Lời ngỏ


Thu rất hiếm khi làm thơ nhưng đọc, hiểu, cảm nhận được những gì tác giả muốn chia sẻ. Cách đây ít lâu được đọc thơ của anh Đỗ Trung Việt, cảm nhận được sức sống mãnh liệt của những vần thơ anh, và giờ đây được Hồng Hoa (Thu Hà/Nguyễn Hoa) chia sẻ những suy tư, những trăn trở về cuộc sống, được Lệ Hằng chia sẻ những bài thơ tình lãng mạn. Thu lập trang thơ với mong muốn nó sẽ là nơi để các bạn yêu thơ chia sẻ những sáng tác của mình hoặc những bài thơ mình yêu thích. Hy vọng những rung động, những cảm xúc của chúng ta sẽ sống mãi với thời gian.

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Bài thơ tiễn bạn

Thu nghe đâu đó tiếng nức nở, nghẹn ngào nhưng không bi lụy trong "Tiễn chị" khi đọc "Tiễn đưa Phạm Nguyễn" của anh Tuấn Linh. Giờ phút chia ly thật buồn, bao giờ cũng thế. Những giọt nước mắt chực trào dâng, nghẹn lại. Cuộc chia ly lần này không như những cuộc chia ly khác. Cuộc chia ly tưởng như là vĩnh viễn. Nhưng không, với Thu không hẳn là thế. Khi mà ai đó vẫn còn trong tâm tưởng của chúng ta, khi mà ai đó vẫn có thể cảm nhận được những tình cảm mà chúng ta dành cho họ thì người đó sẽ sống mãi. Bài thơ "Lửa thiêng" của anh Tuấn Linh được đăng lần đầu trên trang Cựu học sinh K3 trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi ngày 9/7/2011 và ngay sau đó được anh Trần Bắc Hải phổ nhạc thành bài hát "Lửa thiêng" đăng trên trang bank5troi ngày 10/7/2011. Bài hát do chính tác giả trình bày. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc Trang Thơ cả 2 tác phẩm.

Lửa thiêng

 Ảnh minh họa
Ngọn lửa hỡi,
         chớ vội bùng lên dữ dội.
Chậm lại chút thôi
          Để bạn ta châm điếu thuốc cuối cùng,
Ly rượu dở dang, một đời bạn chưa uống hết,
              Nhỏ giọt lệ xót thương,
                            Xin bạn,
                                  cạn hết lần này.

Con tuấn mã hý vang thảm thiết,
Vó ngựa chồn chân, dừng trước bến biệt ly.
Thì xin bạn, hãy đừng thêm một lần tư lự,
Gian nan này, ta trả lại về
                       nơi cũ, chốn hồng hoang.

Lửa thiêng
Hãy cháy sáng lên,
        sáng chói lên, hơn như là có thể.
Nhanh đưa bạn ta sang sông,
                              về cõi hư vô.
Ở nơi ấy, sẽ không còn đau đớn,
   Tĩnh lặng mặt hồ, trong vắt hình hài.
   Và tinh khôi, và thơ ngây
                Thấp thoáng lại về trong ánh mắt,
   Như lúc được mẹ sinh ra trên cõi trần ai.

Rồi sẽ tới ngày,
      Trên trời xanh lộng gió
              Vọng tiếng acmonica
                      “Hát mãi khúc quân hành”
Ấy là lúc, đồng thanh chúng tôi cùng cất tiếng:
        “Chào anh, Phạm Nguyễn, chào anh!”

Tuấn Linh.09/07/2011

***
Lửa thiêng

Kính tặng hương hồn anh Phạm Nguyễn

Nhạc: Trần Bắc Hải - Thơ: Tuấn Linh

33 nhận xét:

  1. Cảm ơn HT đã cảm thông với bọn anh.
    Chỉ xin một ý kiến nho nhỏ. Em bỏ tất cả các loại nhãn hiệu ra khỏi tên anh được không. Được gọi bằng tên mộc thì dễ chịu hơn.

    Trả lờiXóa
  2. @ A Bachai: Đấy là em bắt chước người ta. :)

    Trả lờiXóa
  3. Xin chúc mừng anh Tuấn Linh! Bài thơ "Lửa thiêng" của anh thật xúc động, là tình cảm chân thành khóc tiễn đưa người đồng đội về cõi vĩnh hằng. Anh vui lòng cho biết hết ý nghĩa tên "Lửa thiêng" của bài thơ. Có phải anh còn muốn nói ngọn lửa bất diệt của tình bạn bè, tình đồng đội không?
    Thú thật, tôi bị chinh phục ngay từ khổ thơ đầu của bài thơ. Thủ pháp thơ "bậc thang" của anh đã đem lại hiệu quả lớn lao. Tôi hình dung anh đang chậm rãi đọc tiễn đưa người đồng đội. Hình ảnh điếu thuốc cuối cùng và ly rượu dở dang đã gây ấn tượng mạnh mẽ. Sang khổ thơ thứ hai, hình ảnh con tuấn mã thật độc đáo, thi vị, đầy chất anh hùng ca. Khổ thơ cuối cùng là kí ức đẹp đẽ về người đồng đội. Nhớ đến anh là nhớ đến tiếng kèn harmonica anh đã thổi cho đồng đội hát bài hát "Hát mãi khúc quân hành". Trộm nghĩ, nếu hình ảnh này cũng được anh diễn đạt như là "điếu thuốc", "ly rượu", con "tuấn mã", thì hay biết bao! Ý này TP lấy cảm hứng từ ý kiến của anh Hà Đông Trần. Tóm lại, bài thơ là một thành công lớn, một đóng góp xứng đáng cho TRANG THƠ.
    Bắc Hải! Bạn đã phổ nhạc và hát thật chân thành bằng chính trái tim của bạn!

    Trả lờiXóa
  4. Hôm nay về được đọc bài thơ của TL, rất cảm động, trước tiên là vì một tấm chân tình với bạn bè, mặc dù không quen biết PN, nhưng khi đọc bài thơ, mình cảm nhận được tình bạn chân thành, sự đau đớn của mất mát và tình thân dưới cái tên chung bạn Trỗi.
    Bài thơ có ngôn từ phảng phất những hào khí cổ kính, đôi lúc tưởng như gặp lại Tử kỳ biệt Bá Nha, hay thái tử Đan biệt Kinh Kha bên bờ sông Dịch vậy. Và nhất là thấm đượm chất hảo hán với ly rượu tràn môi, ánh gươm khua bên vó ngựa tung hoành, rất hùng tâm tráng khí.
    Tuấn Linh chưa làm nhiều thơ, bởi vậy mỗi dòng thơ có được trong bài hẳn là chắt lọc từ rất nhiều những tình cảm chân thành, sự cảm xúc chân thực, sự chân xác của câu chữ, của một tình bạn chân chính.
    Và cũng xin chúc mừng ca khúc kịp thời của nhạc sỹ Bachai, xúc cảm của BC luôn dào dạt như sóng vỗ bờ, thế mới biết tình bạn, và lòng thương tiếc có thể dẫn dắt những tài năng đến những giới hạn rất cao của nghệ thuật, và cũng tự nhận rằng có thể mình hơi "đắc nhân tâm" một chút, nhưng đó lại là điều tốt, có khi còn muốn nói tốt hơn nữa để góp phần động viên ba chai sáng tác nhanh và nhiều hơn nữa. Bởi vì mỗi lần như thế, một bài thơ sẽ nâng cao giá trị lên rất nhiều.

    Trả lờiXóa
  5. @tranphong: cám ơn vì những nhận xét chân tình của bạn. Xin tiếp thu ý kiến của TP và HDT.(nhận xét của hai bạn giúp tôi rút ra nhiều điều thú vị lắm về....'thơ')
    Quả thật,khổ 'tiếng vọng kèn acmonica' diễn đạt đơn giản,ko được như mấy khổ trên, nó thiếu 'hình tượng đặc tả' nên ko 'biểu cảm' được ý,nó nghiêng về 'tả chân' ý. 'Lý do' xẩy ra điều này xin được trao đổi vào lần khác nhé.

    'Lửa thiêng'-tại sao? cách TP đặt câu hỏi rất thú vị và...hàm ý sâu xa,xin khất trả lời vào ngày mai. Giờ này mọi người đi ngủ hết rồi,tôi cũng đi ngủ đây để kịp dậy sớm đưa cháu tới trường.
    Chúc ngủ ngon. :)

    Trả lờiXóa
  6. TL : Mạn phép cậu :
    ..." Gio đã điểm , PN ơi đi nhé ,
    Nhớ đừng quên , chiếc kèn hamonica
    Còn chút nợ đời , chúng tôi xin " gửi lại "(*)
    Hẹn kiếp sau , lại cùng hát " khúc quân hành " ....

    ******
    (*) " Sống gửi , thác về "

    Trả lờiXóa
  7. ..." Gio đã điểm ,
    bịn rịn mà chi
    PN ơi đi nhé !
    Nhớ đừng quên
    chiếc kèn hamonica
    Còn chút nợ đời ,
    chúng tôi xin " gửi lại " ,
    đi chuyến tàu sau
    Hẹn gặp lại
    cùng hát
    " khúc quân hành "

    *******
    TL : Tui ko " bậc thang " đc !!!!he he !!!!

    Trả lờiXóa
  8. Tôi vốn ko có cảm xúc gì với thơ. Nhưng khi đọc "Lửa thiêng" của TL cũng cảm nhận được sự mất mát đớn đau trong anh khi PN ra đi mãi mãi. Tuy học cùng Trường nhưng tôi ko quen a PN, chỉ biết anh là một cây Acordeon nổi tiếng của Trường. Đọc xong "Lửa thiêng" cũng thấy chơi vơi.
    Đồng ý với Bachai: "bỏ tất cả các loại nhãn hiệu ra khỏi tên anh được không". Nhất là khi đọc câu giới thiệu:"...Bài thơ "Lửa thiêng" của TS, ĐT Nguyễn Tuấn Linh được đăng...". Chắc bác TL cũng cảm thấy thế. Đọc nghe mà thấy ong cả..."thủ".

    Trả lờiXóa
  9. @ VNQ: Anh làm em bật cười. Tại em ngoan cố. Bắt chước người ta giới thiệu cho trang trọng đã "Nhạc sĩ - bác sĩ Trần Bắc Hải", thì đương nhiên phải "Tiến sĩ - Đại tá Nguyễn Tuấn Linh". 3chai bắt em dỡ, ko cãi được phải dỡ ngay, còn TL thì tỏ ý ko thích bị e dùng quyền admin át luôn. Thôi thì đành dỡ vậy. :)

    Trả lờiXóa
  10. Kiểu giới thiệu như vậy chỉ nên dành cho trong văn điếu.

    Trả lờiXóa
  11. Em là bạn HT,em xin chia buồn cùng các anh TL,Trần Bắc Hải và các anh trường Trỗi.Ngày còn bé em bị người lớn đầu độc là HS trường Trỗi quậy lắm, tình cờ được đọc mấy bài thơ của anh ĐTV và đặc biệt là các comm rất yêu đời mới biết thêm một phần sự thật khác.Ngoài đánh giặc, các anh còn làm thơ, viết nhạc và thỉnh thoảng dỗ dành nếu có ai đó khóc...
    Anh TL,em biết là anh rất sành về thơ.Nếu vào hoàn cảnh khác anh cho bọn em đọc thơ cùng với nhé.
    Nhân đây em cũng xin cải chính thêm về từ "cô giáo" mà có lần em đã lạm dùng. Em và HT cùng được đào tạo để làm nghề "Vừa đi, vừa đá, vừa chen-Rau rút, canh cua ăn với cà".Nhưng đến giờ chỉ còn bạn em vẫn giữ được nghề.Tuy nhiên, vì quá yêu nghề giáo,"lói náo" không bị trừ điểm nên em đã mượn danh của bạn để xướng điểm cho cả lớp hết hồn. Xin thành thật cáo lỗi cùng mọi người.

    Trả lờiXóa
  12. Anh hadongtran! TP rất thích đoạn thơ "bậc thang" của anh.
    ..." Gio đã điểm ,
    bịn rịn mà chi
    PN ơi đi nhé !
    Nhớ đừng quên
    chiếc kèn hamonica
    Còn chút nợ đời ,
    chúng tôi xin " gửi lại " ,
    đi chuyến tàu sau
    Hẹn gặp lại
    cùng hát
    " khúc quân hành "

    Trả lờiXóa
  13. Lúc đầu đọc bản a TL đăng, em cũng nghĩ đây là kiểu thơ bậc thang, nhưng đến lúc đăng lại sang TT em thấy dường như không phải chỉ có thế. Em đã chỉnh lại một chút, nếu các anh để ý, những từ ở hàng dưới thẳng với từ hàng trên để đọc được thành một câu thơ hoàn chỉnh. Ví dụ như:
    "Ngọn lửa chớ vội bùng lên dữ dội
    Chậm lại để bạn ta châm điếu thuốc cuối cùng
    Ly rượu dở nhỏ giọt lệ xót thương,
    Lửa thiêng
    Hãy cháy sáng chói lên, hơn như là có thể.
    Nhanh đưa bạn ta về cõi hư vô..."


    Chẳng biết có phải a TL định viết như thế không hay chỉ là một sự tình cờ?

    Trả lờiXóa
  14. Bài thơ thật cảm động. Tui thấy thích cái kết của bác HDT. À, mà sao tui thấy có vị chua chua ở đây. Ai đó là Giám đốc nhà máy dấm thì phải? Phải không đ/c VNQ?

    Trả lờiXóa
  15. Trần Phong và...: Các bạn thích thì cùng tôi " múa " phụ họa với giáo sư TL nhé !.
    Chúng ta đang bám chặt vào ý tưởng của tác giả : " ...sống gửi , thác về ..." - sống , chết ư? - chuyện nhỏ . Chỉ là chuyến tàu trước tàu sau thui mừ !.Vấn đề là anh em mình phải thật " máu "...., xiết chặt tay nhau " hát mãi khúc quân hành " !.

    Hãy nhớ đấy ! vì chúng ta đều là " Trỗi " mừ !!!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa
  16. @TP : (..tiếp..)
    Đặt tựa đề là việc làm cuối cùng, sau khi tôi đã viết xong bài 'xuất ngôn' trong trạng thái 'tư duy sâu,suy nghĩ-thiền định' (ý nhận xét của HDT).Có một chút đắn đo,rồ tôi chọn hai chữ 'lửa thiêng'.
    Tựa đề này tôi thấy 'đạt' vì mấy lý do :
    - Lửa hoá thân cho bạn mình ko thể nào là ngọn lửa 'vô tình' ,phải là 'lửa thiêng' mới làm được.Đây là một 'tâm nguyện'.
    - Bài 'xuất ngôn' hình thành trọn vẹn trong quá trình lửa cháy ở Đài lửa Bình Hưng Hoà, đúng với mong muốn của tôi tiễn đưa PN theo cách như vậy (tôi kẹt chuyện nên ko đến tận nơi được).Hình tượng 'gọi' lửa trong bài xây dựng từ ý đó. và người ta chỉ gọi được với 'lửa thiêng'.
    Đại để 'lửa thiêng' mang ý nghĩa 'tâm nguyện' và 'tâm linh',nó là hóa thân của ngọn lữa đài Hoàn Vũ. Ngọn lửa này sẽ mang theo lời đưa tiễn tới PN
    Sự thực là như vậy.

    Sau 'hoá thân',TP đã rọi vào 'lửa thiêng' một ý nghĩa mới sống động như trong nhận xét của bạn. Và thực tế đã chứng mình qua những chia sẻ đầy tình cảm,đồng cảm sâu sắc cùng nhau của các bạn bè chúng ta.

    Trả lờiXóa
  17. Anh Tuấn Linh! Cám ơn anh đã trả lời câu hỏi của TP. Hai chữ "Lửa thiêng" anh đặt tên cho bài thơ thật là "đắt", không còn từ ngữ nào có thể thay thế được. Quá đúng! Ngọn lửa thiêu đốt cốt nhục của bạn ta, đưa bạn ta về cõi vĩnh hằng không thể là ngọn lửa bình thường được! Trong cuộc tiễn đưa này, còn có ngọn lửa thiêng thứ hai mà đồng đội của anh đang thắp cháy không bao giờ tắt.

    @HT: Bạn đã từng học ở Liên-xô cũ phải không? Chắc hẳn bạn yêu thơ của Mai-a-cốp-ski lắm! Thơ của ông viết theo lối "bậc thang" hay còn gọi là "leo thang". Những nhà thơ trong phong trào nhân văn giai phẩm đã đề cao và học tập lối thơ này. Quần chúng lúc bấy giờ đã chế nhạo là thơ Mai-a-copy. Lối thơ "bậc thang" này hiện nay rất phổ biến vì rất "tự do, tươi nhạc, tươi vần". Trái lại, ở VN chúng ta, làm thơ theo lối truyền thống (lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, ngũ ngôn v.v..) chịu ảnh hưởng nhiều của thơ Đường. Lối thơ này viết ra rất đẹp, "lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu". Được tiếp xúc với thơ của Mai-a-cốp-ski, TP thấy được vẻ đẹp của lối thơ "bậc thang" này.

    Trả lờiXóa
  18. @ Nặc danh "17:17 Ngày 11 tháng 7 năm 2011":
    Vì các bác đang bình thơ hay để tưởng nhớ người bạn đã đi xa. Trân trọng những tình cảm như vậy nên VNQ ko hồi đáp.
    Xin lỗi mọi người và mong "Nặc danh"... miễn "reply".

    Trả lờiXóa
  19. @ A Tranphong: Em vẫn đọc thơ "bậc thang" và thích cách viết phóng túng, không bị gò bó theo khuôn mẫu. Nó giúp cho người viết diễn tả tâm trạng của mình một cách thoải mái và khoáng đạt hơn. Trong Trang Thơ cũng đã đăng những bài thơ như vậy. Chỉ có điều là em chưa từng đọc thơ "bậc thang" với cách đọc nhảy cóc từ dòng trên, nối với từ dòng dưới mà vẫn có ý tứ, vần điệu, nên em thấy lạ. Anh xem cặp câu này nhé:
    "Ngọn lửa hỡi,
    chớ vội bùng lên dữ dội."

    ---> Ngọn lửa chớ vội bùng lên dữ dội.
    Trong bài còn mấy cặp câu kiểu như thế.
    Khi đọc tựa bài thơ, em cũng cảm nhận y như cách giải thích của tác giả, và bài thơ này được sáng tác trong trạng thái "xuất hồn", "phiêu trong thiền định". Triết lý về nhân sinh, về luân hồi, quả nghiệp được thể hiện rất rõ, mặc dù tác giả ko hề đề cập đến những từ đó. Em phải công nhận đây là một bài thơ hay, không những về góc độ tình cảm mà còn thể hiện tác giả đã đạt đến một trình độ giác ngộ khá cao. TL mà học thiền chắc sẽ nhanh đạt "chính quả" :)

    Trả lờiXóa
  20. Vinhnq, chú không cần phải bận tâm về những lời nặc danh, bởi vì chú nói đúng, quả thật,trong nghệ thuật mọi chức danh chẳng có nghĩa lý gì, nếu không nói nó làm hỏng ý nghĩa nhân văn của tác giả. Hẳn là HT đã bắt chước một "người ta" nào đó, đăng đầy đủ cho nó oai sờ, có thể là tôi chăng? " Bác sỹ-Nhạc sỹ Bắc Hải" hề hề! oai như cóc! có lần mình đã giới thiệu đâu đó trên trang BT-UT cái tên này. Chỉ là do tính thào phúng, cho vui thôi! không ngờ hậu quả hơi bị to, không trách HT được, nếu trong chức danh có chút hài hước, ví dụ lần sau nếu có đăng bài của anh, nhớ cho thêm chức danh: Phó thường dân- Thi sỹ xó bếp TQtrung chẳng hạn.hehehe!

    Trả lờiXóa
  21. @QT : dự cảm của anh 'nói' ở trong nhận xét đoạn trước (22:46 Ngày 10 tháng 7 năm 2011)...đúng hết.Hơi 'bị' ngạc nhiên đấy,đến mức đành ngắm nghía kỹ cái ảnh nho nhỏ đính kèm : 'cậu bé' 3 tuổi này trông 'ngộ' quá...giờ mà 'xuất ngôn' như vậy ắt phải là... 'thần đồng'!... he...he...


    HT thành tâm muốn 'tôn vinh-trang trọng' các Ô.A trước 'bàn dân thiên hạ',vội làm khi gặp 'dịp' mà thành ra cô bé 12,13,14 tuổi (gì đó) vô tình để pháo nổ lốp bốp... hì...hì..(không tự ái!)
    Thì...âu đây cũng là dịp để 'em nó' biết thêm 'tính cách lính Trỗi'.

    'Đại cao thủ'-bác HDT đôi khi nổi hứng cũng...giật nụ xòe...gắn danh hiệu...'đểu' cho bạn bè đấy chứ? Nhưng ấy là bác ấy muốn 'thổi' cái khí 'đêu đểu dân gian' vào diễn dàn để làm dịu bớt độ đậm đặc của tư duy 'chuyên môn'.
    Giống như thế,trong không khí 'sâu' của cuộc thảo luận,xen vào đôi tiếng 'chí chóe' của 'đôi chim chẽ' thì cũng thấy được 'thư giãn' và sự 'trẻ trung' như vương vấn đâu đây...
    Thưa,có gì 'quá' xin đừng giận ạ.

    Trả lờiXóa
  22. Hè hè , TL : Còn gì vui bằng khi đc cười " toác mỏ " cùng bè bạn xa gần - phải ko Tiến sĩ ?

    Trả lờiXóa
  23. Bài thơ làm tôi ám ảnh mãi , khôn nguôi :

    Gio đã điểm ,
    bịn rịn mà chi
    PN ơi đi nhé !
    Xin đừng quên
    chiếc kèn hamonica
    Còn chút bợ đời
    lại chót ham vui
    Bọn tôi đành " gửi lại "
    Chờ tới lượt mình
    bình thản " trở về "
    trên những chuyến tàu sau....

    Đường xa lắm ,
    PN ơi xin rảo bước
    Lẻ loi 1 mình
    nặng cây thánh giá trên vai...
    Kiếp nạn cuối ?
    Kiếp nạn đầu ?
    nào ai biết được
    Hẹn gặp lại nhau
    ta lại hát
    lại cười...!

    Trả lờiXóa
  24. Chúng ta đang chứng kiến sự 'lộ diện' của 'nhà thơ chẽ' - Đông Trần! he...he...

    Trả lờiXóa
  25. TL : Phải nói bài thơ của cậu đã " phang " rất mạnh vào tâm tư của tôi .
    Nó có lí do của nó .
    Hôm rồi tôi đã kể cho cậu và mọi người . Cách nay 2 tuần , tôi ốm .Sốt sình sịch , uống kháng sinh mấy ngày rồi mà vẫn cứ ho như cuốc ...Vậy là vợ ra lệnh " ngày mai đi khám !" . OK thôi , nhưng ngại vô cùng !
    Đêm ngủ , nửa đêm tỉnh giấc , suy nghĩ miên man ...chợt đâu 1 ý nghĩ hiện về : ngộ nhỡ ngày mai x-quang mà phát hiện ra một chùm 2 , 3 " quả nhãn " nằm ở phổi thì sao nhỉ ?...

    ....và tôi chợt hiểu thêm về lẽ tử - sinh ..., về cái quĩ thời gian chừng 6 tháng tôi còn ..., & tôi " thấm sâu " bài thơ cậu và sự ra đi của PN biết chừng nào ... !

    Rất may , đó chỉ là sự cẩn thận của người lính !

    Có điều gì sơ xuất ...bỏ qua nhé !!!!

    Trả lờiXóa
  26. @2h:
    2h có phải là Hồng Hoa không nhỉ..?

    Đấy,tới giờ mà a vẫn chưa chắc chắn phân biệt được ai là ai,ai là... trong số tên những người bạn của HT, nêu trong tiêu chí T.T-như là những điểm tựa xuất phát của cảm hứng để lập nên T.T.

    Bài vở nào ,theo dòng thời gian rồi cũng sẽ lùi khuất về phía sau trang chủ blog. Còn những cái tên ấy vẫn 'uy nghiêm' tại vị trí danh dự ở bảng chữ trên cùng. Nó như lời chào với blogers.Nó như những ngôi sao trên lá cờ "sống mãi với thời gian" (trích lời tựa của HT) của T.T.
    Và cũng vì 'đặc biệt quan trọng' như vậy,không được phép bất cứ một ngôi sao nào 'biến mất'.

    2h có cảm thấy như thế không? :)

    ( Cảm khái mà phát biểu như vầy,là do đọc đươc ở đây. )

    Trả lờiXóa
  27. @ A TL: Có lẽ bạn em đi vắng hoặc bận nên chưa trả lời anh. Một cái tên cũng chỉ là một cái tên, một cái nick cũng chỉ là một cái nick, quan trọng là con người. Nếu như anh có thể cảm nhận được thì cho dù có thay tên hay nick thì vẫn là người đó, còn nếu không thì dù chẳng thay tên thay nick cũng không nhận được ra. Những người yêu thơ cũng như yêu nhạc thường đắm đuối lắm, không dễ gì mà bỏ được những sở thích đã theo mình suốt cả cuộc đời.

    Trả lờiXóa
  28. @TL:
    Bác cứ phải lăn tăn Hồng Hoa, Hồng Hà...hay chi chi rứa? "2h" thì bác cứ cho là "2 giờ" thế là OK! Để tâm hồn tập trung cho việc bình thơ.

    Trả lờiXóa
  29. @ A HDT: Em vẫn nghĩ về lẽ sinh - tử như vậy. Nào ai biết được "giờ đã điểm" của mình là khi nào và bởi vậy em muốn được sống sao cho khi "đến giờ, đến khắc" đi là đi luôn không "tư lự", cũng chẳng "bịn rịn". Nào ai biết được bạn đồng hành trên "chuyến tàu sau" của mình là ai và liệu còn được mấy người trên "chuyến tàu này" nhớ đến mình. Bởi lẽ vậy em rất muốn được nghe những bản nhạc hay tới chừng nào em vẫn còn có thể nghe được, được đọc những bài thơ, những bình thơ hay chừng nào mà em vẫn còn có thể đọc được.
    @ A TL: Làm theo lời khuyên của VNQ nhé. Em thấy có lý.

    Trả lờiXóa
  30. Chuyện lâu lắm rồi , ngày chú VNQ còn đang yêu ...
    Một hôm , nàng ko hiểu sao lại dỗi , cứ sụt sịt... mãi . VNQ dỗ dành hoài , chẳng biết lóng ngóng thế nào " làm rơi " cả gói bột ớt to tướng vào mắt nàng !.
    Cô bé càng khóc nhiệt tình hơn...rồi chợt ngưng hẳn ...và nhận ra : " anh ấy là đảng viên nhưng mà ....tốt !" .
    Thế là VNQ có vợ !!!

    He he !

    Trả lờiXóa
  31. Anh VNQ! Anh hiểu nhầm rồi. Các anh có thể hiểu 2h là HH,Hồng Hà,Hắc Hải hay Hơi Hỗn, Hỏng Hẳn... thì cũng ko sao nhưng ko phải 2 giờ đâu.Nhỡ lại sinh ra hiểu lầm thì nguy to.
    Anh TL, đã là người nhà của HT thì cần gì một cái tên.Cả nhà mình ở đây chắc chỉ mỗi bạn em là đương đầu bằng tên thật, con lại cũng phải dè chừng một chút vì luôn có cảnh sát Jave theo dõi khiếp lắm.Yêu thơ cũng là có tội, nhất là với phụ nữ không bị "ế"!

    Trả lờiXóa
  32. @ 2h: Bạn à, các anh ấy cũng dùng tên thật đấy. Các anh ấy biết nhau rõ như mình và bạn vậy, có điều là lâu hơn. Còn cảnh sát Jave á? Trang Thơ lúc nào cũng welcome họ. Với phụ nữ không bị "ế" thì yêu gì cũng đều có tội cả. :)

    Trả lờiXóa
  33. Em rất thích bức ảnh minh họa cho bài thơ này. Kể cũng thật trẻ con khi khen như vậy vì chính em đã tìm bức tranh đó. Khi đăng bài trên blog em thường muốn có một bức ảnh minh họa và đồng thời cũng là để trang trí cho đẹp. Với văn xuôi không khó, nhưng với bài thơ là cả một vấn đề. Bức ảnh minh họa phải thể hiện được tư tưởng, chủ đề của bài thơ, phải mang hồn của bài thơ trong đó. Có bài thơ em đọc đi đọc lại, nghĩ xem nên tìm ảnh gì minh họa, nhiều khi nghĩ ra nhưng không tìm được ảnh ưng ý. Khi nhìn thấy bức ảnh này, em cảm thấy mình như nhìn thấy bài thơ của a TL. Sự chia xa, đi về cõi hư vô, một chút ngập ngừng, tư lự, sự tĩnh lặng, tinh khôi. Bóng người đàn ông bước chậm rãi về nơi vô định để lại phía sau những dấu vết ký ức của thời gian, không gian...Đọc lại bài thơ, ngắm kỹ bức tranh lại càng thấy hay. Phải chăng những khoảnh khắc "thiền định" đã dẫn em tới những bức ảnh như vậy?

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.