Chúng tôi
ngồi trên cao
''Chúng tôi ngồi trên cao
Sung sướng như thiên thần
Biển thì thầm dưới chân
Mặt trời chiều dần xuống...''
Hai Nơ
______________________
Tôi đứng trên cao khi bóng chiều dần xuống
Mặt trời đang rơi vào lòng biển xanh
Biển lặng dưới chân. Những con sóng
rì rầm thủ thỉ
Ở đây chăng, những niềm vui thiên thần?
&
Và ở đâu nơi chân trời xa, niềm vui bé nhỏ của tôi
Nơi đây chỉ có nỗi buồn tôi mang theo
đến bên bờ cát
Để biển cả như mênh mông hơn
những cánh buồm thêm mỏng manh xa lắc
Và hoàng hôn trên biển hôm nay
thêm trầm lắng nỗi lòng ai!
&
Những tảng đá ven bờ nằm im lặng đến muôn đời
Nghe tiếng hàng thông thì thầm mãi hát
Tất cả những gì ở nơi đây, như san sẻ với ai,
làm tăng thêm niềm hạnh phúc
Và những nỗi buồn càng dàn trải đến tận cùng...
&
Em đang ở xa kia, nơi hàng cây rực rỡ nắng vàng
Niềm vui của Em thật giống những tia nắng đó
Còn nỗi buồn tôi là hoàng hôn trên biển cả
Là những đợt sóng khi ào ạt xô bờ,
lúc mòn mỏi trào dâng...
ngồi trên cao
''Chúng tôi ngồi trên cao
Sung sướng như thiên thần
Biển thì thầm dưới chân
Mặt trời chiều dần xuống...''
Hai Nơ
______________________
Tôi đứng trên cao khi bóng chiều dần xuống
Mặt trời đang rơi vào lòng biển xanh
Biển lặng dưới chân. Những con sóng
rì rầm thủ thỉ
Ở đây chăng, những niềm vui thiên thần?
&
Và ở đâu nơi chân trời xa, niềm vui bé nhỏ của tôi
Nơi đây chỉ có nỗi buồn tôi mang theo
đến bên bờ cát
Để biển cả như mênh mông hơn
những cánh buồm thêm mỏng manh xa lắc
Và hoàng hôn trên biển hôm nay
thêm trầm lắng nỗi lòng ai!
&
Những tảng đá ven bờ nằm im lặng đến muôn đời
Nghe tiếng hàng thông thì thầm mãi hát
Tất cả những gì ở nơi đây, như san sẻ với ai,
làm tăng thêm niềm hạnh phúc
Và những nỗi buồn càng dàn trải đến tận cùng...
&
Em đang ở xa kia, nơi hàng cây rực rỡ nắng vàng
Niềm vui của Em thật giống những tia nắng đó
Còn nỗi buồn tôi là hoàng hôn trên biển cả
Là những đợt sóng khi ào ạt xô bờ,
lúc mòn mỏi trào dâng...
Đồ Sơn 1980
KST
KST
@ TL: Em cứ phân vân, là mênh mông chứ nhỉ? Và em nghĩ mấy câu thơ trích dẫn của Hai Nơ để chữ nhỏ thì sẽ đẹp hơn.
Trả lờiXóa@HT: E làm công việc của TQ đi.
Trả lờiXóaHình như số phận bắt tôi phải luôn là người phản biện, mặc dù mình chẳng muốn tý nào, bao giờ và ở đâu cũng vậy, lời khen thấm vào lòng hơn là lời chê, dù có là sự thật thì bao giờ cũng để lại một nỗi buồn man mác- cho người này và cả người kia. TV làm bài thơ này lúc chỉ chừng mười chín, đôi mươi, cái tuổi ham triết lý và đang cạy cục tìm hướng đi cho cuộc đời, mình cũng vậy, thành ra rất hiểu những cảm xúc của TV, những cảm xúc vui:
Trả lờiXóa"Ở đây chăng, những niềm vui thiên thần?"
buồn lẫn lộn:
"Nơi đây chỉ có nỗi buồn tôi mang theo đến bên bờ cát"
của những chàng trai mới lớn, luôn tưởng tượng đến một EM nào đó, để khi đứng trước thiên nhiên thì cảm xúc càng có cớ thăng hoa! :))
"Để biển cả như mênh mông hơn
những cánh buồm thêm mỏng manh xa lắc
Và hoàng hôn trên biển hôm nay
thêm trầm lắng nỗi lòng ai!"
Hoàng hôn trên biển làm nỗi lòng thêm trầm lắng là ví von rất lãng mạn, và cũng sâu sắc, bởi vì nếu nỗi buồn có khi trầm lắng như hoàng hôn, thì cũng có lúc nó bừng dậy thành niềm vui khi Rạng đông đến, câu này khá lắm.
Thực ra tác giả cũng khá mâu thuẫn, âu đó là đặc trưng của tuổi hai mươi,khi TV viết:
"Tất cả những gì ở nơi đây, như san sẻ với ai,làm tăng thêm niềm hạnh phúc
Và những nỗi buồn càng dàn trải đến tận cùng..."
Niềm hạnh phúc đi cùng nỗi buồn dàn trải thể hiện trong một ý thơ cho thấy tiếng lòng của tác giả đang xao động dữ dội, nhưng tác giả là người không bi quan, mà kết hợp với một Em trong tâm tưởng để đẩy thiên nhiên, với hoàng hôn với từng đợt sóng để đón chào một bình minh mới, sáng sủa hơn:
" Em đang ở xa kia, nơi hàng cây rực rỡ nắng vàng
Niềm vui của Em thật giống những tia nắng đó
Còn nỗi buồn tôi là hoàng hôn trên biển cả
Là những đợt sóng khi ào ạt xô bờ,lúc mòn mỏi trào dâng..."
Bài thơ có nhiều suy tư, tuy nhiên cũng có vài sai sót nhỏ, TV đã để cảm xúc văn học lấn át sự thật khoa học, vấn đề là nếu đứng ở bờ biển VN, anh không thể thấy mặt trời lặn ở phía biển:
"Tôi đứng trên cao khi bóng chiều dần xuống
Mặt trời đang rơi vào lòng biển xanh.."
Nếu đứng ở Califocnia bên Mỹ thì điều đó là sự thật. hề hề! tôi mắc bệnh "phản biện" mà, nhưng không sao, không ai đi bắt lỗi cảm xúc và trí tưởng tượng cả, bởi làm vậy lấy đâu ra thơ cho chúng ta đọc!!!
cũng như khi đọc bài của một bạn gái ở bài trước, tôi gặp câu "sắn dù":
"Duyên nợ gì đây ơi Trung du
Mà đã chia tay với sắn dù..."
Thì mình cố tưởng tượng xem tác giả định nói loại sắn nào, sắn dây, sắn thuyền hay sắn gì gì mà cũng không ra, đành hiểu theo kiểu tác giả định nối với câu dưới theo nghĩa là đã chia tay với sắn dù là đã xuôi về Hà nội, đấy! thơ làm cho người ta suy nghĩ ở chỗ đó chứ đâu!
Quang Trung! Giữa biển khơi của Việt Nam bạn sẽ thấy cả mặt trời mọc và mặt trời lặn đấy! Vấn đề ở đây là đứng ở vị trí nào mà thôi. Nếu tác giả bài thơ này đứng ở vị trí đó thì có lẽ chỉ thấy: "Biển một bên và...em một bên" thôi!
Trả lờiXóaTrần Phong chưa đọc kỹ rồi, TV nói rõ là sáng tác bài này năm 1980 tại ĐỒ SƠN, tôi có nhầm một chút là khi đó TV đã trên dưới 30 tuổi, chứ không còn 19, đôi mươi nữa.
Trả lờiXóaQuang Trung! Ý mình muốn nói là đứng ở bờ biển VN vẫn có thể nhìn thấy cả mặt trời "mọc từ biển" và "lặn xuống biển" mà! Ví dụ như đứng ở đất mũi Cà Mau hay ngoài đảo xa. Trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", nhà thơ Huy Cận đã viết "Mặt trời xuống biển như hòn lửa". Không biết anh TV đã đứng ở vị trí nào má thấy "Mặt trời đang rơi vào lòng biển xanh"? Ước gì TP được một chuyến ra Đồ Sơn!!!
Trả lờiXóa@TP. "Mặt trời xuống biển" là một tứ thơ rất thú vị. Sao chưa thấy ai ra Trường Sa mà viết gì đó tương đương nhỉ?
Trả lờiXóaTP@ chúng ta chỉ nhìn thấy mặt trời lặn về hướng Tây- đó là kiến thức cơ bản, nhưng ở bài thơ ĐTĐC của Huy Cận, nhà thơ viết về khu vực Hạ Long, trên đoàn tầu đánh cá giữa biển, nhìn về hướng đất liền có thể nhìn thấy "Mặt trời xuống biển như hòn lửa". Cũng như ở Trường sa, vào buổi chiều, nhìn về đất Mẹ có thể thấy mặt trời đang chìm xuống.
Trả lờiXóaĐồ sơn chỉ là một bán đảo nhỏ nhô ra biển, vậy có ở đó thì chắc chắn ta cũng không thấy mặt trời lặn xuống biển ở hướng ngược lại được.
Điều cốt yếu cần khuyến khích là tính tưởng tượng, và sáng tạo, không thể cứ 1 là 1 được, nó sẽ bóp chết ngôn từ, tôi chỉ nói cho vui thôi chứ không có ý chê trách TV.
Thơ anh TV thật giàu hình tượng. Đọc thơ anh mà có cảm giác đang đứng trước biển ngắm hoàng hôn. Những đợt sóng nhẹ vỗ vào bờ, rặng phi lao khe khẽ hát trong gió, những tảng đá vô cảm im lìm, biển xanh lặng lẽ trải dài đến vô tận. Khung cảnh làm cho nỗi buồn càng buồn hơn, nỗi nhớ càng da diết hơn.
Trả lờiXóaLần này,tôi rất phục 'ngòi bút phê bình' của QT.Có lẽ anh đã rất khó khăn khi viết lời bình bài thơ của TV...? và QT đã viết ra được một cách ngoạn mục!
Trả lờiXóaTrong nhận xét,QT đề cập tới một 'tiêu chuẩn' ko thể thiếu của một 'bài thơ hay' ở cấp độ hoàn chỉnh,đó là tính 'chặt chẽ' với hàm ý ‘ko có mâu thuẫn’ nội tại-nhất thiết cần phải 'đảm bảo' trong cái 'bay bổng' sáng tạo tác phẩm.
Xin lấy một ví dụ : câu dịch "Matxcơva lại đã thu rồi!".
Khi cây rụng lá,tức là đã 'cuối thu',mùa thu đã trải qua gần hết thời hạn của nó. 4 chữ 'lại đã thu rồi' chỉ dùng cho ngữ cảnh đầu mùa,'chợt nhận ra' mùa thu đã tới,vì vậy câu dịch này ko 'chặt chẽ', mà phải chỉnh lại là 'Matxcơva thu lại đã muộn rồi!' chẳng hạn- thì mới là ‘hợp lý’.
‘Giọng’ ‘nam’ hay ‘nữ’ diễn đạt ko rõ ràng-dù chỉ ở một đôi chỗ trong bài thơ mà gây nên sự ‘mơ hồ’,’mâu thuẫn’ về ý ở sự cảm thụ của người đọc, cũng là biểu hiện của sự thiếu ‘chặt chẽ’. Bài thơ như thế,dẫu nói chung là ‘hay’ nhưng cũng ko thể gọi là ‘hoàn chỉnh’,càng ko đạt được mức độ ‘tuyệt tác’.
Nghệ thuật nói chung,thơ nói riêng-ở cấp độ ‘đỉnh cao’,may thay ko bao giờ chỉ có một đường,ngay cả khi tưởng như ‘tắc tỵ’ vì quá ‘vô lý’. Câu chuyện vui về câu ‘Mặt trời mọc ở đằng Tây’ là một ví dụ. Xin kể lại (chuyện có 2 dị bản.tôi chỉ kể lại bản tôi thích vì …kịch tính hơn bản kia):
Trong giờ ngữ văn,ko biết thầy giảng thế nào mà trò Puskin …ngủ gật. Thầy bèn gọi P. đứng dậy và yêu cầu trò đặt một câu có 3 chữ ‘Mặt trời mọc’. Vì quá bất ngờ và chưa tỉnh hẳn nên P ứng khẩu luôn ‘Mặt trời mọc ở đằng Tây’. Cả lớp cười ầm lên, Chỉ khi đó trò P.mới tỉnh hẳn và biết mình đã lỡ lời. Trấn tĩnh lại và trong lúc tiếng cười chưa ngớt,P. đọc liền một lèo : ‘Thiên hạ ngạc nhiên chuyện lạ này Ngơ ngác nhìn nhau và tự hỏi Thức dậy hay là ngủ nữa đây?’
Cái ‘vô lý’ ở câu thơ đầu tiên vẫn còn đó,nhưng cả bài thơ đã ‘giải’ hết . Đây vẫn là một bài thơ hay. ‘Đỉnh cao’ có thể làm được việc như vậy đấy! :)
…Thiết nghĩ ‘tinh thần’ ‘ngòi bút phê bình thơ’ của anh QT rất cần cho TT cũng cần như tinh thần (cũng của QT ) ‘đây là cây nhà trồng được,cần bình luận để sao cho các TG khỏi mất hứng’. Nếu chỉ thực hiện vế sau, thì e rằng TT thiếu sự ‘trau dồi’ thường xuyên và kết quả là ko sớm thi muộn TT sẽ thực sự trở thành ‘Viện dưỡng lão…thơ’ mất! :))
Về bài thơ này của TV,tôi cũng có đôi điều rất muốn chia sẻ cùng diễn đàn, nhưng xin phép…khất lại sau một chút.
@ Bắc Hải: Rất vui khi nghe ý kiến của bạn! Cũng như hàng triệu khán thính giả trên cả nước, mình đang chờ mong những ca khúc thật hay về biển đảo. Chắc bạn còn nhớ, thời chiến tranh, chúng ta đã có những ca khúc thật hay viết về biển đảo. Đó là: "Bài ca đảo Bạch Long Vĩ", "Có chúng tôi trên hải đảo xa xôi", "Giữ vững biển trời Quảng Bình - Vĩnh Linh", v.v..Trong thời bình, chúng ta có ca khúc "Chút tâm tình người lính biển" (thơ Trần Đăng Khoa, nhạc Hoàng Hiệp). Tại sao chưa có những ca khúc hay như ngày đó? Trả lời câu hỏi này cũng dễ mà cũng khó! Nếu mở một diễn đàn mini về vấn đề này, mình nghĩ chắc thú vị lắm!
Trả lờiXóa@ Quang Trung: Bạn nói đúng đấy! Nhà thơ Huy Cận viết bài thơ ĐTĐC trong chuyến công tác thực tế ở Quảng Ninh. Giữa biển khơi, nhà thơ đã thấy được vẻ đẹp của mặt trời lặn xuống biển và mọc lên từ biển. Như mình đã nói, đứng ở mũi Cà Mau, chúng ta sẽ thấy cả mặt trời mọc và lặn từ biển. Đứng ở bờ biển Hà Tiên, nhìn sang vịnh Thái Lan, chúng ta sẽ thấy mặt trời lặn xuống biển. Mình chắc chắn rằng, trên bờ biển Việt Nam, sẽ còn nhiều nơi thấy được mặt trời mọc từ biển và lặn xuống biển.
Riêng bài thơ "Chúng tôi ngồi trên cao" của anh TV, mình thấy có phảng phất một nỗi buồn. Tác giả lấy bốn câu thơ của nhà thơ Hai-nơ để làm tương phản với xúc cảm của mình. Có lẽ, "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!". Bài thơ viết tại Đồ Sơn, nhưng không biết cảnh vật, con người có phải ở đấy không? Điều này chúng ta thường hay thấy trong thi ca.
@ Chị Bạch Liên: Cho đến hôm nay, tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi bài thơ "Trung du" của tác giả P.T. Bài thơ này có thể chuyển thể thành truyện ngắn hoặc phim sẽ rất hay đấy! Đọc xong bài thơ này, tôi càng buồn khi nghe lại hai ca khúc: "Người đi xây hồ Kẽ Gỗ" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và bài "Trên công trường rộn tiếng ca" của nhạc sĩ Ngô Quốc Tính. Tại sao đôi bạn trong bài thơ "Trung du" lại không cùng nhìn về một hướng như đôi bạn trong hai ca khúc trên?
Trả lờiXóaXin chị vui lòng cho biết: "Sắn dù" có phải là loại sắn trồng chỉ để lấy lá làm dưa và nấu canh với tép nhỏ hoặc cá nhỏ không? Đây là một đặc sản của miền trung du, Phú Thọ.
@ A Trần Phong: Cả chị Bạch Liên và Thu Hà đều không thể nào vào các trang trên Blogspot mấy ngày hôm nay rồi. Em đoán có thể do VNPT. Em sẽ chuyển câu hỏi của anh qua mail.
Trả lờiXóaTL! Thực ra khi viết vài nhận xét về bài thơ của TV, tôi cũng không có ý là một còm bình thơ, trong khuôn khổ một comment không cho phép ta bình cho đúng ý, chỉ là vài cảm nghĩ nhất thời, khi đồng cảm với tác giả mà thôi.
Trả lờiXóaRanh giới giữa "Bình" và "Phê" rất hạn hẹp, ta lưu ý rằng "Phê" thơ chứ không phải "Chê" thơ. Và giữa "Cảm nhận" thơ, "Đồng cảm" thơ rất khác với "Nịnh" thơ, khi hiểu điều đó ta không còn áy náy khi phải phê thơ và tiếp nhận Phê thơ nữa, và đó cũng là điều mà khi đọc thơ ta cần làm.
Phê bình thơ không có nghĩa là người phê bình có trình độ "thơ" cao hơn tác giả, anh ta có khi làm thơ không ra gì nhưng có tố chất tốt khi cảm nhận và "khen, phê " đúng mức, nó làm cho người đọc hiểu những ngóc ngách sâu kín của bài thơ hơn, những tác giả thơ đích thực tìm được một nhà bình thơ cho mình là rất khó, những nhà phê bình VN ít lắm, đếm không hết một bàn tay, bởi vì ngoài trình độ còn có chuyện ngại động chạm, và thế là chỉ còn những nhà "nịnh" thơ, nơi bắt đầu của sự xuống cấp thi ca.
Một trào lưu của các nhà thơ hiện đại là thích tìm tòi ngôn ngữ mới, như ông VQP ở trên cũng có khá nhiều tìm tòi:
"Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi."
Rất lạ phải không, câu từ không mới nhưng cách đặt chỗ cho nó bị xáo trộn lạ thường, vậy nếu không có một nhà bình thơ móc máy, khen chê thì rất khó cho một người đọc bình thường hiểu và thấy được cái hay cũng như cái không hay của câu thơ.
" Chiều nay thơ khi nước thủy triều lên"
"Hạt nuôi đời hai đứa cắn chung nhau"
"Mặt biển bằng vui như mái nhà ta"
Những câu thơ này cũng vậy, rất lạ, mà một người đọc thường không có ai giải thích, không có ai phê bình thì thật khó hiểu.
Cho nên bình thơ, ở khía cạnh nào đó là rất "đau" nhưng chính vì nó mà thơ phát triển, như một nguyên lý triết học chúng ta vẫn được nhồi nhét vậy " giải quyết mâu thuẫn nội tại làm sự vật phát triển" Tôi thuộc bài đấy chứ nhỉ,hehe!
Rất tiếc là vừa qua Blog Spot trục trặc. HT có thể hướng dẫn cho các bạn cài Opera, hoặc Google Crom là có thể vào mạng bình thường.
Sắn dù đây này TP
Trả lờiXóaVà đây nữa: "Loại sắn dễ gây độc là sắn “dù”, sắn trắng, sắn mọc gần những cây có chất độc. Trước khi ăn sắn phải bóc vỏ, ngâm nước ít nhất 2-3 giờ. Khi ăn nên chấm với đường hay mật để giảm nguy cơ ngộ độc.
Loại sắn dễ gây độc là sắn “dù”, sắn trắng, sắn mọc gần những cây có chất độc. Trước khi ăn sắn phải bóc vỏ, ngâm nước ít nhất 2-3 giờ. Khi ăn nên chấm với đường hay mật để giảm nguy cơ ngộ độc. Trích
ở đây
Vậy là do không biết nên mình đã hiểu sai câu sắn dù, đúng là có sắn dù thật.
@ Quang Trung: Cám ơn bạn đã có lời giải đáp thế nào là sắn dù. Hồi ở Phú Thọ, mình nghe nói có một loại sắn trồng để lấy lá non làm dưa và nấu canh với tép nhỏ, rất ngon. Mình lầm tưởng đó là sắn dù. Thật ra, chữ "dù" đã làm cho mình khó hiểu.
Trả lờiXóaQuang Trung! Đọc comment của bạn, có hai chữ "nịnh thơ" làm mình nghĩ đến bài thơ "nịnh" của nhà thơ Vũ Hoàng Chương. Ông là "thi bá" di cư từ miền Bắc vào. Mình rất ngưỡng mộ nhà thơ này vì thơ của ông rất sang trọng. Rất tiếc một người như ông lại vướng phải cái vòng "danh lợi cong cong". Bài thơ "nịnh" của ông làm để suy tôn Ngô Đình Diệm khi nhận chức Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà. Đây là bài thơ đó:
Lá phiếu trưng cầu một hiển linh
Đốt lò hương, gửi mộng bình sinh
Từ nay trăm họ câu hoan lạc
Đàn khúc đầm dao rượu chén quỳnh.
Có một ngày ta về lại cố đô
Lưỡi lê say máu rửa Tây Hồ
Trên cao chí sĩ giơ tay vẫy
Đại định Thăng Long một sắc cờ.
Vì bài thơ này nên năm 1975, ông đã bị bắt giam ở khám Chí Hoà. Sau vài tháng, Nhà nước cho về nhà dưỡng bệnh và ông mất trong năm ấy.
Quang Trung tìm trên mạng sẽ có nhiều bài viết hay về "thi bá" Vũ Hoàng Chương đấy!
Khi nói về chất "nịnh" trong thơ, có hai yếu tố cần đề cập, đó là "Nịnh thơ" và "Thơ nịnh".
Trả lờiXóaNói về thơ nịnh, thì như TP đã ví dụ trong bài thơ của VHC ở phía bên kia, bên này -tức là các nhà thơ CM cũng không thiếu thơ nịnh, có thể nói về bài "THƯƠNG ÔNG" của TH: "...Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười.."
Cũng có thể nói là một đại diện của thơ nịnh, mà tùy thời các thế hệ sẽ có cách đánh giá khác nhau.
Còn nịnh thơ thì lại không có thơ để dẫn chứng, nó chỉ biểu hiện ở một nhóm, hoặc vài người có nhu cầu tâng bốc nhau, khen chê không đúng chỗ, cốt để đẹp lòng đối tác mà thôi, ví dụ rất nhiều, khi tôi về sinh hoạt chi bộ với tổ hưu, khi không còn gì cần "lãnh đạo" nữa thì các cụ bỗng biến thành Đảng viên- Nhà thơ hết cả, mỗi cụ một tờ giấy lần lượt giở ra đọc các sáng tác của mình, và dĩ nhiên là khen nhau nức nở, có ông còn cặm cụi đạp xe từ Gia lâm sang chỉ để hỏi chỗ này nên đặt "và" hay "cùng" hay "với", rồi ngồi cả buổi chỉ để phân tích xem con nhái, con cóc, con chão chàng, con ễnh ương giống và khác nhau chỗ nào!!! hehe!
Phân tích rạch ròi như vậy để thấy rằng, trong thưởng thức thơ cần có những nhận thức đúng, tránh được điều cần tránh để thơ có cơ hội phát triển, và khi một tác giả trình bày thơ rất cần những tiếng nói phê bình đúng mực, bởi người ngoài dễ nhìn thấy sai sót, và cũng dễ nhìn thấy cái hay cái đẹp ẩn dấu trong một tứ thơ, mà ngay cả người sáng tác chưa chắc đã thấy được, cũng có thể gọi nó là "tán" thơ vậy !
Phê bình thơ rất khó, không khéo dễ gây ngộ nhận, vì vậy xin hãy hiểu đúng về "Bình" thơ.
Quang Trung! Bạn đọc 2 câu thơ này nhé:
Trả lờiXóaNỗi niềm chi rứa, Huế ơi!
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.
( Nước non ngàn dặm - Tố Hữu)
Có người bình cho đây là một câu thơ tài tình của Tố Hữu. Một câu thơ "mười phân vẹn mười" về nội dung lẫn nghệ thuật. Tài tình và độc đáo ở chỗ các phụ âm từng cặp ở câu thứ hai: M-m, x-x, tr -tr, T -T đọc lên rất giàu nhạc tính. Có người khác lại bảo rằng đây là một lối "nịnh thơ". Thật đáng thương cho họ vì họ đã không thấy được vẻ đẹp của hai câu thơ này! Ngạn ngữ Pháp có câu: "Nhìn mà không thấy". Thật quá chí lí!
Vấn đề về lí luận thơ, mình nghĩ không nên bàn ở đây vì e rằng lạc đề. Hơn nữa, mình nhận thấy các thành viên của TRANG THƠ đều có một trình độ lí luận vững vàng, có người dịch thơ và làm thơ rất hay! TP này xin tâm phục khẩu phục! Từ ngày được quen biết các anh chị, TP cảm thấy như "vén đám mây mù mà trông thấy trời xanh".
Kính các anh chị!
Hôm nay tự nhiên "lạc" sang đây, thấy trình thơ của các bác siêu quá. E được cái "ưu điểm" dốt thơ, không có cảm nhận cảm xúc gì về nó cả, cứ đọc thấy "vừa mồm" là thấy hay rồi, "nhìn" vào tứ thơ cứ như nhìn bức vách. Rõ chán với cái đầu "tăm tối" của mình.
Trả lờiXóaCác bác đúng là "cây đa cây đề" của..."tán" thơ :)))
TP@
Trả lờiXóaTôi không hề có ý đi sâu vào lý luận phê bình, ở đây không phải là nơi thích hợp để bàn về điều đó, bởi trong các comment của mình, cái hơi hướng "tán" thơ của tôi thường thiên về điều có vẻ như phê phán, cho nên điều dễ hiểu là tôi phải "Rào đón", "giải thích" để các bạn thơ khỏi mếch lòng, mặc dù việc này đôi lúc làm cho trang thơ sôi nổi hẳn lên so với cái thời lèo tèo vài trăm wiew, hehe!
Xin miễn cho tôi về việc thơ TH, xin mời các bạn đọc một bài thơ mà tôi đăng ở trên, mời bình luận và sau này tôi sẽ nói rõ thêm về bài thơ này.
@ A Trần Phong: "Ước gì TP được một chuyến ra Đồ Sơn!!! ", chỉ 1 câu này của anh làm em băn khoăn cả tuần nay. Có lẽ tại em sinh hoạt trong 1 CLB có nhiều người cao tuổi và nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo. Sáng nay nhân nói chuyện với a HT mới biết hóa ra không phải. Thế mới biết lẽ ra em nên làm nhà văn. :))
Trả lờiXóa@HT: Chỉ một câu nói vô tình của TP mà làm Hồng Thu "băn khoăn cả tuần". Thật đáng tiếc! Xin tha thứ tội vô tình! Tại sao Hồng Thu không giữ chính kiến của mình mà nghe theo người khác? Xin đừng bắt chước câu "Chưa đi chưa biết Đồ Sơn"!
Trả lờiXóaTP nghĩ Hồng Thu đang có tác phẩm hay đó, chỉ cần được lăng-xê lên thì cũng thành nhà văn thôi! :))
@ A Trần Phong: Không có vấn đề gì đâu ạ. Chỉ là một dấu hỏi chấm, dẫn đến một chút suy luận, rồi hơi ngỡ ngàng với thông tin có được và sau cùng biết được suy luận đúng, thông tin nhầm. Chứng tỏ linh cảm của người luyện thiền cũng không đến nỗi tồi. :)
Trả lờiXóaĐầu đề bài thơ với nội dung của Hai Nơ. Có lẽ tác giả đã có lúc đứng trên cao với ai đó thành “chúng tôi“ và đã được tận hưởng niềm vui “thiên thần“ ở dưới nơi mà tác giả đang đứng một mình. Phải chăng niềm vui ngày ấy nay đã xa rồi? Tác giả đã có “em“ thật chứ không tưởng tượng ra nhưng có thể em của tác giả đã có niềm vui mới rồi, vui như “tia nắng“. Còn tác giả thì như nuối tiếc và đang trải nỗi buồn của mình ra với biển khơi chứ chỉ buồn vì nhớ thì khác. Tác giả buồn từ khổ thơ thứ 2 đến hết bài thơ. Một nỗi buồn mênh mang lây cả cho đọc giả. Tác giả thật khéo biểu lộ cảm xúc của mình! Vần thơ trầm bổng, nhẹ nhàng nhưng ý thơ sâu lắng khiến đọc giả có cảm giác thú vị và phỏng đoán tự do.
Trả lờiXóa@ A Tr trung & tranphong: Sắn dù là có thật. Ở trung du ngoài sắn dây, sắn thuyền có 3 loại sắn được trồng phục vụ đời sống của người dân. Đó là sắn nếp, sắn chuối và sắn dù. Sắn dù về cấu tạo giống như 2 loại sắn nếp và sắn chuối nhưng lá của nó nhỏ hơn và có hàm lượng độc tố cao hơn nhiều. Người dân thu hoạch sắn dù thái lát phơi khô dùng để chăn nuôi gia súc chứ không ăn. Sắn tươi nói chung có độc tố nằm ở vỏ và xơ lõi. Trước khi dùng để chế biến thức ăn người ta đem ngâm nước thải độc để tránh say sắn.
Trả lờiXóa*-Búp của cây sắn khi mới hái có màu xanh bạc, nhựa trắng. Người ta
đem muối chua khi đó lá chuyển sang màu vàng rộm. Vắt bỏ nuớc chua,
rửa sạch, luộc lên có vị sem sẻm chua, chấm muối vừng. Ăn rồi chắc
khó quên. Hoặc có thể dùng để nấu canh với cá nhỏ như anh tranphong đã nghe.
TG lấy cảm hứng từ tứ 'mặt trời lặn trên biển' của khổ thơ Hai Nơ để lấy khung cảnh đó mà viết lên tâm trạng 'của mình'.
Trả lờiXóa"Đồ Sơn 1980
KST "
Là ghi chú nơi,năm sáng tác và bút hiệu - như chúng ta đều biết. Ở đây "Đồ Sơn" ko liên quan gì đến ngữ cảnh trong bài thơ. Toàn bộ bài thơ, ko có bất cứ chỗ nào nói đến hoặc ám chỉ liên quan về địa danh này.
Trong trường hợp ngược lại thì...vấn đề ' ở Đồ Sơn ko thể ngắm mặt trời lặn' mới quả thật có ý nghĩa.
Hơn nữa đây là bài thơ 'viết cho mình' thì...dẫu có nói rằng 'mặt trời mọc ở đằng Tây' cũng chẳng sao cả,vì ở 'cõi riêng' mọi sự đều có thể xẩy ra.
Riêng tôi,cái hay là ở chỗ đọc bài thơ cảm được cái vị 'chua xót' trong cái 'sung sướng' của các 'thiên thần' như Hai Nơ đã ví von.
Bài "Biển" của Thu Hà mang lại một cảm nhận khác : sự nhẹ nhõm,thanh thoát,hồi sinh...khi đến với biển, mà ko có bất cứ một ám chỉ 'thiên thần' nào cả.
Cái 'hay' trong 2 bài thơ có vẻ 'tương phản' nhau,nhưng lại cho đầy đủ thêm 'hương vị' của cuộc sống và đây cũng là sự 'phong phú' bất tận của thơ ca.
Còn bài "Tước biển'-một bài thơ 'chuyên nghiệp' thì mang lại...
Chỉ cần ta đừng vô tư quá , vô tư đến bất bình thường , thì khi đứng trước biển , ai chẳng có chút suy tư .
Trả lờiXóaThu Hà thực sự có lí khi coi biển là người bạn tin cậy , mà trước " người ấy " ta có thể lấy lại chút thanh thản & cười nói vô tư .
Cao hơn nữa , biển còn là người thày của ta . Đứng trước cái bao la , hùng vĩ & dữ dội nữa của biển , ta mới chợt ( học được ) nhận ra cái nhỏ bé , hữu hạn đến vô thường ...của mình & cũng như Na Dim Hít Mét khi luận về cái chết " là quyển sách hay nhất mà tôi đã từng đọc ... , nếu ai cũng hiểu rằng trước sau gì mình cũng sẽ chết thì tại sao ta lại cứ phải hiềm khích , bon chen ... và hàng trăm tật xấu khác ! " .
Khi viết bài thơ này , ĐTV đã có đứa con gái bé bỏng đc 4 tuổi . Phải chăng mấy năm qua , anh đã phần nào nhận ra cuộc hôn nhân của mình ko thành công ...bâng khuâng , xót xa ...anh mang nỗi niềm riêng về với biển , trong 1 chiều tắt nắng .
Và chút kí ức về " cô gái nhà cạnh đường tàu " lại hiện về " nơi hàng cây rực nắng " ... rồi anh chợt nhận ra hạnh phúc - cái vưu vật trời cho ấy - hiếm hoi lắm trong cuộc đời này , bởi đến như " Nàng " - người tình trong mộng của ta mà cũng khác xa ta đến vậy : em- tia nắng đỏ - vui , còn ta-hoàng hôn biển - buồn ( khi ào ạt , lúc mỏi mòn ).
Rất cảm ơn cái còm đầy nữ tính của BL đã giúp tôi viết đc những dòng nạy .
@- Hadongtran: Còm của anh hadongtran được viết ra từ sự xúc động tự đáy lòng về sự đời nên rất “dễ nghe“. Qua chia sẻ của anh hadongtran BL biết thêm về tác giả bài thơ và thấy rằng cái đoán mò của mình có chút đúng nên có chút vui vui.
Trả lờiXóaBL cám ơn và chúc anh hadongtran hạnh phúc gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Hy vọng sẽ được đọc nhiều còm hay của anh trên diễn đàn trang thơ.