Biển chạy dài bát ngát,
Sò ốc đã đầy tay.
Em quỳ trên bãi cát,
Rửa sạch từng con đây.
Nước hay dòng suối nhỏ,
Lách qua giữa khe tay.
Ồ! Giống như làn gió,
Lùa nhẹ trong khóm cây.
Chú ốc này đẹp quá,
Cao vút tựa tháp canh.
Mở từng ô cửa sổ,
Có cầu thang chạy quanh.
Còn vỏ sò này nữa,
Sóng gợn thành đường vân.
Màu hồng - hồng ánh lửa,
Xen màu trắng – trắng ngần.
Em quỳ trên bãi cát.
Rửa từng con ốc xinh.
Biển chẳng ngừng ca hát,
Mắt em cười lung linh.
Hè Trà Cổ 1970
Chị Hồ Như Nguyện! TP thử tìm câu thơ bị nhà thơ Xuân Diệu phê là "phản động" nhé! Nếu trật, xin anh chị em đừng cười. Hai câu thơ "Màu hồng - hồng ánh lửa,
Trả lờiXóaXen màu trắng – trắng ngần." này có thể suy luận và chụp mũ như sau:
- "Màu hồng - hồng ánh lửa": tượng trưng cho Chủ nghĩa Cộng sản.
- "Xen màu trắng – trắng ngần": ám chỉ toà Bạch ốc.
Như vậy, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản cùng chung sống hoà bình (cùng trên một con ốc).
@T.P:không phải đâu,nhưng TP soi còn kỹ hơn Xuân Diệu đấy!Cảm ơn bạn.
Trả lờiXóaKhông dám đoán XD đã phán gì, chỉ rất thán phục bác TP nhà mình!
Trả lờiXóaXin chia sẻ sự thán phục cách nhìn 'sâu xa' của TP, với anh 3Ch.
Trả lờiXóaTôi đoán thế nầy (nếu mọi người cười thì coi như là 'đạt', ko cười thì ko...lấy tiền,coi như 'cho ko,biếu ko' vậy) :
- "ốc','trai',vào lúc ấy - ko phải là 'đối tượng' mô tả của nền VHCM nói chung,thơ CM nói riêng,'vơ vẩn' với mấy 'thứ' ấy là 'trật' đường rầy rối. Một khi đã 'trật' thì chỉ còn một lối đi 'phản động' thôi.
- hành quân ra trận địa ko nhìn thẳng về phía trước,tập trung sôi sục máu căm thù quân địch mà lại 'hương rừng' với 'hoa nhỏ',liệu có uỷ mị ko? với tâm trạng ấy liệu người chiến sỹ có dám xả thân ko vì CM ?...vv..
Còn có thể một lý do nữa: hành quân ở đây ko nói rõ là anh giải phóng, đọc giả có thể hiểu là BĐ miền bắc, nếu thế khác nào thừa nhận 'MB xâm lược MN'...?
Chỉ cần một trong hai lý do trên là thừa 'phản động' rồi còn gì.
Khi XD phán như thế,tôi vẫn cho rằng Ông ko thực lòng mình,có lẽ Ô chỉ muốn doạ 'bọn trẻ' một chút, nhắc khéo đừng có 'hồn nhiên','lãng mạng' và 'vô tư' trong thơ văn mà sẽ ăn 'đấm' đó...Và đấy là điều Ô thương lớp trẻ.
hì hì...
Em nghĩ cụ XD không thích chị để "hồng ánh lửa" (dễ bị suy diễn thành cách mạng) trong một cái vỏ sò (tượng trưng cho sự rỗng không). Em thích bài thơ này của chị, giọng thơ trong sáng, hồn nhiên và ngây thơ. Em đoán chị viết năm chị khoảng 15-16 tuổi.
Trả lờiXóaHậu sinh khả úy,các bác suy đoán sâu sắc quá,khâm phục,khâm phục!Thật ra Xuân Diệu cho rằng,cái "tháp canh"của con ốc là tháp canh của giặc đấy,còn "suối chạy dài" khi chiến sĩ "hành quân"chẳng khác gì nói ta thua chạy dài và nhà thơ khuyên(Xuân Diệu rất tôn trọng tác giả vô danh tiểu tốt)nên đổi lại thành "chảy".Cho đến bây giờ,tôi vẫn không chịu thay như ý nhà thơ bởi lẽ :"chạy", nó như chiếc khăn lụa vắt ngang rừng,ở đây tôi muốm vẽ phong cảnh chứ không lắng đọng âm thanh.Xin nhà thơ và các bác hiểu hộ nỗi lòng người viết
Trả lờiXóaTặng các bạn câu ca dao :
Trả lờiXóaTrăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi vẫn là núi non .
Đọc cho vui ấy mà !
@- Bài Rửa ốc :
Trả lờiXóaTrên bãi biển thanh bình , một thiếu nữ hồn nhiên vui giữa biển trời với những vỏ sò vỏ ốc trên tay khoả nước nhúng xuống vớt lên rửa cát bám vào chúng . Vô tư cô gái ngắm nhìn , chiêm ngưỡng vẻ đẹp vốn có mà tạo hóa ban tặng cho loài động vật vỏ cứng sống dưới biển khơi . Tác giả đã khéo léo mô tả lại niềm vui , thời khắc thanh thản của tâm hồn . Dòng thơ chảy theo cảm xúc rất tư nhiên . Đọc bài thơ có cảm gíác thoải mái và vui lây với nụ cười trong ánh mắt của tác giả giữa cảnh “ Biển chẳng ngừng ca hát “. Một bài thơ hay vậy mà cây cổ thụ qúa cố thơ tình lại cho là phản động ! Tác giả tả con ốc đẹp thế , nếu được suy diễn thì BL nghĩ con ốc mà tác giả tả nó giống toà bạch ốc hơn là tháp canh ! Nhưng thôi , bối cảnh thời đó “ môi trường chính trị “ quá nặng nề , qúa khắt khe , mọi sự việc đều bị “ soi “ và suy diễn . BL chợt nhớ đến nỗi buồn đau của bao mối tình đẹp bị “chết yểu “ vì sự khắt khe của luật lệ quản lý lưu học sinh hồi bấy giờ - Cái luật “ cấm yêu “ dành cho những mái đầu xanh đang cái tuổi phơi phới , hừng hực lửa yêu đương . Giá mà cụ Xuân Diệu sống đến bây giờ , đọc lại bài thơ này và hai bài thơ trước của chị HNN chắc cụ không cho là phản động đâu . Mong được thưởng thức tiếp những bài thơ lý thú của chị HNN nhé !