(Phần đầu)
Hồi ấy, khoảng cuối năm 2000, được lời mời, bạn bè chúng tôi chia làm mấy cánh đến Huế dự đám cưới con gái lớn của C.N. Ngoài Hà nội vào có cánh của Phi Hùng, Thanh Sơn, Chiến Thắng… đi xe riêng vào; Hoàng Sơn đi tàu hỏa vì cái bệnh già "toa lét" liên miên còn tôi đi xe đò đêm vào cho kịp hôm sau đám cưới. Trong Đà nẵng thì vợ chồng Thanh Hải tha lôi nhau ra, trong Quảng ngãi thì bố con Quốc Tấn cũng dắt díu nhau ra Huế… Phải nói là hiếm có đám cưới nhà bạn bè nào vinh hạnh được đón nhiều khách vượt vạn lý dến dự đến như vậy. Cũng phải thôi, bạn bè đều thông cảm với C.N một mình lăn lộn với khổ nhọc sinh kế nơi xứ quê sơn không cùng mà thủy cũng không tận ấy qua bao tháng năm thăng trầm, bây giờ mới có được ngày vui khởi nguồn cho mai sau. Mấy thằng bạn già không mừng cho nhau (may mà còn sống sót!) thì còn làm gì nữa. Thế là cả bọn hăm hở lên đường theo đúng tư chất lính Trỗi. Năm giờ sáng tôi vào đến Huế, sau mươi phút xe ôm tìm đến nhà C.N gần đền Nam giao (thành phố Huế bé mà!), cả nhà còn chưa ngủ dậy. Tay bắt mặt mừng tíu tít vừa tàn đôi tuần trà, đang định rủ nhau đi ăn sáng thì Hoàng Sơn vừa kịp đến nhập cuộc rượu vui luôn. Vợ con C.N khéo tay hay làm mời món mì Quảng nhà làm ngon không chê vào đâu được. Tôi lại đang xúc động dở chứng làm thơ nên chỉ nhắm được chừng ba đũa để chiêu đôi xị đế và sắp xếp lại các tứ thơ cứ chực tràn ra. Cũng may là bữa sáng vừa xong, mọi người dùng trà còn tôi giữ be rượu đế, vẫy tay gọi bé Châu (cô dâu đấy!): "Con vô nhà lấy giấy bút rồi ra đây chú đọc con chép bài thơ chú tặng bố con làm quà cưới cho con nhé!" Con bé ngoan ngoãn chạy đi ngay. Tôi quay sang C.N và Hoàng Sơn nói: "Tao chẳng có quà gì, thôi thì tặng mày bài thơ vừa ứng tác làm quà cưới cháu vậy." Chắc tôi là thằng ẩu vào hạng nhất nhì thiên hạ mới oái oăm như thế! Vừa lúc bé Châu mang giấy bút ra, tôi làm bộ xắn tay trải giấy cầm bút huơ huơ như bộ tịch các cụ đồ nho vẫn làm khi tặng thơ rồi nói với bé Châu: "Chữ chú như gà bới không ai đọc được đâu, con làm “thầy ký“ nhé!" Và bài thơ như thế này:
Hồi ấy, khoảng cuối năm 2000, được lời mời, bạn bè chúng tôi chia làm mấy cánh đến Huế dự đám cưới con gái lớn của C.N. Ngoài Hà nội vào có cánh của Phi Hùng, Thanh Sơn, Chiến Thắng… đi xe riêng vào; Hoàng Sơn đi tàu hỏa vì cái bệnh già "toa lét" liên miên còn tôi đi xe đò đêm vào cho kịp hôm sau đám cưới. Trong Đà nẵng thì vợ chồng Thanh Hải tha lôi nhau ra, trong Quảng ngãi thì bố con Quốc Tấn cũng dắt díu nhau ra Huế… Phải nói là hiếm có đám cưới nhà bạn bè nào vinh hạnh được đón nhiều khách vượt vạn lý dến dự đến như vậy. Cũng phải thôi, bạn bè đều thông cảm với C.N một mình lăn lộn với khổ nhọc sinh kế nơi xứ quê sơn không cùng mà thủy cũng không tận ấy qua bao tháng năm thăng trầm, bây giờ mới có được ngày vui khởi nguồn cho mai sau. Mấy thằng bạn già không mừng cho nhau (may mà còn sống sót!) thì còn làm gì nữa. Thế là cả bọn hăm hở lên đường theo đúng tư chất lính Trỗi. Năm giờ sáng tôi vào đến Huế, sau mươi phút xe ôm tìm đến nhà C.N gần đền Nam giao (thành phố Huế bé mà!), cả nhà còn chưa ngủ dậy. Tay bắt mặt mừng tíu tít vừa tàn đôi tuần trà, đang định rủ nhau đi ăn sáng thì Hoàng Sơn vừa kịp đến nhập cuộc rượu vui luôn. Vợ con C.N khéo tay hay làm mời món mì Quảng nhà làm ngon không chê vào đâu được. Tôi lại đang xúc động dở chứng làm thơ nên chỉ nhắm được chừng ba đũa để chiêu đôi xị đế và sắp xếp lại các tứ thơ cứ chực tràn ra. Cũng may là bữa sáng vừa xong, mọi người dùng trà còn tôi giữ be rượu đế, vẫy tay gọi bé Châu (cô dâu đấy!): "Con vô nhà lấy giấy bút rồi ra đây chú đọc con chép bài thơ chú tặng bố con làm quà cưới cho con nhé!" Con bé ngoan ngoãn chạy đi ngay. Tôi quay sang C.N và Hoàng Sơn nói: "Tao chẳng có quà gì, thôi thì tặng mày bài thơ vừa ứng tác làm quà cưới cháu vậy." Chắc tôi là thằng ẩu vào hạng nhất nhì thiên hạ mới oái oăm như thế! Vừa lúc bé Châu mang giấy bút ra, tôi làm bộ xắn tay trải giấy cầm bút huơ huơ như bộ tịch các cụ đồ nho vẫn làm khi tặng thơ rồi nói với bé Châu: "Chữ chú như gà bới không ai đọc được đâu, con làm “thầy ký“ nhé!" Và bài thơ như thế này:
Quà tặng bạn
Ta vào chơi xứ Huế
Mừng bạn cũ gả con
Lấy Ngự bình làm thế
Viết tặng câu vuông tròn.
Thời tuổi trẻ lòng son
Xả thân đi giữ nước
Vẫn cháy lòng ao ước
Về một ngày hôm nay.
Chén rượu mừng thoáng say
Bạn bè vui gặp mặt
Mắt rưng rưng trong mắt
Lời ngổn ngang trong lời …
Long đong suốt một đời
Bao hy sinh, vất vả
Vẫn trần thân, đội đá …
Để một ngày mừng vui.
Gương mặt bạn rạng ngời
Rớm dài đôi dòng lệ
Như sông Hương xứ Huế
Đưa nguồn về biển Đông.
(Tặng Cảnh Nghĩa – Mùa Đông 2000.)
Thể loại thơ ứng tác này không có được bề thế hoành tráng kiểu trường ca như Phù sa mặn của thi sĩ Xuân Lăng hoặc Tiễn bạn của thi sĩ Tuấn Linh; độ sâu sắc không trác việt ý tại ngôn ngoại của Đường thi; ý của tứ mở thì đủ cả chiều sâu cùng bề rộng còn ý của tứ kết lại hẹp, các tứ thực và luận chưa điều hòa cân xứng… Tuy vậy, tôi còn kịp giải thích cho mọi người ý nghĩa của đại từ nhân xưng ở câu mở đầu, tại sao lại lấy Ngự bình làm thế, ý nghĩa của cụm từ vuông – tròn được dùng ở đây, ngoài ra còn phải đủ cả sông Hương – núi Ngự…mới thực là Huế chứ! Cũng biết thơ ứng tác quả là chưa đủ tầm với sự kiện nhưng biết làm sao được, chắc vợ chồng C.N cũng đánh cho hai chữ đại xá mà vui. Vừa khi đến giờ sắp xếp, trang trí nhà cửa cho đám cưới. Bọn tôi vụng về chẳng giúp được gì đành rủ nhau đi thăm thành phố Huế và chờ đến 5 giờ chiều dự đám tuyên hôn bên phía Đại nội gần chợ Đông ba. Đám tuyên hôn thật là long trọng, hoành tráng…mà đáng vinh hạnh nhất lại là có các gương mặt anh hào quân Trỗi ta (hay chắc đấy chỉ là cảm nhận của riêng cá nhân tôi?). Dẫu sao thì mọi việc cũng đã rất tốt đẹp, trên cả tuyệt vời. Năm bảy năm sau, một lần gặp lại C.N, tôi trong bộ dạng rầu rầu hỏi nó: "Hôm ấy mày bề bộn công việc liệu mày có còn nhớ bài thơ tao tặng mày hôm cưới con bé Châu không?" Nó trả lời tỉnh queo: "Tao quên mất rồi mà bản chép tay cũng không biết mất đi đâu nữa!" Nghe xong câu ấy, bộ dạng tôi đã rầu rầu thì lại càng méo mó đến khó coi hơn (có thể nó không để ý vì bình thường bộ dạng tôi cũng đã khó coi rồi!). Đành tự nhủ lòng: Vậy là không xuôi chèo mát mái rồi đây! Vừa rồi nó có ra Hà nội họp khóa, tôi cũng hỏi lại câu hỏi đó, nó bảo có nhớ và còn cả bản chép tay…tôi ngạc nhiên vì nó có nhớ được chữ nào của bài thơ đâu, song lại tự an ủi: thôi thì cái sự nhớ nó cũng ngẫu hứng như cái mớ dây thần kinh không khi nào ổn định của con người ta vậy mà, chi bằng cứ chép ra giấy trắng mực đen để xóa đi cái tính hoài nghi nhỏ nhen của mình lại chẳng tốt lắm ru! Âu thế cũng là có dịp để trả nốt chút nợ tình mà lâu nay còn canh cánh bên lòng. Và thế là Gươm vàng võ phục trang bị đến tận răng, tôi cắm phím mở máy viết những dòng này chỉ cốt tìm vui trong chừng nửa trống canh cho tiêu sầu nhớ bạn. Không biết ở những nơi xa vắng có ai đồng cảm được với cái chứng dở hơi ủy mị nhà thơ nửa mùa của tôi không! Giá mà có thì tôi cũng được an ủi cái phần hồn nghèo nàn này đôi chút rồi!
Thật là hạnh phúc khi còn có được những người bạn thơ tri túc, tri âm, tri kỷ...trong cuộc trăm năm ngắn ngủi này. Có lần nói chuyện qua điện thoại với Tuấn Linh về blog Trang Thơ trên mạng, tôi thật sự xúc động về ý nghĩa và qui mô của nó. Đâu phải đã phai phôi mòn mỏi hết những hồn thơ thấm đẫm tình người, ý tứ sâu sắc và đầy tài hoa trong hàng ngũ anh em mình ở thời kinh tế thị trường này. Nhưng quả thật là: hạnh phúc phải phấn đấu nhiều song chẳng bao giờ với tới được như câu thơ của thi sĩ Trung Việt, bạn tôi, mà tôi ghi lại đây để thay cho lời kết:
… Hạnh phúc như mùa xuân chín ngọt trên cành
Còn khổ đau như biển xanh muôn đời sóng vỗ
Có qua những phút giây mhư con thuyền
giữa mênh mông bão tố
Mới hiểu sâu xa hương vị ngọt ngào của Mùa xuân.
Hoàng Giang kính bút !
@HT : anh mang bài này sang trang blog K3 nhé.
Trả lờiXóaCám ơn vì HT đã bỏ nhiều công phu để chuyển font cho bài viết.
Hì hì...
@ TL: Chỉ cảm ơn vì font chữ thôi à? Em để link liên kết để mọi người xem có phải là em chỉ đổi mỗi font chữ thôi hay ko nhé. Bức ảnh minh họa của em thì sao? Bao nhiêu công sức mới có đấy. Nhưng mà cũng phải thế. Em trân trọng tất cả những gì mà mọi người chia sẻ trong Trang Thơ này.
Trả lờiXóaVề “Tản mạn 2011”:
Trả lờiXóa- Ta đã gặp trong bài thơ “Một khúc tương tư” người đàn ông si tình bên vò rượu, người đó có thể là một ai đó hoặc chính là tác giả - một người đàn ông vô cùng đáng yêu và cũng đáng ghét. Tác giả vẽ lên được hình tượng đó cho người đọc quả là có tài làm thơ và thơ có duyên đã làm si cả người đọc luôn.
- Ở “Tản mạn 2011” theo như tác giả bộc bạch “không hay viết...vì có lý do riêng…Như vậy tác giả thuộc vào diện “qúi hồ tinh hơn qúi hồ đa” rồi. Tác giả “không viết thơ kiểu phong trào mà chắt lọc từ hồn của bạn bè, anh linh của các bậc tiền nhân và được rọi sáng bởi hào quang của thế hệ…” Có lẽ qua “chắt lọc” nên thơ của tác giả tinh tế, bộc lộ cảm xúc sâu lắng từ con tim khiến người đọc phải suy ngẫm.
Tác giả còn bật mí là “mê cái đẹp” và “ủy mị nhà thơ nửa mùa”. “Mê cái đẹp” thì rõ rồi. Cái đẹp của thiên nhiên, của tạo hóa, của con người và của chính bản thân mình nữa. Nhưng độc giả thấy tác giả “mê” em hơi nhiều thì phải, mà “mê” trong thời gian dài. “Thế là em…Thế là tôi”. Có “em” thì phải có “tôi” để cho cân bằng hai vế! Mà nhiều năm vẫn một khắc khoải về em, chắc là yêu nhiều lắm và liệu có điều gì trắc trở trong tình yêu hay không mà tác giả có vẻ thổn thức mãi với niềm yêu thế nhỉ?
Đằng sau cái “uỷ mỵ nhà thơ nửa mùa” mà tác giả tự nhận xét, độc giả thấy được cái hóm hỉnh, vẻ khiêm nhường, sự mạnh mẽ, tâm hồn thơ lai láng và rất giàu tình cảm của tác giả. Đặc biệt là nghĩa tình đồng đội – nỗi xót thương vô hạn những người đồng chí, những người bạn thơ đã đi mãi không về trong cuộc trường chinh giải phóng và bảo vệ đất nước của dân tộc.
- Sống hết mình với bạn bè. Trong bài “Qùa tặng bạn” ta thấy thật qúy hóa khi có những người bạn đã qua thời trai trẻ, đang hướng tới hoàng hôn rồi mà vẫn lặn lội chẳng quản đường xá xa xôi, vất vả để về dự đám cưới con của bạn cũ năm xưa. Với tài ứng suất nhanh tác giả đã sáng tác rất nhanh bài thơ đầy ý nghĩa và rất tình cảm. Trong bài thơ cũng có hơi men nhưng hơi men ở đây chỉ “thoáng say” rất hợp lý với bối cảnh để tâm hồn thăng hoa để sáng tác. Hơi men ở đây thì không đáng ghét! Có lẽ nhờ hơi men chăng mà tác giả có những câu thơ rất tuỵệt: “Mắt rưng rưng trong mắt/ lời ngổn ngang trong lời”. Một cuộc hội ngộ thật là vui, bao điều muốn nói bao đìều muốn chia sẻ còn dang dở...niềm vui cứ như muốn níu kéo mọi người.
Có một điều độc giả khó hiểu ở trong những câu thơ… “Long đong suốt một đời/ bao hy sinh vất vả/ vẫn trần thân, đội đá…”? Liệu có liên quan gì chăng với câu “Nữ Oa đội đá vá trời”?
@-Tác giả Hoàng Giang: Rất vui khi tác giả tham dự vào diễn đàn trang thơ. Trong đàm luận nếu BL có điều gì làm tác giả không hài lòng thì mong tác giả cho hai chữ “đại xá”. Nếu được mong tác giả giải thích giúp những điều BL chưa hiểu đã nêu trong lời góp ở trên thì tốt qúa. Chúc anh Hoàng Giang mạnh khoẻ, hạnh phúc và hy vọng sẽ được thưởng thức tiếp những sáng tác khác của tác giả.
Trả lờiXóa@- Tualinh: Cám ơn anh TuaLinh đã giới thiệu thơ của tác giả Hoàng Giang để bạn đọc trang thơ có dịp đàm luận và học hỏi thêm về thơ của tác giả.
@BL: Xin chia sẻ cùng BL cảm nhận về 2 câu “Mắt rưng rưng trong mắt/ lời ngổn ngang trong lời”. Theo tôi đây là một trong những câu thơ hay nhất-có một không hai (tất nhiên là trong số đã đọc được) đặc tả về tình bạn bền lâu lại thấm đậm trong đó tình đồng đội, gặp lại nhau lúc tuổi xế chiều.
Trả lờiXóaCác câu hỏi của BL,có lẽ anh HG sẽ trả lời vào một lúc nào đó. Nhưng cũng có thể cam đoan với BL,từng câu chữ trong bài thơ "Quà tặng bạn" đều phản ánh đậm đà và cô đọng hiện thực,ko có câu chữ nào dùng cho chức năng 'tròn vần' hoặc 'lót nhịp'.
Chỉ lấy một ví dụ : tôi hỏi HG trong câu "Viết tặng câu vuông tròn", thì "câu vuông tròn" mang ý gì,có phải để làm 'tròn vần' bằng một hình tượng ko?
HG trả lời :không vô cớ đâu, chữ 'vuông tròn" là lấy ý từ câu ca dao :
"Một đời cha mẹ nuôi con/đẽo vuông rồi lại đẽo tròn mới nên"
Thế mới biết,để đọc và thưởng thức được hết ý tứ lời thơ,nhiều khi đọc giả cũng cần phải có vốn văn học, thơ ca,hò vè giân dan...tối thiểu ở một mức độ nào đó. Bời vì Nhà Thơ ko thể giải thích về thơ mình được, kiểu như vì sao lại dùng chữ này mà ko dùng chữ kia..vv... và...vv..
Và sự cô đọng tới từng chữ,phải chăng cũng là một biểu hiện của 'tài năng'?