm cho độc giả " hiểu " rõ & kĩ bài thơ , nhưng lại khó " cảm " - mà với thơ : " cảm " quan trọng hơn " hiểu " rất nhiều ... he he !!!

    Đề bài cậu ra cho HT hay đấy mà cũng khó đấy , ko biết cô em có trả bài đc ko ???

    Trả lờiXóa
  19. TL : Xin viết thêm :
    - Nên hiểu cái mùa thu của O.B là mùa thu thi ca , mùa thu của nghệ thuật , sắc màu ... chứ ko phải của bộ môn khí - tượng - học & dự báo thời tiết . Có lẽ như vậy thuận lợi hơn trong nhiều trường hợp " tác nghiệp " cậu ạ .
    - Mình chẳng biết 1 ngoại ngữ nào sâu cả , nhưng vẫn hình dung được dich & nhất là dịch thơ thì nó nhọc nhằn , gian khổ đến thế nào . Về v/đ này ta nên đọc kĩ bài viết của cô giáo Phương Phương ( link của HT trong bài Đợi anh về ) mình thấy có nhiều bổ ích : dịch là sáng tạo 1 lần nữa & sự cân đối phải như thế nào giữa nguyên tác & phóng tác ... , cái mà ta phải tự định lượng bằng cảm giác cá nhân mà chẳng có công thức chung nào - thế mới khó .

    - Bản thân B.V có lẽ vẫn chưa thật ưng ý bản dịch này (?) , khi ông nói đó là những bản dịch chập chững ban đầu khi mới nắm vững tiếng Nga & đó là bản dịch " phóng ".
    Mà thực vậy , mình cũng thấy có chỗ khó hiểu , " tối nghĩa " - nếu ko nói là ... lởm khởm !!! " ... cứ ngùi ngẫm trong lòng " , " con người không vui , con người bất hạnh " ... " thiếu cẩn trọng chăng , hay chỉ đáng nực cười " ... khó hiểu & đa nghĩa đến mức nhà văn ( chuyên nghiệp ) TC lại liên tưởng tới v/đ chính tri - mà như mình hiểu thì ở đây chỉ là không gian của 2 chữ : Tình yêu hoặc dỗi hờn .

    Trả lờiXóa
  20. Xin chúc mừng Thu Hà đã có hai bản thơ dịch rất thành công. TP thích bản đăng lần sau hơn. Sự thành công bao gồm cả nội dung và nghệ thuật. Chắc dịch giả không ngờ mình lại thành công đến thế!

    Trả lờiXóa
  21. O.B viết bài thơ " Mùa lá rụng " năm 1938 , khi chỉ mới đây thôi ( 1937 ) - người chồng đầu tiên của bà Borit Cornilop bị bắt với tội danh " kẻ thù của nhân dân " . Chả là ông mới trình làng bài thơ " Những ngày cuối cùng của Ki-rốp " ( UVBCT DCSLX - Bí thư Leningrag ). Đây là vụ ám sát chính trị , động chạm đến những lãnh tụ cao nhất , cực kì nhạy cảm nên B.C dính đòn là điều ko lạ .

    O.B đến Maxcova trong hoàn cảnh như vậy , thì ko thể như ai đó nói là " đi thăm lần cuối & vĩnh biệt người tình " được .

    Khổ thơ đầu - Maxcova kiều diễm với mùa thu vàng ... và lời cảnh báo " cẩn thận - lá rơi " CHO NHỮNG ĐÔI LỨA ( dang hạnh phúc ) & những KẺ ĐƠN CÔI !. Đúng là 1 cảnh báo ko bình thừơng , vì sự nhấn mạnh của nó chỉ cho 2 đối tượng trên .

    Từ khổ thơ sau trở đi hoàn toàn khác : không còn nắng dát vàng khắp nơi chốn thiên nhiên nữa , mà là mưa , là rét mướt đơn côi , là ánh đèn le lói bên khung cửa , là dằn vặt với bao nỗi chia xa ...

    Đọc nhiều lần , rất kĩ bản dịch của TL , mình mới ngờ rằng : đây là những lời thở than , dường như trách móc người chồng của mình : em đã nói mà anh cứ ương bướng , chẳng nghe ... dây dưa vào chính tri làm gì cho ra nông nỗi này ...
    Và bà ngộ ra cái mong manh của hạnh phúc lứa đôi - rộng ra là cái mong manh của niềm vui sông , của kiếp người ... & nhân loại ơi , hãy biết quí trọng những gì mình đang có , dù nó nhỏ bé vô cùng .

    Nói đến đây mới cảm phục ông bạn Trường Chiến ví cái linh cảm nhạy bén của nó .
    Cũng rất cám ơn TL vì nhờ cậu tôi mới " hiểu thêm " đc bài thơ , tự trả lời được câu hỏi đã trăn trở từ lâu .

    Trả lờiXóa
  22. Đọc lại 1 cách có hệ thông những cảm nhận cá nhân về bài thơ này mới thấy mình có nhiều sự mâu thuẫn ...
    Có lẽ , nhận thức của cái còm hôm qua cũng chưa phải là kết luận cuối cùng ( với bản thân tôi thôi ) vì vẫn thấy được những yếu tố chưa thật hợp lý .

    Và chợt nhận ra rằng : điều kiện cần của 1 bài thơ hay là nó phải ... khó hiểu ?.

    Đang chờ những ý kiến phản biện của mọi người , cho TT thêm phần sôi nổi .

    Trả lờiXóa
  23. @HĐ : Bài thơ này của O.B ở nguyên bản ko khó hiểu,các hình tượng đều nhằm vào một thông điệp. Vấn đề là người dịch đã cảm đến 'độ sâu' ấy chưa.hay chỉ mới ở mức một câu chuyện kết thúc 'buồn' một chuyện tình.
    O.B là một nhà thơ lãn mạn nhưng trên hết là nhà thơ của những đau đáu dằn vặt nội tâm về số phận nhân tính của con người.
    Chúng ta đã được biết đén thơ của Bà qua một số bản dịch từ hàng chục năm trước chỉ ở thể loại- chủ yếu nghiêng về sắc thái lãng mạn của những ưu tư tình cảm con người.Và vì vậy mà tư nhiên coi đó là phong cách của thơ O.B. Thơ Bà còn có những khúc đoạn 'dữ dội' và 'nặng' nữa. DG mang những 'ngộ nhận' rằng :thơ O.B 'lãng mạn' mọi lúc mọi nơi ,tất sẽ gặp khó khăn để chuyển hóa những khúc,đoạn như thế và có thể dẫn tới những lời dịch 'gượng ép','lủng củng' và 'khó hiểu' về ý của câu thơ dịch chỉ vì cố 'mềm' hóa lời thơ khi chuyển sang TV theo quan điểm của mình.
    Trong bài này có 2 khổ thơ như thế,chứa đựng những sự thật 'đau lòng' ko thể lẩn tránh,những giằng xé nội tâm vì sự nén chặt của sự 'phẫn uất'-nói theo TV là 'vì sao đến nỗi','Bởi tại ai?'. Ở nguyên bản TN,những vần thơ như vậy dịch sát ý,sát nghĩa ko thể mang lại những cảm xúc 'buồn lãng mạn' cho người đọc được.
    Nếu DG và cả người đọc thoát ra khỏi ảnh hưởng của quan niệm tính 'lãng mạn toàn trị' của thơ OB,thì sẽ cảm nhận được rõ ràng nội dung của 2 khổ thơ này. Và sẽ nhận ra rằng :
    2 khổ thơ khó 'nhá' ấy cùng với hình tượng lặp lại 'rải' theo BT của lời nhắc nhở "Осторожно, листопад!" (như HD đã có dự cảm) mang thông điệp gì.
    Chắc chắn ko phải vì sự nâng niu TY đôi lứa.
    Chúng ta cùng nhớ lại : trong hồi ký của O.B sau khi bà ra tù,có câu đại ý : người ta (KGB) lộn trái tôi từ trong ra ngoài, treo ngược lên rồi nói 'sống đi!'.
    Có thể điều này là một gợi ý để cảm được điều gì Bà muốn nói ở BT này chăng?

    Trả lờiXóa
  24. @ A TL: Phải chăng bà muốn nói: "Mọi chuyện đều có thể xảy ra, không chỉ với tôi mà rất có thể cả với bạn nữa đấy. Hãy cẩn trọng. Tuy nhiên nếu điều đó có xảy ra bạn đừng mất tinh thần, hãy bình thản đón nhận nó như một điều tất yếu trong cuộc sống và hãy vượt qua nó để sinh tồn."

    Trả lờiXóa
  25. TL : Mình hiểu cậu muốn nói gì .
    Nhưng đó là O.B , xét về tổng thể , xét xuyên suốt cả cuộc đời - bản thân bị thanh trừng , tù tội , trong chỉ có mấy năm 1937 - 1942 hy sinh cả 2 người chông & 3 đưa con ... quả cảm , hy sinh , vượt qua chính mình để trở thành biểu tượng của Leningrag anh hùng trong 900 ngày bị phong tỏa ...
    Và di sản để lại của bà rất phong phú ( có cả giải thưởng Lenin ) - mà thơ trữ tình chỉ là 1 mảng nhỏ .

    Vấn đề là ở chỗ , bài thơ này bà viết vào năm 1938 khi mới 28 tuổi , ngoài chuyện B.C bị bắt thì những sự kiện khủng khiếp kia chưa xảy ra ...
    Có lẽ , cái đập mạnh nhất vào trái tim nhạy cảm của bà , phải chăng là những sự kiện khủng khiếp của thời kì thanh trừng nội bộ của Stalin - thời kì làm mưa làm gió của KGB ( cao trào giữa những năm 30 thé kỉ trước ).
    Những suy tư nặng nề ngày càng đè trĩu lên tâm hồn nhà thơ , biến bà trở thành 1 người hoài nghi , khó chấp nhận & xa lánh xung quanh .
    Nhưng đó là những năm về sau này , còn lúc này - 1938 - theo mình bà chưa dủ sâu sắc & từng trải để cảm nhận được sự mong manh của chế độ xô viết của Stalin như lá úa mùa thu .

    Trả lờiXóa
  26. @HD : 1938 đã tới đoạn 'bắt và xứ bắn' của cuộc đại thanh trừng rồi.

    Trích Wikipedia:

    ...
    Cuối thập niên 1930, Berggolts liên tục gặp bi kịch trong cuộc sống. Hai con gái của bà là Irina và Maya lần lượt qua đời. Năm 1938 đến lượt Boris Kornilov bị kết án nhầm và bị xử bắn trong giai đoạn cuộc Đại thanh trừng, bản thân Olga Berggolts cũng bị bắt giam vì liên hệ với “kẻ thù của nhân dân”. Năm 1939 bà được trả tự do. "


    Đương nhiên bài thơ náy là một tác phẩm lấy chất liệu từ những sự thật cuộc sống, ko ai có thể nói chắc là O.B kể về một chuyện của mình.(và cũng ko phải sau khi bà đã ra tù, gợi ý ở comm trên chỉ là muốn chú ý tới tính chất khôc liệt của sự đàn áp ở giai đoạn lúc đó)
    Năm 1938 KK 'khủng bố đỏ' đã nặng nề ,O.B viết bài thơ này khi đã chứng kiến những khủng khiếp đã diễn ra ở LX.

    Này nhé :
    - Vì sao nhân vật nữ lại phải lọ mọ một thân một mình tới Mat,trong khi lẽ ra phải ngườc lại ,phải chăng vì 'nàng' muốn cắt đứt,còn 'chàng' thì ko nên 'nàng phải tới thôi? (tất nhiên trừ trường hợp 'chàng' ngồi xe lăn) :)
    - nguyên nhân chia tay-ko rõ (vì ko phải là điều quan trọng mà TG muốn nói đến),nhưng 'chàng' hiện ra như thế nào trong 2 khổ thơ khó gặm kia? Có phải 'chàng' vốn là thế ko?
    Có sự 'tương quan' gì giũa tình thế của 'chàng với câu nhắc của những tấm biển ko?

    Hi hi,nêu chơi mấy 'sắc mắt' để cùng ngẫm nghĩ.
    Theo tôi,'chiều sâu'của BT,nếu có hơn mức thường tình -chính là ở những hình tượng viết ra ở 2 khổ thơ này và việc lặp lại lời nhắc nhở.
    Thôi,ko bàn luận tiếp nữa nhé,có vẻ tiến triển sắp sửa đi về hướng tìm sự 'Đúng-Sai' mất rồi, 'cảm nhận' bài thơ mới là điều cần. Mọi người cứ 'cảm' theo cách của mình là 'khỏe',cuối cùng cũng sẽ tìm ra câu trả lời cho riêng mình.

    Trả lờiXóa
  27. TL : Ừ , thôi , đi xa nữa cũng chả để làm giề .
    Còn 1 điều muốn nói , đó là xứ mệnh của những " phu chữ " , xứ mệnh của những người suốt đời đào bới cùng với ngôn từ - những nhà văn , nhà thơ ... thật thiêng liêng , cao đẹp . Họ đã mang tới và chứng minh đầy sức thuyết phục cho chúng ta cái khôn cùng của trí tuệ , cái khôn cùng của vẻ đẹp thiên nhiên & tâm hồn con người ... làm dậy lên trong mỗi chúng ta niềm vui , lòng tin & khát vọng sống .
    Để rồi đến lượt mình , chúng ta , những kẻ hậu sinh , liệu còn biết làm gì hơn đây , ngoài việc ngă mũ kính chào họ , với lòng biết ơn chân thành , sâu sắc !!!

    Xin khép lại , ở đây , với riêng tôi , một entry đẹp .
    Rất cảm ơn mọi người !.

    Trả lờiXóa
  28. @HD : Nhất trí với kết luận của cậu!
    @HT : Cảm nghĩ của HT đúng rồi.

    Đọc bài thơ này,suy nghẫm và liên tưởng thì a thấy O.B muốn nói là:

    1) Con người ta dẫu có thể rơi vào tình thế bị bao vây cô lập đơn độc tới cùng cực bởi sự phán xét thù địch điên cuồng (liên tưởng,ko có trong BT),thì hãy cố đứng dậy đối diện với nó và gắng vượt qua, đừng đầu hàng để chí khí gẫy vụn mà trở thành một kẻ bạc nhược,khiếp đảm, bất hạnh thê thảm,co rúm lại một cách đáng thương (như nhân vật 'chàng').
    Nhân vật nữ ('nàng') khi tới Mát cũng ở trạng thế cô đơn ko khá gì hơn 'chàng',thế nên mới thảng thốt trong lòng :
    "кто мне дорог, кто мне рад?"
    'Nàng' nhận ra vẻ đẹp sáng rực của 'thu muộn' (khổ 1), nhưng giữa cảnh ấy vẫn như 'một mình'lạnh lẽo đi giữa 'hoang mạc' của sự thờ ơ,vô tình,ko tìm thấy thể hiện ở đâu đó dù chỉ một chút cảm thông (khổ 2). Ko thể trách ai được,vì cuộc sống vốn là thế : nó vẫn diễn ra theo lẽ tự nhiên mặc lòng ta bão tố (hoặc rơi tự do)như thế nào.Tính 'bi kịch' nội tâm được O.B mô tả (cực hay) như thế.
    "Вечер бродит мимо окон,
    вздрагивая под дождем."


    BV dịch :
    "Buổi chiều kéo lang thang mưa giá
    Khẽ rung lên bên khung cửa sáng đèn
    "

    TH dịch:
    "Khẽ run trong buốt giá,
    Bên khung cửa sáng đèn.
    "

    Câu dịch của TH tuy thiếu hình ảnh 'buổi chiều',nhưng 'thần thái' lại sát bản gốc hơn so với câu dịch của BV(BV địch cái 'run rẩy' của người thành cái 'khẽ rung' của ánh nắng chiều tà-rằng hay thì thậm hay nhưng 'lạc')

    Mặc dù vậy,'nàng' khác 'chàng', ở chỗ :
    - còn nhìn thấy tia 'hy vọng' về sự 'nâng niu' con người,dù rằng rất 'mỏng manh' ẩn trong lời nhắc (xuyên suốt BT) trên những tấm bảng gỗ:
    ""Осторожно, листопад!"
    BV dịch :
    "Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng"
    TH dịch:
    "Hãy cẩn trọng, lá rơi!"
    Câu trên hàm ý 'nâng niu' cây.
    câu dưới hàm ý nâng niu' người.
    vậy câu nào ý đúng với nguyên tác của O.B hơn đây?
    - 'Phản kháng' lại thục tại đau khổ,bế tắc của 'phận người' bằng câu hỏi phản biện 'tại sao?'
    "Почему же мне тоскливо..?"
    và qua những câu thơ mô tả trong khổ 3,4.
    Ở khổ 3,có 2 câu :
    "Что усмешки, что небрежность?
    Перетерпишь, переждешь...
    Нет - всего страшнее нежность"

    BV dịch :
    "Thiếu cẩn trọng chăng? Hay chỉ đáng nực cười?
    Thôi, hãy biết kiên tâm, mọi điều đều phải đợi
    Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi "

    Thật tình a ko hiểu ý là gì?
    TH dịch :
    "Thiếu thận trọng ư, hay chỉ trò cười?
    Hãy kiên tâm mà vượt qua chờ đợi
    Đau đớn quá, dịu dàng tôi đánh đổi"
    (bản dịch 1)
    câu "Đau đớn quá, dịu dàng tôi đánh đổi"" là một câu dịch cực hay của TG TH, 'thần thái' sát sàn sạt với ý nguyên bản TN:
    "Нет - всего страшнее нежность"
    - 'can đảm' đối diện và 'dứt khoát' với những gì đã xẩy ra (khổ 5).
    "...Я одна пойду к вокзалу,
    провожатым откажу.
    Я не все тебе сказала,
    но теперь уж не скажу
    ..."

    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  29. (tiếp theo)
    2) tâm hồn của con người là hết sức mỏng manh,rất dễ bị tổn thương,xin hãy luôn luôn nâng niu nó, đừng để nó bị chạm tới dù khẽ chỉ như một chiếc lá rơi vào .
    ""Осторожно, листопад!"
    Đây chính là tính 'nhân bản' trong thông điệp của thơ O.B.
    (ý này ACE mình co thể 'rốt ráo 'vận dụng trong bình lựng thơ đấy.:))

    HT,
    Qua việc 'bình loạn' này,a muốn phát biểu quan diểm cá nhân về việc dịch thơ Nga :
    1. 'Sứ mệnh' của DG là thể hiện lại ở TV nguyên tác cái 'thần khí' bài thơ của TG (đương nhiên là qua cảm nhận của DG cho là 'đúng' nhất), nhằm giúp đọc giả 'thưởng thức', 'hình dung' gần sát,càng 'gần' càng tốt bản sắc nghệ thuật,bút pháp và ý tưởng của TG như nó 'hiện hữu' trong nền văn hóa nước họ. Tất nhiên là khó lắm lắm,mong 10 có khi ko được 1.
    Vì vậy DG ngoài 'cảm xúc' khi đọc nguyên bản thì cần phải 'nghiền ngẫm' về ý tứ,tìm hiểu hoàn cảnh ra đời...và những gì liên quan,tối đa có thể được...của bài thơ rồi mới bắt tay vào dịch,hiệu chỉnh,sửa chữa.
    Nếu đơn thuần dịch chỉ dựa trên cảm xúc thì e rằng người đọc (NĐ) sẽ thấy DG nhiều hơn TG,nhất là khi NĐ có thể đọc nguyên bản.
    Hậu quả có thể nữa là DG A dịch TG B,TG C,TG...khác nhau,nhưng na ná như nhau,rút cục ĐG ko cảm biệt được ông khác bà ở chỗ nào,vì 'hơi' của các bản dịch đều mang đậm 'hơi' của DG. Giống như món ăn Ấn độ, phong phú tới mấy người Việt cũng đều thấy vị cay sè với ca-ri.
    2) DG nên tập 'thiền' để có khả năng giảm tối thiểu những 'thiên hướng' chủ quan,ảnh hưởng tới việc 'cảm nhận' bản gốc.
    3) Quan điểm này ko áp dụng cho các DG ở TT,nhưng có thể áp dụng cho việc bình 'thơ dịch',với mục đích 'tốt đẹp' góp phần 'mài dũa' DG thêm sắc sảo.
    4) Có thể các quan điểm vừa trình bầy rất 'tào lao',nhưng...a cứ nghĩ thế đấy! trong khi chờ tiếp thu những quan điểm mới.

    Kết thúc ko thể ko trở lại bài "листопад" một chút.
    Người Đàn Ông ở bài này,quá tệ! Ngược lại người Đàn bà lại đáng khâm phục biết bao!
    Trong KK dư âm hoành tráng vẫn còn của Ngày 8/3,một lần nữa xin Chúc Mừng Chị EM nhân bài thơ "листопад"
    .
    Hy vọng HT và các CE của TT...mát lòng mát dạ nhé!
    :)

    Trả lờiXóa
  30. @ A TL: Ơ, anh còn nợ em một lời hứa.

    Trả lờiXóa
  31. Chào HT và các anh chị! TH gần đây cũng có ăn phải ít thuốc liều có sẵn trong các thực phẩm có xx của NN vì thế bạo gan dịch lại vài bt đã quá nổi tiếng vì đã được dịch hay. Múa rìu qua mắt thợ! Tuy vậy, yêu thơ ko phải là việc của riêng ai. Hơn nữa, TN bây giờ chỉ dành cho những người...hoài cổ.BT Lá rơi của TH dịch mất vài giờ, nhưng có lẽ nghiền ngẫm về nó tương đối nhiều. Tuy nhiên, xin loại bỏ các y/t ct vì đó ko phải là mối quan tâm của TH. Nếu vì thế bản dịch chưa lột tả được cái thâm sâu của bt thì ta cùng hy vọng, sau TH sẽ còn nhiều bạn trẻ yêu thơ khác, cảm nhận, hiểu và có dịp sẽ đề cập đầy đủ hơn,mong là sẽ có dịp!
    Cảm ơn anh TL, HDT và TP đã động viên để TH tự tin hơn khi động chạm đến một vđ rất nhậy cảm này!Cảm ơn bạn HT vì đã kết nối để TN của mình trở lại có hồn như bây giờ.Cách đây ít năm, mình còn bị xấu hổ khi phải gt là mình đã từng học TN đấy!

    Trả lờiXóa
  32. @HT : Ơ,câu trả lời có nằm xen trong hơn 6.000 kí tự ở comm trên rồi đấy! sao cứ phải 'trắng phớ' 'tuốt tuồn tuột' ra thì 'việc này mới xong'? :)
    Nhưng thôi,tàn dư 'uy vũ' của ngày 8/3 vưỡn còn, 'phớ thì phớ'- theo yêu cầu nhé. :)

    HT đúng ở chổ a ko có trải nghiệm chia tay 'thảm khốc' kiểu như trong BT.
    HT sai ở chỗ, cho rằng vì như thế mà ko cảm được BT để có bản dịch làm cô xúc động như của TH.
    Việc xúc động riêng cá nhân của HT cùng với sự 'ko thể ko liên tưởng', xin cứ giữ lấy,nhưng ko thể từ đó để 'tuyên bố' ra về sự trải nghiệm của DG bản dịch mà mình ko ưa. Nếu coi đó là một sự 'thách thức' đầy xúc phạm thì cũng ko có gì là khắt khe.
    Tiếp theo là câu đùa 'đừng xóa' vì tự ái,và cái PS 'biết đâu có người lại khen nức nở' thì đã đi quá xa giới hạn bình thường mất rồi. Nếu gọi đấy là sự mỉa mai,hí hửng và đắc ý thì có gay gắt ko?
    Đương nhiên,có thể đó là việc ko xuất phát từ ý thức cố ý,nhưng nó chính là cái 'bản ngã -sân si' của mình, ko 'định' được, gặp lúc 'bộc phát' ra mà ko biết.

    Có mấy điều a luôn tự nhắc bản thân, chia sẻ cùng HT :
    - Ko lấy 'mình' làm thước đo 'người ' khác.
    - Phát biểu ra ngoài,thế nào cũng được nhưng cần phải có lòng chân thành ở đó.
    - Cái gì mình đã đưa ra 'ngoài thân' thì nó có 'số phận' riêng của nó do 'thiên hạ' quyết định,chớ có 'bám theo' mà toi.
    - Nói được vài câu 'hay',làm được vài việc 'tốt'... là những cái áo, mà các cụ đã dạy 'cái áo không làm nên thầy tu'.

    Câu trả lời này,có nhiều vị 'đắng' ko xái được thì vất đi,có gì có thể dùng thì dùng,từ chối 'cám ơn.
    Hì hì,xong việc này nhé!

    Trả lờiXóa
  33. @HD :
    Cách đây mấy hôm Chí Nhân có yêu cầu một bài hát TN "ЛЕБЕДИНАЯ ВЕРНОСТЬ" (bên blog K3) . Nhạc và lời rất hay,được giọng Potapy thể hiện nên lại càng 'chết'.
    Thế dek nào mà tui cứ bị BH 'ám ảnh', ông ạ.
    Nội dung BH thuộc thể loại 'kêu gọi bảo vệ sinh thái động vật cảnh thiên nhiên'- chẳng liên quan gì tới mình,vậy mà cứ 'áy này' tự vấn hoài :' ko biết.trước tới nay mình đã có lần nào ngắm bắn một con chim đang bay trên trời ko?'.
    May quá,trí nhớ trả lời :'Ko bao vờ !'...nhưng vẫn thấy thoáng buồn nhè nhẹ.
    'Lẩn thẩn' mất rồi.Ôi cái tuổi 'đuổi ko đi 'này.
    Giờ chắc chẳng dám nấu ăn nữa,vì có thể khả năng 'nêm nếm cho vừa' ko chắc gì đảm bảo 'định' được.

    Ơ...ơ....mà sao tui lại 'tâm sự' với HD ở chỗ này kia chứ?
    Lại...'lẩm cẩm' nữa rồi...

    Trả lờiXóa
  34. TL : Bài hát hay quá , nhưng buồn nỗi tôi chẳng hiểu gì ( nội dung của nó ) vì trình tiếng Nga " k nuliiu " rồi !.
    Đề nghị ông đưa sang đây , dịch nghĩa ... để mọi người cùng thưởng lãm & chia sẻ .

    Còn nỗi buồn " tuổi 60 " ư ? - dễ hiểu thôi , vì sau 1 hoa - giáp , tâm tính con người có lẽ có nhiều biến chuyển , cả bất định nữa , mà có chăng cần thời gian & cả " công phu " nữa mới " định " được .

    Bản thân tôi , nhiều khi cũng " lạ " với chính mình ... hu ! hu !!!

    Trả lờiXóa
  35. TL : Thêm 1 tí : cậu ko bắn trúng con chim nào , nhưng lại " làm 1 chiếc lá thu " ... nhẹ rơi , nhẹ rơi ... trúng miền - nhạy - cảm nào đó chăng ?.

    Mình cảm thấy vậy , chẳng hiểu đúng được mấy phần ???

    Trả lờiXóa
  36. LÒNG CHUNG THỦY CỦA THIÊN NGA


    Bầy thiên nga lướt trên trời không bóng mây, dưới ánh mặt trời . Bầu trời xanh vuốt ve từng đôi cánh vui . Hạnh phúc từng đôi .
    Khi trái đất như đang dịu dàng say đắm , phút giây thanh bình .
    Và bỗng đâu hạnh phúc tan đi vội vã , trên trời tiếng súng .
    Bởi vì sao hỡi em yêu quí ngàn đời , hãy mau đáp lời . Vắng bóng đôi cánh nàng , thế giới như rất buồn .
    Ở nơi nào hỡi em yêu quí ngàn đời , hãy mau quay về . Nỗi nhớ thương em rực cháy lên trong trái tim thương đau ...

    Toàn bộ tác phẩm : phần nhạc , lời ca & đặc biệt giọng hát thiên thần của Rotaru đã nói lên tất cả ... mà mọi sự thêm nếm đều trở thành vô duyên .

    Mong sao , đây chỉ là 1 cơn ác mộng !!!

    Trả lờiXóa
  37. nghe bài hát ,video chạy chữ tiếng nga C Nhân lặng cả người tới cái đoạn ai đoạn ai đó bắn và có tiếng kêu như xé lòng: Em bị sao vậy, sao ko trả lời

    là con chim " người yêu " bị bắn rơi chứ ko phải súng vangthiên nga tan ra như bản dịch.cái nhạc và lời nó day dứt và thống thiết quá.nghe muốn khóc mà ko khóc được.đó là điều kỳ diệu của âm nhạc , đúng là Chí Nhân rợn tóc gáy . buồn vậy mà vẫn muốn nghe lại

    Trả lờiXóa
  38. Một buổi chiều mùa đông năm 1982, TH đến Mat, một mình, với sữ mệnh là nhận quà gđ gửi sang Nga theo một người quen đi công tác ngắn ngày.Nếu đã học ở Nga lâu, hay ít ra được học ở Mat.thì việc đó quá dễ, đằng này TH lại đang học ở Minsk, cách hàng ngàn cây số. Là người rất kém về địa lý, tìm đường, xác định phương hướng, nên dù TN không tồi, nhưng TH đã bị lạc 5 tiếng ở tàu điện ngầm và cứ lên trên mặt đất thì lại nhìn thấy cái quảng trường...mà mình vừa mới rời khỏi cách đó vài tiếng. Có lẽ vì thế mà bài thơ Mùa lá rụng có dư âm đặc biệt hơn với TH, một kẻ tha hương và không biết phương hướng, cũng thiếu cả người dẫn đường?
    Lúc đó bài thơ của Onga B. như một người bạn đồng hành cùng nỗi cô đơn và khắc khoải...

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.