Nói chuyện với "Nhà Nho" thật khó, mà không nói chuyện thì e có điều bất tri. Là bởi nghe anh HG nói về "Tri bỉ, tri kỷ hựu tri túc bách chiến bách thắng" nên có vài lời cần nói thêm. Vì thực ra văn đàn, hay thi đàn mà phải tranh đấu để phải chiến, phải đấu, lại có người được, người thua thì thật dở. Tất cả chúng ta đều không mong muốn điều đó, có phải không HG?
Bây giờ xin nói về câu chữ mà anh HG đã dẫn, có câu khá phổ biến là "tri bỉ, tri kỉ bách chiến bách thắng". Câu này nguyên thủy ở trong sách binh pháp của Tôn Vũ tử, vốn dĩ nhiều đời làm nên kim chỉ Nam của các nhà quân sự. Và cũng được ứng dụng khá thành công trên thương trường. Nguyên văn như sau: 故曰:知彼知己,百戰不殆;不知彼而知己,一勝一負;不知彼,不知己,每戰必敗 ("tri bỉ tri kỷ, bách chiến bất đãi; bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ; bất tri bỉ, bất tri kỷ, mỗi chiến tất bại")
Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại.
Nay anh HG cho thêm "HỰU TRI TÚC". Thì xin lạm bàn chút xem sao!!!
Không hiểu HG nói “hựu tri túc” ở nghĩa nào, thông thường người biết dăm ba chữ hiểu nôm na nó là: “Còn biết Cung kính. “Theo cái nghĩa đó ta hiểu cả câu là: “Biết địch, biết ta, lại còn biết Cung kính hay nhẫn (nhường) nhịn (thì) trăm trận trăm thắng.”
Theo nghĩa trong câu của Tôn Vũ thì bình thường, vì quá phổ biến, hầu như ai cũng biết cả, chỉ có điều đem vận dụng như thế nào mới là vấn đề, cho nên vẫn có kẻ thắng người bại, là do vận dụng sai trật mà thôi.
Khi HG dùng điển ngữ này, lại cho thêm ý “cung kính, nhường nhịn” nữa, thì ra khác hẳn, nó mang khí chất của quân tử Tầu, hehehe! Đọc đâu đó trong tiểu thuyết Kim Dung thường có câu để nhân vật này biểu lộ khí chất “Tầu quân tử” “Cung kính không bằng tuân lệnh”. Ngày nay tranh đấu bằng vũ khí Nguyên tử, phi cơ tàng hình, hay đơn giản bắn nhau tay bo, nhường, nhịn, cung kính đối phương liệu có còn đúng không?
Nói vui vậy thôi, chứ Hựu tri túc còn lắm nghĩa lắm, "túc” còn có nghĩa là chân con cào cào, châu chấu hay con gián, (mấy ông BBC còn gọi bóng đá là "túc cầu") chỉ dùng trong trường hợp khác, không mấy ai đưa vào cái câu nổi tiếng ấy.
Trang thơ là một sân chơi nhỏ, chúng ta tâm sự, giới thiệu với bạn bè những bài thơ hay của các tác giả nổi tiếng, mà cũng là nơi chúng ta mời các bạn đồng điệu đọc những bài thơ mình tự sáng tác, có hay có dở, và nếu cần thì giúp nhau nhặt sạn, những câu chữ ngữ nghĩa còn khiếm khuyết, tuyệt nhiên không có ác ý, và cũng không nên có ác ý, nhưng không phải vì vậy mà cấm người khác nói lên suy nghĩ, hay sự vật mà mình biết. Có thể điều gì đó là hiện tượng, không thuộc bản chất, và qua tiếp xúc, trao đổi thì hiểu nhau hơn, giao tiếp có cái hay ở chỗ đó.
Bởi vậy, khi HG dẫn câu có nói đến tranh đấu, thắng bại ở đây là không hợp, và cũng không ai muốn, để dành sức chiến đấu với họa mất nước, với thói hư tật xấu đang tràn lan trong xã hội thì đáng hơn.
À còn có điều muốn nói, trang thơ tuy nhỏ, nhưng là blog mở nên thiên hạ, những người có kiến thức uyên bác cũng có thể ghé xem, ta nói đông nói tây nhưng viết sai chính tả thì e bị cười, vậy nên có câu chữ viết chưa đúng thì nên xem lại, không để thiên hạ chê cười.
Tiếc vì: “Rượu đem vào dã bao đau đớn – Rượu dã xong rồi biết gì say – Sống ở trên đời nên biết nhậu – Gian nan rèn luyện, nhậu càng hay!”
Trên đây là trích dẫn lời HG trong bài Tâm sự, tuy rằng đã xin lỗi Hồ lãnh tụ rồi, nhưng HG dùng chữ “DÔ ở đây là chưa đúng. Dã này người ta dùng trong “Dã ngoại” “Việt dã” “Hoang dã” “Dã man” v.v chứ không dùng để chỉ hành động làm cho hạt thóc thành hạt gạo, vậy phải dùng chữ “gi” mới đúng. Hay tốt nhất là bắt chước Hồ lãnh tụ dùng chữ Z. Zã, gạo đem vào zã bao đau đớn, còn anh HG là “ Rượu đem vào zã bao đau đớn…” hehehe! Khỏi suy nghĩ chi cho mệt!
Nhân tiện nói đến rượu, tôi có viết bài về đề tài này đăng trên BT lâu rồi, mời anh HG và các bạn đọc lại cho vui ở đây (nhẽ ra tôi viết ở comment, nhưng dài quá đành đưa lên đây, coi như một bài đọc chơi lúc nhàn tản vậy)
Tr.Trung :HG xin giải thích:
Trả lờiXóa- Tù " túc " Trong " tri túc " được dùng theo nghĩa của cụm từ " thực túc binh cường" . Hai câu viết tắt theo lối nôm na chỉ dùng để so sánh nhằ nhấn mạnh ý " muôn mặt đờ thường " chứ không phải để đấu tranh , hơn thua với ai cả .Tôi cũng hiể đầy đủ mục và ý nghĩa của Trang Thơ .
- Từ "Dã" để chỉ " Dã ruọu" (Trong câu nhại thơ Cụ Hồ ) Chứ không phải " giã gạo". Tôi dùng từ đồng âm khác nghĩa để vui chơi trong những cuội nhậu của bạn bè cho thêm phần vui vẻ, vậy thôi !
Cảm sự chia sẻ của TR.Trung.
Nghe HG giải thích, thì biết ra cũng còn nhiều cách hiểu khác về câu đã dẫn, rất sáng tạo và cũng là một cách dùng từ mới mẻ.
Trả lờiXóaVề đấu tranh hơn thua thì tôi cũng không nghĩ HG có ý đó, tuy nhiên vế sau câu dẫn lại có ý đó thành ra nếu không cẩn thận lại làm người đọc hiểu sai ý người viết, mà cũng chỉ bàn chơi thôi, tào lao chi khươn ấy mà.
Đón nghe tiếp thơ hay của HG.
Hoan hô HG đã bắt đầu com trực tiếp.
Trả lờiXóaCâu QT diễn giải :"“Biết địch (người), biết ta, lại còn biết Cung kính hay nhẫn (nhường) nhịn (thì) trăm trận trăm thắng.”" nói đến cạn kiệt một bí quyết 'tri hành' để thao lược thành công trong đời người anh hùng hành tẩu trong 'giang hồ'. he he...
Trả lờiXóaTrong giải thích của mình, HG đã dùng chữ "túc" trong"sung túc" để lý giải, có thể hiểu là "biết người, biết ta,lại biết thế nào là đủ, đầy thì sẽ thành công ( thay cho bách chiến bách thắng)" Hiểu nôm na như vậy cũng được, chỉ tiếc thường người ta dùng với từ ghép, ví dụ "thực túc binh cường" như HG nói, hoặc "sung túc" hoặc "tự túc (tự làm cho mình đầy đủ)" thì sẽ rõ ý hơn.
Trả lờiXóaChữ "túc" trong đại từ nhân xưng "túc hạ" chắc cũng có ý gọi đối phương với ý kính trọng, nhưng để nói như TL trong trường hợp "hành tẩu giang hồ" thì được, nhưng trong đối kháng( cho hợp với câu trong binh thư) thì e phải xem lại. Nói chuyện này lại nhớ những quy tắc ngọai giao chiến trận ở châu Âu thế kỷ 18, các nhà quý tộc ra trận thường chào nhau rất điệu nghệ và... lễ phép trước khi chém giết nhau như ngóe. hehe! như kiểu bây giờ trao danh thiếp trước khi thôn tính doanh nghiệp của nhau vậy. Mới biết anh em mình còn rất hoài cổ:))