Phù sa mặn
Xin thắp nén nhang tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ
trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi đã hy sinh
nơi cuối nguồn của những dòng sông
trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi đã hy sinh
nơi cuối nguồn của những dòng sông
Học sinh khóa 3
Kể đi sông ơi!
Tôi muốn nghe tất cả
Hỡi con sông chở nặng phù sa,
Xứ Quảng Trị - dẫu quen mà rất lạ
Bao lớp người qua, bao lớp đất bồi.
Tôi đến bên sông với tâm trạng bồi hồi
- Đâu rồi nhỉ? Đâu rồi lịch sử?
Sông vẫn chảy mặc nhiên dáng trầm ngâm tư lự!
Hãy kể tôi nghe… dù chỉ đôi lời…!
Tôi vẫn biết: Trong suốt cuộc đời
Sông cũng như người: Buồn vui đủ cả.
Có khác chăng:
- Sông đục phù sa mùa hạ.
- Sông trong xanh nổi đá mùa đông.
Nhưng sông ơi! Sông có còn nhớ không?
Những đồng đội tôi đến bên sông ngày ấy
Những con người đầu trần, lưng cháy
Những “thiên thần” đi xuyên bóng đêm!
Có phải vô tình? Hay lâu quá sông quên?
Như con nước vẫn đổ xuôi về biển…
May có lớp phù sa - phù sa còn lưu luyến
Giữ lại trong mình bao kỉ niệm xa xăm!
Thời gian trôi qua khỏa lấp tháng năm
Nhưng phù sa đến hôm nay còn mặn
Mang trên mình vết thương chưa lành hẳn
Lẫn xương, máu bao người
nên phù sa có vị mặn… Sông ơi!
Đồng đội tôi bao người đi xa rồi
Nhưng sông không bồi - mà sông chỉ lở
Những con người trẻ trung từng làm nên bão tố!
Họ ở đâu bây giờ?
chỉ có phù sa mới nói hộ sông thôi.
Tôi muốn xới lên bao lớp đất bồi
Để tìm dấu chân những đồng đội cũ
Tìm những hương hồn bao năm yên ngủ
Họ vẫn chưa về sau cuộc chiến tranh?
Tôi đang đi trong vô tận mầu xanh
Nghe phù sa vẫn thì thầm kể mãi:
- Đây nơi quân vào, đây nơi vượt bãi…
Tôi như trôi trong huyền thoại…
chơi vơi!
Sông vẫn vô tình đổ nước về khơi
Đâu có biết tôi đang đi ngược dòng chảy.
Bởi có phù sa!
lớp phù sa rực một màu đỏ ấy!
Vẫn mặn mà với bao chuyện đã qua.
Ai đó trên sông đang cất tiếng ca
Hát về chiến công của một thời xa ấy.
Câu hát tỏa lan - xôn xao - sóng dậy.
Như lớp phù sa – chập chờn mãi
…trong tôi!
Tôi muốn nghe tất cả
Hỡi con sông chở nặng phù sa,
Xứ Quảng Trị - dẫu quen mà rất lạ
Bao lớp người qua, bao lớp đất bồi.
Tôi đến bên sông với tâm trạng bồi hồi
- Đâu rồi nhỉ? Đâu rồi lịch sử?
Sông vẫn chảy mặc nhiên dáng trầm ngâm tư lự!
Hãy kể tôi nghe… dù chỉ đôi lời…!
Tôi vẫn biết: Trong suốt cuộc đời
Sông cũng như người: Buồn vui đủ cả.
Có khác chăng:
- Sông đục phù sa mùa hạ.
- Sông trong xanh nổi đá mùa đông.
Nhưng sông ơi! Sông có còn nhớ không?
Những đồng đội tôi đến bên sông ngày ấy
Những con người đầu trần, lưng cháy
Những “thiên thần” đi xuyên bóng đêm!
Có phải vô tình? Hay lâu quá sông quên?
Như con nước vẫn đổ xuôi về biển…
May có lớp phù sa - phù sa còn lưu luyến
Giữ lại trong mình bao kỉ niệm xa xăm!
Thời gian trôi qua khỏa lấp tháng năm
Nhưng phù sa đến hôm nay còn mặn
Mang trên mình vết thương chưa lành hẳn
Lẫn xương, máu bao người
nên phù sa có vị mặn… Sông ơi!
Đồng đội tôi bao người đi xa rồi
Nhưng sông không bồi - mà sông chỉ lở
Những con người trẻ trung từng làm nên bão tố!
Họ ở đâu bây giờ?
chỉ có phù sa mới nói hộ sông thôi.
Tôi muốn xới lên bao lớp đất bồi
Để tìm dấu chân những đồng đội cũ
Tìm những hương hồn bao năm yên ngủ
Họ vẫn chưa về sau cuộc chiến tranh?
Tôi đang đi trong vô tận mầu xanh
Nghe phù sa vẫn thì thầm kể mãi:
- Đây nơi quân vào, đây nơi vượt bãi…
Tôi như trôi trong huyền thoại…
chơi vơi!
Sông vẫn vô tình đổ nước về khơi
Đâu có biết tôi đang đi ngược dòng chảy.
Bởi có phù sa!
lớp phù sa rực một màu đỏ ấy!
Vẫn mặn mà với bao chuyện đã qua.
Ai đó trên sông đang cất tiếng ca
Hát về chiến công của một thời xa ấy.
Câu hát tỏa lan - xôn xao - sóng dậy.
Như lớp phù sa – chập chờn mãi
…trong tôi!
Quảng Trị, 8-2002
T.X.L
T.X.L
Bên bờ sông Gianh (Quảng Bình), AH liệt sĩ Huỳnh Kim Trung đã hy sinh năm 1972. Bên bờ sông Thạch Hãn, chảy qua Thành cổ Quảng Trị, là nơi yên nghỉ của các liệt sĩ: Bùi Hữu Thích, Nguyễn Lâm, Vũ Kiên Cường, Trịnh Thúc Doanh, Đặng Bá Linh, Y Hòa.
Nguồn : SRTKL **
_________________
* Xuân Lăng mất năm 2008, ngày 17/05, vì bệnh ung thư.
"Đò qua Thạch Hãn xin khua nhẹ,
Trả lờiXóaĐáy sông còn đó bạn tôi nằm..."
Xin thắp một nén nhang tưởng nhớ những AHLS đã hy sinh vì độc lập,tự do của đất nước.
Em đã khóc khi đọc bài thơ này. Cảm ơn anh Tuấn Linh.
Trả lờiXóaCùng với Thành cổ Quảng Trị , sông Thạch Hãn là địa danh nổi tiếng , biểu tượng của khốc liệt chiến tranh và Chủ nghĩa anh hùng cách mạng .
Trả lờiXóaTrong suốt 81 ngày đêm bão lửa ấy , cứ 1 đêm là 1 đại đội quân ta vượt sông từ bờ Bắc sang bảo vệ Thành cổ và hy sinh gần hết !...
Cho đến hôm nay , người ta đã ghi danh đc trên 5000 liệt sĩ hy sinh trong 81 ngày đêm ấy .
Liệt sĩ Trịnh Thúc Doanh là em trai thày Trịnh Nguyên Huân , dạy tôi & TL môn hóa năm thứ 1 ( nay thày công tác ở văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giaps ). Hôm hội trường Trỗi 10/2010 nghe thày kể tôi mới biết .
Còn LS Nguyễn Lâm là em trai của Nguyễn Lương Sơn , người tiểu đội phó & ở cùng nhà dân với tôi suốt thời sơ tán . Lâm chính là con trai cụ Hoàng Hữu Kháng - người cận vệ nổi tiếng của Hồ Chủ Tịch .
Cỏ non Thành Cổ
Trả lờiXóaBài thơ là tiếng khóc của tác giả, tiếng khóc của tôi, tiếng khóc của chúng ta - những cựu thiếu sinh quân trường Nguyễn Văn Trỗi. Khóc những người đồng đội của mình đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho độc lập, tự do của dân tộc, cho ngày toàn thắng Đất nước. Trong tiếng khóc ấy có niềm kiêu hãnh của tuổi trẻ VN, tuổi trẻ đã viết nên một chủ nghĩa anh hùng Cách mạng bất diệt. Cái "mùa hè đỏ lửa" năm 1972 đã vĩnh viễn cướp đi tuổi trẻ của các bạn tôi. Các bạn đã hoá thành bất tử, hoá thành "màu hoa đỏ" bất diệt của Tổ quốc Việt Nam anh hùng. Các bạn hãy lắng nghe chúng tôi đang hát về các bạn đây:
Trả lờiXóa"Có người lính mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo
Có người lính mùa xuân ấy ra đi từ đó không về
... Chiều biên cương trắng trời sương núi
Mẹ già mỏi mắt nhìn theo
Việt nam ơi! Việt Nam
núi cao như tình mẹ
bốn mùa tóc bạc nổi thương con
Việt Nam ơi! Việt Nam
ngọn núi nơi anh ngã xuống
rực cháy lên màu hoa đỏ phía trời xa
Rực cháy lên màu hoa đỏ trước hoàng hôn"
Người lính già Xuân Lăng về lại chốn xưa . Cuộc chiến đã lùi lại mấy chục năm rồi , cảnh cũ đã biết bao thay đổi . Con sông kia - kẻ chứng kiến ngàn năm - vẫn lững lờ trôi , vô tư , bình thản ...làm cho người chiến binh chẳng khỏi bâng khuâng , ngậm ngùi như thầm trách...!
Trả lờiXóaNhưng không đâu . Dòng sông cũng như cuộc đời : " dòng nước mặt " của nó - muôn đời vẫn thế - là những lo toan thường nhật , là cuộc sống đời thường ...vẫn êm trôi theo tháng năm không đổi :
" Có phải vô tình ? Hay lâu quá sông quên ?
Như con nước vẫn đổ xuôi về biển "...
Ở đây tác giả thật tinh ý , đã phát hiện ra , còn có 1 dòng chảy khác nữa - dòng của kí ức , dòng của những di sản tinh thần - dòng của nhứng hạt phù sa :
" May có lớp phù sa - phù sa còn lưu luyến
Giu trong mình bao kỉ niệm xa xăm !" .
Có thể nói đây là 1 phát hiện đáng giá , cùng với hình tương đẹp đẽ về người chiến sỹ , đã làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc của bài thơ :
" Những con người đầu trần , lưng cháy
Những " thiên thần " đi xuyên bóng đêm ! "
Nếu còn nhiều thời gian , ta còn có thể nói thêm rất nhiều điều về bài thơ . Đây là 1 sáng tác tuyệt vời ...xứng tầm chuyên nghiệp .
Đất Việt chúng ta có biết bao nhiêu dòng sông , mỗi dòng sông là 1 câu chuyện mang đậm chất sử thi oai hùng .
Bài thơ này ko phải chỉ là 1 câu chuyện kể , mà còn mang tính cảnh báo sâu sắc , nhất là trong tình hình hiện nay .
AHLS Huỳnh Kim Trung,trước khi vào Trường Trỗi,ở dãy X5,khu tập thể QĐ 1A Hoàng Văn Thụ,Ba Đình Hà Nội.Khi đó Anh và tôi là bạn hàng xóm cùng X5 với nhau.
Trả lờiXóaNhớ lại,...
Trung lớn con hơn độ tuồi 12, 13, da trắng mịn như con gái,trông 'bột' lắm. Tuy nhiên nét mặt và tác phong lại sớm 'đĩnh đạc','điềm tĩnh' trước tuổi, trái ngược với hình thức bên ngoài.
Bọn trẻ con trong dãy rất thích chơi với 'anh Trung',cứ thấy Trung là chúng xúm lại,một điều 'anh Trung',hai điều 'anh Trung'... Trung cũng thích chơi với các em,luôn nhường nhịn,hướng dẫn và phân xử công bằng cho chúng nó,ra dáng một 'đại ca' hẳn hoi.
Một lần đi tôi học về,thấy hai bọn đang đứng 'gầm ghè' nhau ở đầu dãy X5. Một bên cao thấp lố nhố, dữ dằn với dáng vẻ 'áp đảo',đứng giữa là một 'đại ca' X3,đối diện bên kia là phe 'X5',Trung là 'to con' nhất đứng đầu, nét mặt bình tĩnh nhìn thẳng phía trước,xếp hàng ngang ngay sau lưng là 'lũ em' lít nhít trông 'bé' hơn hẳn đối phương,chúng im lặng nhưng không hề sợ hãi.
'Gườm gườm' một lúc,không thấy cãi chửi nhau....rồi phe 'X3' kéo về. 'Trận đánh' đã không xẩy ra.
Đây là một hình ảnh tuổi thơ mà tôi nhớ mãi,mang theo cùng năm tháng.Giờ đọc "Phù sa mặn" cùng dòng ghi chú cuối bài thơ của Xuân Lăng,lời nhắc của HD về các người bạn LS...mà nhớ đến Trung thì kể ra.
Khi biết tin Trung xả thân cứu dân trong trận bom hủy diệt của KQ Mỹ tại bến phà Sông Gianh,tôi bất ngờ vì Anh hy sinh ở độ tuổi 19,20. Trẻ quá.
Với phẩm chất con người và lý tưởng anh sớm nuôi dưỡng, Anh nhất định sẽ còn có nhiều cống hiến cho sự nghiệp dựng xây đất nước này. Vâng,giá như mà Anh vẫn còn sống...
Và tôi không bất ngờ về hành động anh hùng của Trung,trong hoàn cảnh như thế,tất Anh sẽ hành động như thế. Bởi vì,qua năm tháng trải nghiệm của cuộc đời,tôi đã nhận biết được rằng: những khí chất của "Lục Vân Tiên" đã có trong dòng máu của chàng thanh niên quê Nam Bộ - từ tuổi thiếu thời.
...
С чего начинается Родина?
С картинки в твоем букваре,
С хороших и верных товарищей,
Живущих в соседнем дворе,
...
С того, что в любых испытаниях
У нас никому не отнять.
...
Ngày hôm nay,xin được thương nhớ về một người bạn trong những người bạn
"Những con người đầu trần, lưng cháy
Những “thiên thần” đi xuyên bóng đêm!
"
Cảm ơn a TL đã chia sẻ ký ức về một người bạn, một người anh hùng liệt sỹ.
Trả lờiXóa"Tổ Quốc bắt đầu từ đâu?
Từ bức tranh trong sách tập đánh vần
Từ những người bạn tốt thủy chung
Cùng sân chơi niên thiếu thưở ban đầu
...
Từ những gian nan thử thách khó khăn
Tất cả còn đây trong trí nhớ chẳng phai mờ
..."
Em đã hứa với a TL dịch lại bài thơ này mà chẳng có thời gian. Coi như "xóa nợ" nhé.
@HT : e cám ơn nhiều thế ko mỏi mồm à? 'xoá nợ',được thôi-nếu 2 câu cuối dịch sát nghĩa hơn nữa.Ý của 2 câu trong nguyên bản là :'...Từ những gì (kỷ niệm chẳng hạn) của (giữa) chúng ta,mà dù qua bất cứ gian nan,thử thách nào vẫn không bị mất đi trong chúng ta'
Trả lờiXóaCâu dịch của HT gần sát đủ ý rồi,cố thêm chút nữa cho rõ thêm,thì lúc đó HT có thể ...tự xoá nợ cho mình.
Bài thơ rất xúc động .Chúng ta có cuộc sống hôm nay một phần nhờ ơn hy sinh của biết
Trả lờiXóabao các liệt sỹ trong các cuộc kháng chiến trên khắp mọi nẻo đường của Tổ Quốc .Trong hàng ngũ đó có các liệt sỹ bên dòng Thạch Hãn. Tổ Quốc Việt Nam đời đời ghi công ơn đó .
Tác giả thật tinh tế khi chọn tựa đề bài thơ “phù sa mặn”.Tựa đề rất có ý nghĩa .Nội dung bài thơ xúc tích. Sau khi đọc xong bài thơ BL cảm nhận được sự chát mặn dòng nước mắt của mình đang chảy !
Mạch thơ chảy theo dòng cảm xúc dâng trào của tác giả . Đọc thơ mà thấy xúc động như được “lây” cảm xúc của tác giả ,như được chứng kiến sự ác liệt của cuộc chiến vậy.
Lòng biết ơn các lịệt sỹ của chúng ta như được nhân lên khi đọc bài thơ này .
Nhân ngày “Quốc giỗ”27-7 .BL xin được thắp nén tâm nhang bày tỏ sự biết ơn , dâng tới các hương hồn liệt sỹ trên mọi miền của đất nước trong đó có những liệt sỹ bên dòng sông Thạch Hãn - đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc .
@ A TL: Em dịch lại 2 câu
Trả lờiXóa"...
С того, что в любых испытаниях
У нас никому не отнять.
..."
"...
Từ những kỷ niệm qua bao thử thách
Không phai mờ trong ký ức chúng ta.
..."
Như vậy đã ổn chưa ạ?
@HT: có thế chứ! Ấy mới là 2 câu dịch hay!
Trả lờiXóaHôm nay đọc lại bài thơ này em thấy rất lạ. Không phải vì phát hiện mới, hay hiểu ra điều gì mà tự nhiên trong đầu em có tiếng một người phụ nữ đọc bài thơ rất hay. Mắt nhìn chữ, trong đầu có người đọc theo. Chưa bao giờ em thấy vậy.
Trả lờiXóa