giăng giăng ngoài ô cửa,
im lặng,
Rừng bạch dương,
tối sẫm màn đêm.
Những phím đàn
im lìm vào giấc ngủ,
nho nhỏ chùm hoa hòa thảo
ủ rũ rúc vào nhau
Lịm tắt tiếng ngân nốt nhạc cuối cùng.
Ánh sáng mờ ảo
Ngập ngừng lật trang sách nhỏ
những vần thơ chông chênh
Như dang dở
Một mái tóc đen
lượn sóng mượt mà
Như khép lại
Một đôi mắt nhung huyền
Buồn sâu thăm thẳm
Như có một CON NGƯỜI
Vội đi…
Bỏ quên đâu…
Một tẩu thuốc ngậm môi
Đêm sâu,
mơ màng
dịu dàng hơi thở nhẹ.
Thu đến…
Thu đi…?
Trong khuya vắng
Câu thơ
Êxênhin
Đọng lại,
Và mãi mãi
Chỉ ở đây, một khoảnh khắc này.
Tualinh 08/2011
Xuất xứ của bài thơ:
Đây là com.thơ của anh Tualinh khi xem bức tranh minh họa cho bài "Mưa". Bình thường bạn đọc Trang Thơ vẫn ngẫu hứng sáng tác những com.thơ đáp lại, hoặc lấy cảm hứng từ bài đăng. Trường hợp này lại khác.
Bạn Thu làm khá nhiều thơ và thường hiếm khi đặt tên cho các bài thơ, thường bạn chỉ đánh số thứ tự. Vì vậy khi đăng, Thu dựa theo nội dung bài thơ để đặt tên, rồi tìm ảnh minh họa. Bạn đọc thường chỉ hay chú ý đến nội dung bài thơ, không quá lưu tâm đến ảnh minh họa.
Bạn biết đấy - đây là một bài thơ hay. Nó là sự xuất thần của cảm hứng nghệ thuật và những điều TG đã tu luyện từ...muôn kiếp trước. Đọc bài thơ ta thấy phảng phất nỗi buồn của TG với NT yêu quý Êxênhin và những cảm xúc rất..thơ về một cuộc đời nhiều nỗi truân chuyên và đa tài của ông. Mình cũng thích những bài thơ mà cảm xúc là chủ đề chính. Giọng thơ rất riêng biệt và đặc biệt. Mình thích bài thơ này! TH.
Trả lờiXóaVới mình đây cũng là một bài thơ rất đặc biệt.
Trả lờiXóaĐâu đó , bên trang của mình , TQT có 1 " tiểu luận " khá công phu về bài thơ này . Chẳng có ai bình hay hơn anh .
Trả lờiXóaXin nói thật là tôi rất thích cái kiểu thơ " khó đọc " này - cũng lâu rồi TL có 1 bài tương tự .
Có mấy bạn cũng bảo hay - nhưng chưa thấy giải thích rõ ... & tôi xin lạm bàn 1 chút .
Các họa sĩ nổi tiếng thế giới , ai cũng vẽ tranh tĩnh vật . Ở đây không phải vì nó khó vẽ , mà có lẽ cái loại hình này nó có khả năng chứa đựng trong đó chiều sâu suy nghĩ của tác giả - đó là nghệ thuật sắp đặt .
Bài thơ này cũng giống thế - nó sắp đặt bằng chữ nghĩa ( chứ ko phải hình khối , màu sắc...).Nó hay & cũng khó bởi thế : từng chữ một , ít nhất mà tinh nhất , nặng nhẹ tuy có khác nhau nhưng ko thể thay thế .
Cái không gian thứ 2 : Nhạc .
Thơ sắp đặt - siêu thực này ko cho ta cái nhịp điệu thông thường , nhưng vẫn cho ta nhạc điệu . Kể cũng lạ , tôi cứ cảm thấy văng vẳng bên tai cái dạ - khúc đàn bầu do 1 nghệ sĩ lão luyện trình bày : tay phải là những nốt đơn - rõ , đanh , rứt khoát ... còn tay trái mới thần kì làm sao : nhấn , nhá & ngân lên rất đặc biệt , chẳng giống ai . Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu thì rõ rồi , các cụ đã dạy từ lâu - nhưng ở đây có 1 cảnh báo nữa ... là chớ đọc thơ kiểu này , kẻo nhiều hệ lụy lắm ...he he !!!
Cái không gian thứ 3 : Tâm tưởng . Cái này ai cũng cảm nhận đc , nhưng tùy trí tưởng tượng & sự từng trải - sẽ sâu nông khác nhau . Ở đây , tác giả khóc cho Exenhin " với mái tóc bông bềnh & píp thuốc dang dở " . Còn tôi , theo kiểu của mình , tôi khóc cho Trương Tửu , Trần Dần ... cho Phùng Quán , Văn Cao & Trịnh Công Sơn ... khóc cho tất thảy cái - vĩ - đại mà trời đất sinh ra ...!
Những bài thơ đã "trình làng" của anh Tuấn Linh đều được sáng tác theo lối thơ tự do, có lúc được trình bày theo thể thơ "bậc thang". Lối thơ này thả cánh bay cao, không còn bị gò bó. Những ai yêu thơ, thích thơ đều có thể làm thơ với lối thơ tự do này. Song, để đạt đến độ thơ hay thì phải có quá trình khổ luyện và quan trọng nhất là phải có tài năng. Những bài thơ anh Tuấn Linh "trình làng" đã hé lộ một hồn thơ, một phong cách đặc biệt rất riêng của anh. Thơ của anh "khó hiểu" song không bí hiểm! Những điều trăn trở trong thơ anh đều phản ánh thế giới quan của anh về chân-thiện-mĩ.
Trả lờiXóaNhân đọc bài thơ "Bức tranh" của anh được viết theo lối thơ tự do, TP xin đăng bài thơ "Lá khổ sâm" của nhà thơ Phùng Quán được viết theo lối thơ tự do để chúng ta cùng đọc lại bài thơ này, để thấy rằng công chúng rất yêu thích lối thơ "khó hiểu" này.
Riêng đối với TP, mỗi lần đọc lại bài thơ là một lần "thấm" mặc dù đã đọc bài thơ này khá lâu.
LÁ KHỔ SÂM
Ly rượu đời Thượng đế ban cho tôi
Quá bủn xỉn
Tôi chỉ mới nhấp môi đã cạn
Khi chén rượu đời đã cạn
Mà túi rỗng không
Phải đứng lên và bước ra khỏi quán
Nghĩa là
Phải nhắm thái dương mình nổ súng
Hay xiết dây thòng lọng quanh cổ mình
Và trổ lên cuộc đời những câu thơ tuyệt mệnh
Như những vết chàm xanh...
Các anh tôi đó
Mai-a và Ét-xê-nhin!
Nhưng tôi chưa sống cho tròn nợ sống
Tôi chưa yêu cho hết nợ tình yêu
Tôi phải lên rừng
Hái lá khổ sâm
Tự mình cất lấy ly rượu sống...
Ôi rượu khổ sâm đắng lắm!
Đắng đến tận cùng nỗi đắng thế gian...
Bạn hữu thân thiết ơi!
Xin đừng trách cứ tôi
Sao trong câu thơ tôi cứ lẫn nhiều vị đắng
Chỉ vì
Tôi vừa ngâm ngợi câu thơ
Vừa cạn chén rượu đời
Cất bằng lá khổ sâm...
Ngay con hoc cap 3, cac thieu nu thi nhau chep may Cau tho: " Anh khong the hon Em bang doi moi cua mot nguoi no le" mai sau nay minh moi biet do la tho cua Phung Quan. Minh cam Phuc Tran Dan, PQ, Huu Loan khong chi vi tai tho ma con vi nhan cach song- song phai duoc ngang cao dau! Ho se con song mai trong long nguoi yeu tho va yeu ca su can truong cua ho. TH
Trả lờiXóa@TP : cám ơn TP đã đăng bái thơ "Lá khổ sâm' của tiền bối Phùng Quán , vì khi đọc được bài này tôi thấy bớt đi phần nào cái 'dở hơi' trong cách thể hiện ở mấy 'bài thơ' của mình.
Trả lờiXóaNhân đây cũng xin được giãi bày đôi điều thuộc về 'bếp núc' : khi diễn đạt ý tôi chọn chữ để đặt câu sao cho cô đọng nhất (số lượng chữ ít nhất có thể). Từng câu , từng câu...xuất hiện như vậy. Việc ngắt câu hay xuống dòng - tùy theo mà tạo nhịp cốt cũng chỉ để làm rõ ý ,không cố định vào số lượng chữ.
Thành ra kết quả là như các bạn đã thấy - hơi 'khó đọc' và hình thức có vẻ 'phi tiêu chuẩn': lúc thì 'bậc thang' lúc thì không,đôi chỗ một câu chỉ có 1,2 từ...
Tôi ít quan tâm cố ý về 'hình thức',thể loại trình bầy để buộc phải theo nó cho có vẻ 'thơ', vậy nên nếu bạn đọc có nhận xét phê bình gì đó về thể loại trình bầy (theo các quan niệm thường thấy) thì đều có lý và đúng cả. :)
Về vần điệu,tôi không để ưu tiên vào hàng một (đương nhiên trong vài từ đã được lựa chọn để diễn đạt ý, thì sẽ lấy từ tạo được vần),nhưng nói chung cũng cố tránh để đọc giả khỏi bị hóc 'xương' giữa chừng.:)
Về kết quả 'bài thơ',với tôi,nếu bạn đọc bảo rằng có cảm thấy một cái gì đó cảm xúc của TG thì là 'được,được' rồi đó,còn bạn đọc bản thân lại thấy cũng có hơi hơi xúc động thì là 'đạt' và nếu thấy được truyền cảm xúc thì là 'thành công'.
Trở lại bàithơ "Lá khổ sâm", cụm từ 'khổ sâm' là một 'phát minh' từ -thơ của PQ kiểu như 'diêu bông' của HC,nhưng mang 'nặng' ý hơn nhiều.
TH : " ...ko thể hôn bằng đôi môi
Trả lờiXóacủa một người nô lệ " ...là bài " HÔN " của nhà thơ Pêtofi người Hungari .
Từ lâu rồi , thấy TH rất quí trọng nhóm nhà thơ NVGP , khuyên em tìm đọc thêm về Trương Tửu ( những bài viết của các GS văn chương đứng hàng đầu đương đại ở VN - đều là học trò của Ông ) - thương & cảm phục Ông lắm !!!
Nghe anh Trần Hà Đông nói làm tôi giật mình! Bài thơ "Hôn" được lưu truyền trong giới trẻ thời bao cấp là của nhà thơ Phùng Quán. Tôi chưa biết bài thơ "Hôn" của nhà thơ Petofi, chỉ biết bài thơ "Tự do và ái tình" của thi sĩ này.
Trả lờiXóaTự do và ái tình - Petőfi Sándor
Tự do và ái tình
Vì người mà tôi sống.
Vì tình yêu lồng lộng,
Xin hiến cả đời tôi.
Vì tự do muôn đời,
Tôi hy sinh tình ái!
(Dịch thơ: Xuân Diệu)
Xin phép được đăng bài thơ "Hôn" của nhà thơ Phùng Quán:
Hôn
Trời đã sinh ra em
Ðể mà xinh mà đẹp
Trời đã sinh ra anh
Ðể yêu em tha thiết
Khi người ta yêu nhau
Hôn nhau trong say đắm
Còn anh, anh yêu em
Anh phải ra mặt trận
Yêu nhau ai không muốn
Gần nhau và hôn nhau
Nhưng anh, anh không muốn
Hôn em trong tủi sầu
Em ơi rất có thể
Anh chết giữa chiến trường
Ðôi môi tươi đạn xé
Chưa bao giờ được hôn
Nhưng dù chết em ơi
Yêu em anh không thể
Hôn em bằng đôi môi
Của một người nô lệ.
(1956)
Chit roi, lai tranh luan nay lua Ve bt Hon. Nhung gi Em duoc biet thi la tho Phung Quan. Chi co mot chi tier la:" van chui, ruou chiu" cung lam Em tin Tuong Tu hai nuoi nam nay rang bt tren Cua Ong. Em xin Linh hoi loi khuyen cua Anh HDT va cam on Anh Tr. Phong da dang lai bai tho ma TH rat yeu thich. Co le day la Noi giao luu de vua hoi Tuong lai nhung gi chung ta da doc, da biet va cung co them nhung gi chung ta biet chua du chua chinh xac va vi the, chung ta se yeu quy hon TT cua HT.
Trả lờiXóaCam on tat ca moi nguoi! Va dac biet cam on ban HT cua to nhe!
ALO!!! Xin lỗi tui nhầm rùi ! bài thơ của PQ mới đúng .
Trả lờiXóaTớ cũng nhầm như HĐ,vì giọng thơ ấy giống như của Pêtôphi quá đi!
Trả lờiXóaSự tích bài thơ "Hôn" của Phùng Quán
@ Bạn: Mình chưa bao giờ coi TT là của riêng mình đâu nhé. Mình đã tặng nó cho những người bạn yêu thơ rồi. :)
Trả lờiXóaHT, hom nay tinh co minh thay google thong Bao Trangtho-DHT dung vao top 100 Ve so luot truy cap. Qua la dang ne vi ban da lam duoc mot viec ko phai ai cung lam duoc. Ban chia cho minh 1% vi minh da dong GOP chut "doi hon" rat tho day nhe! TH
Trả lờiXóaHoặc là cậu nhìn nhầm, hoặc cái anh google nói xạo. TT của mình chỉ quanh quẩn trên dưới 200 lượt truy cập/ ngày thôi.
Trả lờiXóaChí Nhân thích bài thơ "đi sứ"của Nguyễn Du , ngày trước Chí Dũng chép trong cuốn vở,giờ thất lạc, bạn nào kiếm được đăng giùm.Nhớ mấy câu:
Trả lờiXóaBóng dương quanh quất chân đèo
nhà tranh sau trúc khói chiều mờ lan
thôn sâu ai oán giọng đàn
phải hồn dật sĩ ngùi than cuộc đời
...
ngựa già mỏi gối chân rời rạc buông
xa ơi xa vạn dặm trường
nẻo về son nhạt quán sương mập mờ
ải quan ủ rũ bóng cờ
trống rung rung động chân bờ thành cao
hơi sương ướp lạnh cẩm bào
hồn quê nhẹ gợn buồn xao xuyến buồn
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaMỘT VÀI CẢM NHẬN :
Trả lờiXóa" Bức tranh" là một bài thơ buồn nhưng không bi lụy, giàu âm hưởng Nga nhưng lại rất Việt. Với thể loại thơ mới, tự do phá cách, cho phép tác giả có thể giãi bày được nhiều nhất những chiều sâu cảm xúc mà không sợ vi phạm bất cứ một niêm luật nào . Bài thơ tuy mang phong cách hiện đại nhưng lại rất cổ điển ở cách thể hiện. Với lối tư duy " mượn cảnh ngụ tình" mà ta thường bắt gặp ở thơ ca giai đoạn Trung đại, tác giả đã tỏ ra rất khéo léo trong sự kết hợp này. Đóng vai trò là một người quan sát, Tuấn Linh đã lần lượt “tả” từ không gian bao trùm rộng lớn cho đến những hình ảnh chi tiết nhất với cả những âm thanh, tiết tấu, những hình ảnh hư thực…Người thưởng thức bài thơ " Bức tranh" sẽ tự nhủ : Đây là một bức tranh phong cảnh hay là một sự nuổi tiếc cái "khoảnh khắc" thời gian đang chầm chậm trôi đi, hiện tại đang lui dần về dĩ vãng mà tác giả muốn buộc nó lại. Bất giác làm ta nhớ đến câu thơ của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu :
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
( Vội vàng- Xuân Diệu)
Chất liệu để Tuấn Linh tạo nên bài thơ " Bức tranh" là màn đêm đen mênh mông; là bàng bạc những sợi mưa giăng mắc - một đêm mưa rất phương Đông rơi trong im lặng. Cảnh vật đắm chìm trong giấc ngủ sâu, chỉ có những nhàn nhạt của trăng bạc, của khóm hoa Hòa Thảo vàng ủ rũ đang " rúc" vào nhau với những giai điệu du dương của bản “Sonata Ánh Trăng” hư thực... Rồi, mặc cho sức tưởng tượng bay bổng anh mơ hồ cảm giác:
Như
dang dở một mái tóc đen
lượn sóng mượt mà
Như
khép lại
Một đôi mắt nhung huyền
Buồn sâu thăm thẳm….
Thu đến….
Thu đi…..
Không, không phải tất cả đang im lìm không biến động mà tất cả đang lặng lẽ vận hành theo cái quy luật của muôn đời : ĐẾN và ĐI… Anh đã không để cảm xúc bị chìm đắm, trôi vào cái buồn muôn kiếp của “thu”. Từ trong cái khuya vắng im lìm giả tạo ấy, câu thơ nhắc đến nhà thơ Êxênin( một nhà thơ trữ tình được coi như "NHÀ THƠ CỦA THIÊN NHIÊN" ) đã như một vầng sáng ngưng lại cái khoảnh khắc ĐẸP và BUỒN- với mỹ cảm tinh tế như một họa sĩ thực thụ. Đây là một bài thơ hay, sức biểu cảm dồn trong từng cái xuống dòng, từng con chữ mà sức nặng dồn về câu cuối của khổ thơ :
" Lịm tắt tiếng ngân nốt nhạc cuối cùng..."
như là lời khóc, tiếng nấc thầm kín xót thương cho một số phận tài hoa mà đoản mệnh....
Thiên nhiên trong thơ bình dị, quen thuộc nhưng dưới sự quan sát của Tuấn Linh lại mang một vẻ đẹp đến ngỡ ngàng. Anh đã thể hiện sự biến chuyển mầu nhiệm của tự nhiên theo dòng thời gian và tâm trạng con người. Một thiên nhiên giàu chất họa, chất thơ đến vô cùng .....