Lời ngỏ


Thu rất hiếm khi làm thơ nhưng đọc, hiểu, cảm nhận được những gì tác giả muốn chia sẻ. Cách đây ít lâu được đọc thơ của anh Đỗ Trung Việt, cảm nhận được sức sống mãnh liệt của những vần thơ anh, và giờ đây được Hồng Hoa (Thu Hà/Nguyễn Hoa) chia sẻ những suy tư, những trăn trở về cuộc sống, được Lệ Hằng chia sẻ những bài thơ tình lãng mạn. Thu lập trang thơ với mong muốn nó sẽ là nơi để các bạn yêu thơ chia sẻ những sáng tác của mình hoặc những bài thơ mình yêu thích. Hy vọng những rung động, những cảm xúc của chúng ta sẽ sống mãi với thời gian.

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Một Lần Gặp Xuân Diệu

Nhà thơ Xuân Diệu
Hè 1970, tôi cùng một người bạn đến gặp nhà thơ Xuân Diệu tại nhà riêng, hành trang mang theo là 3 bài thơ: Trăng, Rửa Ốc, Qua Rừng, cả ba bài đều được phê một lỗi nặng: phản động. Bây giờ nghĩ lại, thấy mình cũng hơi gan. Ấy vậy mà Xuân Diệu lại vui lòng tiếp chúng tôi. Thật “điếc không sợ súng”, tôi trình bầy với nhà thơ là muốn được ông góp ý để gửi bài cho Báo (vì lúc đó, tôi muốn có tiền nhuận bút chứ không phải muốn nổi danh gì đâu). Xuân Diệu bảo tôi tự đọc cho ông nghe chứ ông không muốn xem bằng mắt. Tôi đọc bài thứ nhất “Trăng!” Sau khi xong khổ thơ đầu, nhà thơ gật gù khen: “Hay lắm!". Sang khổ thứ hai, Xuân Diệu vẫn lim dim mắt gật gù…Tôi phấn chấn đọc tiếp…nhưng đến khổ thứ tư, nhà thơ vụt nói lớn: “Không được, sao lại xui thuyền vượt tuyến, phản động, phản động”, rồi ông bảo tôi tiếp tục đến hết bài. Sau đó, ông giải thích cho tôi biết vì sao ông nói thơ tôi phản động: “Nếu cái lá, con chim bay vào Nam thì không sao, nhưng con thuyền thì không được vì trên thuyền có người mà người bỏ vào Nam là phản bội miền Bắc, như thế là phản động.”
Hôm nay, xem “Huyền Thoại Về Những Con Tàu Không Số”, tôi chợt nghĩ, nếu như giờ phút này mà đọc “Trăng” cho nhà thơ nghe để xin ý kiến, không biết Xuân Diệu có “khen cho con mắt tinh đời” hay lại vẫn gán tội phản động vì để lộ bí mật quốc gia? Còn tôi, xin ngàn lần cảm ơn nhà thơ đã cho tôi một buổi gặp gỡ thân tình ấy.
Cũng hôm nay, tôi xin gửi vào Trang Thơ ba bài thơ mà Xuân Diệu phê phản động, “Trăng” thì tôi đã nói rồi, còn lại hai bài kia tôi muốn để mọi người chỉ ra phản động ở chỗ nào, có đúng như nhà thơ phê không nhé.
03/11/2011
HNN

TRĂNG

Trăng sáng hiền hòa,
Biển rộng bao la.
Vàng gieo ngấn nước,
Dạt dào sóng ca.

                          *** ***
                          Ngoài xa trùng khơi,
                          Ngọn đèn sáng tỏ.
                          Như con mắt nhỏ,
                          Canh giữ biển trời.

                                                       *** ***
                                                       Nhìn thấy không trăng,
                                                       Nhẹ lướt xuôi dòng.
                                                       Thuyền ai êm ả,
                                                       Gió lộng buồm căng.

*** ***
Về đâu thuyền ơi,
Mênh mang nước trời.
Vào Nam thuyền nhé,
Cho ta gửi lời.

                          *** ***
                          Vằng vặc trên cao,
                          Thành Đồng Đất Mẹ.
                          Đêm nay có lẽ,
                          Trăng soi chiến hào.

                                                       *** ***
                                                       Gió mây nâng cánh,
                                                       Trăng sáng dẫn đường.
                                                       Giăng buồm vượt biển,
                                                       Ta về quê hương.
*** ***
Hè Bãi Cháy 1968

13 nhận xét:

  1. Chị trình bày bài thơ đẹp rồi đấy ạ. :)

    Trả lờiXóa
  2. Chị HNN có bài trăng là nữ tính nhất.
    Các bài khác của chị đều phảng phất một chất nam nhi (hì hì)!Em thì phục chị ở điểm các bài thơ lúc 6 câu, lúc 4...Cách viết có nhiều tìm tòi và phá cách không lệ thuộc vào truyền thống.Thanks chị!

    Trả lờiXóa
  3. @Thu Hà:
    Ta muốn đời ta được giống trăng,
    Kẻ gọi là ông,người chị Hằng.
    Chân chân,giả giả,hư như thực,
    Để chốn hồng trần dễ náu thân

    Trả lờiXóa
  4. @ Chị: Em rất thích những cái còm thơ của chị. :)

    Trả lờiXóa
  5. HNN: theo a muốn nhé: câu
    "Chân chân,giả giả,hư như thực," bỏ 'n' trong chữ 'như' thành 'hư':
    "Chân chân,giả giả,hư hư thực,"
    Có gì khác ko?
    ***
    Bức ảnh XD coi 'ngon' quá.
    Năm 1983 tớ ngồi cạnh Ô trên chuyến bay Matxcova-Hà nội. Lúc đó hơi ngạc nhiên vì trông Ô nhỏ thó,gầy guộc,hơ bơ phờ và có vẻ...rụt rè (kiểu như sợ bọn vô danh tiểu tốt do ko biết mình mà làm tổn thương Ô) ,khác hẳn hình ảnh tưởng tương định hình về Nhà Thơ. Vì lúc đó ko có tí tẹo tâm trạng 'thơ' nào nên ko thưa chuyện,thọ giáo Ô được gì.
    Thật tiếc.

    Trả lờiXóa
  6. @TL:lúc đấu em viết"chân chân,giả giả,hư hư ảo"rồi lại đổi "hư hư thực"vẫn thấy không ổn vì chân đối giả,hư và ảo hay hư và hư là môt,đành lấy "như" vào để đối với "thực.Anh và em dù sao cũng đã có lúc đồng thanh tương ứng đấy.Hay!

    Trả lờiXóa
  7. Ui, em nghĩ anh chị mà gặp nhau bình thơ thì thiên hạ chỉ có "mắt chữ o, mồn chữ a" mà nghe thôi đấy. Cho em chen ngang tí. :)

    Trả lờiXóa
  8. Chị Hồ Như Nguyện! Ba bài thơ bị nhà thơ Xuân Diệu phê bình là "phản động" thật khó tin đối với các bạn trẻ ngày nay. Nhưng ở thời kì ấy có thể tin được. Thời đó, các nhà thơ, nhà văn hay bị "tai nạn nghề nghiệp". Người ta hay suy diễn, phóng đại rồi quy tư tưởng, chụp mũ. Chắc các anh chị còn nhớ bài thơ "Vòng trắng" của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Bài thơ này đã làm cho cả tổng biên tập và nhà thơ Phạm Tiến Duật phải chịu búa rìu của dư luận. TP xin đăng lại bài thơ này để các anh chị em cùng đọc.
    Vòng trắng
    Khói bom lên trời thành một cái vòng đen
    Trên mặt đất lại sinh bao vòng trắng
    Tôi với bạn tôi đi trong im lặng
    Cái im lặng bình thường đêm sau chiến tranh.

    Có mất mát nào lớn bằng cái chết
    Khăn tang vòng tròn như một số không
    Nhưng bạn ơi, ở bên trong vòng trắng
    Là cái đầu bốc lửa ở bên trong.
    1-1974

    Trả lờiXóa
  9. Mình vẫn nhớ một câu nói của ai đó là: "Nói dối mà có lợi cho CM thì tốt!" Nhưng vì dc giáo dục để trở thành nhà giáo, mình thích sự thẳng thắn, chân thật. Vì làm DN lâu, mình cũng thường phải đương đầu với nhiều thử thách nên mình thích sự dũng cảm. Không né tránh, nguỵ trang, nguỵ biện. Nó sẽ lâu dài, bớt hoài nghi và dễ giao lưu hơn.
    Có câu chuyện thế này: "Cậu con trai hỏi ông bố:-Bố ơi, bao giờ thì con mới hết sợ mẹ hả bố?
    Ông bố trả lời:-Đến bố bây giờ vẫn còn sợ mẹ nữa là, con ơi!"...
    Thơ đọc rất hay nhưng ko còm dc vì ko thể xưng hô tự nhiên(huhu)

    Trả lờiXóa
  10. Cậu nói về bài thơ nào thế?

    Trả lờiXóa
  11. Chị Hồ Như Nguyện! Bài thơ "Trăng" chị viết với thể loại thơ bốn chữ rất hay! Mong rằng anh chị em TRANG THƠ sẽ còn được đọc những bài thơ hay, thể loại thơ bốn chữ của chị.

    Trả lờiXóa
  12. @Everybody:Ngày xưa khi làm bài này thì khổ thơ cuối HNN viết:
    Gió mây nâng cánh,
    Trăng sáng dận đường
    Khuya nay vượt biển,
    Hồn về quê hương.
    nay mới sửa lại đấy.
    @Thu Hà:Sao lại thế?Cứ gọi tôi là HNN đi.Tôi là ai, không quan trọng.Tôi như thế nào mới là điều để nói.

    Trả lờiXóa
  13. HNN: Cái bài 'ông-chi' hay ở 2 ý:
    1) ý 'ông-chị' : đâu là thật đâu là giả-ko thể phân định. Cũng như đời vậy thật/giả khôn lường. Vì vậy các câu tiếp sau,nếu vẫn chứa cái ý 'thật-giả ko thể biết'- cân bằng nhau ,thì hay hơn là dùng ý 'hư như thật',câu này nghiêng về sự khẳng định rõ 'hư' là bản chất, 'thật' là giả thôi,là sự 'tưởng bở' cái 'hư'. Thuần tuý về sự 'cân đối' của tứ thơ toàn bài thì 'ní nuận' là như vậy.:)
    2) ý 'nương thân' ờ câu cuối : chính nhờ chân-giả mà có chốn nương thân. Mà cái 'chân-giả' ấy ko thể phân định ra thì 'nương thân' mới được chứ ! một khi đã biết,đoán định được rằng 'thật' này là 'hư' đấy (đánh vờ giống như) hoặc ngược lại 'hư' này thực ra là 'thật' giả vờ đấy,thì thử hỏi còn là chốn 'dung thân' được ko a?

    Ngoài ra ko biết TG có chủ ý hay ko,hay là vô tình mà 'ko đánh tự nhiên thành' : câu cuối cùng rất 'tình tứ' có chất 'thông điệp' à ơm trong kiểu dân ca quan họ...? :))

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.