Bài thơ được viết trong một ngày bất chợt gặp loài cỏ dại có tên là Hoa Cỏ may, chợt liên tưởng đến câu chuyện cổ tích về loài hoa này mà viết thành, tặng các bạn đọc chơi cho vui.
*
"Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều gió cả bám đầy áo em…"
Nguyễn Bính
***
Chuyện kể ngày xưa có một loài hoa dại.*
"Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều gió cả bám đầy áo em…"
Nguyễn Bính
***
*
Gọi tên em bình dị - Hoa cỏ may.
Cánh nhỏ mong manh, nắng sớm, gió dâng đầy,
thân cỏ liêu xiêu, dập dờn chiều nẻo vắng .
Từ lối nhỏ quanh co, hay góc vườn thầm lặng
trải rộng ven đê, hay thấp thoáng những chân đồi
khắp cả những nẻo đường
ngang dọc quê hương tôi
có những bông tím nhỏ
giăng giăng những đêm hè mộng mị.
Loài cỏ dại ẩn chứa bao tình ý!
Kể về câu chuyện tình buồn như mây nước đầy vơi.
Đất nước tôi.
Thời nào cũng có muôn vàn những câu chuyện cổ tích
Kể về các chàng trai ra đi
và những cô gái đợi chờ.
Tổ quốc tôi ít khi ngưng chinh chiến
Những xóm làng ít khi không có mùi tro than
Và dân quê tôi không ít những tháng năm
Cái đói xót lòng đẩy xô thêm ly biệt.
Có cô gái yêu chàng trai thắm thiết
Họ kết thành đôi như muôn thuở những tình yêu
Hạnh phúc mong manh không gánh nổi cột nhà xiêu
cơm áo gạo tiền buộc chàng trai ra đi để vợ hiền ở lại
Người đi sao cứ đi, đi mãi
Để người đợi chờ thương nhớ chẳng hề nguôi
Có những hòn Vọng phu đứng mãi ở bên đời
Chờ đợi tình yêu trong mỏi mòn, khắc khoải
Ở đâu đây cũng có những hòn Trống, Mái.
Giữa hoang sơ thành đá cũng cam lòng
Có những tình yêu biến thành núi thành sông.
Nguyện chung tình để bên nhau mãi mãi.
Chuyện cỏ may lại biến thành loài hoa dại
Để đi tìm hạnh phúc vốn mong manh
Đất nước tôi mỗi mầm cỏ lên xanh
Đều trăn trở kiếm tìm điều bình dị
Người xưa nói gì trong muôn vàn tình ý?
Ngợi ca lòng thủy chung hay chua chát cảnh đói nghèo?
Có điều gì trong những thôn xóm vắng teo?
Huếch hoác vắng chỉ còn ông bà già ở lại.
Có bao nhiêu cô gái
Không muốn biến mình thành cỏ may
Mà ham mê đua đòi chạy theo ảo mộng
Chịu lấy chồng tha phương để thoát phận đi cày!
Điều trăn trở nhỏ nhoi từ câu chuyện cỏ may
Sẽ trôi tuột vào lãng quên của một thời nhộn nhạo.
Có một niềm tin rằng nếu vượt qua dông bão
Giá trị tinh thần của ông cha sẽ mãi mãi vững bền.
Nhưng chiều nay ta không thể nào quên.
Lòng xao xuyến gặp một miền cỏ dại
Thương quá mây bay vào một ngày nắng quái.
Có những bông cỏ may man mác rợp trời chiều.
2012
(Cùng đăng trên Blog TQtrung)
Em đọc bài thơ anh sáng tác tự nhiên nghĩ đến tác phẩm Trường Ca "Hòn Vọng Phu" bên GAN. Phải chăng đó là một mơ ước?
Trả lờiXóaHT@ đừng liên tưởng gì em ạ, người ta thường ví người làm thơ với một kẻ ...lập dị, và nhiều khi như một kẻ tâm thần! bởi anh ta nhìn hòn đá có thể tưởng tượng nó là quả núi, nhìn thấy loài cỏ tầm thường mà nghĩ đến những điều vu vơ gì đó thì quả là kẻ điên, và điên hơn nữa khi người ta đang làm những thể thơ cao siêu được sánh với Thần Phật, thể thơ cách tân không cần vần điệu mà mình thì cứ chúi đầu vào cách làm thơ cổ lỗ, mà có đáng gọi là 'thơ'không nhỉ? có lẽ không nên gọi là 'Thơ' bởi 'Thơ' là một điều gì đó cao siêu lắm! rất khó với tới, chỉ những thi sỹ, thi nhân đầy cái 'tôi' trong mình mới làm được!
Trả lờiXóaCái 'tối tác' của anh chỉ nên xem như một Bức xúc nhân tình thế thái muốn nói ra bằng những câu vè có chút vần điệu, nếu được liên tưởng đến TC HVP thì hơi quá, được có người xem là "hơi bị sướng" rồi!hehe!
@ A QT: Rất có thể vào một ngày đẹp trời, thấy trong người thư thái, cầm cây đàn guitar, búng vài dây, anh BH bỗng có cảm hứng phổ nhạc cho bài thơ thì sao? :)
Trả lờiXóaNói đến chuyện phổ nhạc cho thơ, anh lại thấy tiếc cho một thời sôi nổi đàm luận về chủ đề của BH nêu ra về mối liên hệ giữa ca từ và thơ, có nhiều ý kiến gai góc nhưng để laaij cho ta những suy nghĩ và cảm nhận tốt, không biết bao giờ mới quay trở lại, thật tiếc, và cũng vì những "đại gia" chân đất như BTàng,HĐT..V.V lại biến mất tăm!!!
Trả lờiXóaRiêng chuyện phổ nhạc, người như Phạm Duy, Phan Huỳnh Điểu,Trần Tiến không nhiều và bởi vậy khi phổ nhạc thì bài viết của NGUYỄN ĐÌNH SAN nói có lẽ đúng khi ông cho rằng:"...Trở lại với vấn đề phổ thơ, có lẽ cách tốt nhất là nhạc sĩ hãy tìm đến những bài thơ có ý, tứ phù hợp với ý định sáng tác của mình nhưng chưa phải là bài thơ đặc sắc, hoàn hảo. Sự đồng điệu nào đó trong cảm xúc, ý tứ, tư tưởng của tác phẩm sẽ giúp người nhạc sĩ tạo nên bài hát hay. Và thực tế, thành công của những bài hát phổ thơ đã chứng minh điều đó.
Cũng chính vì một thực tế như đã thấy mà có lẽ chẳng ai minh định giá trị một nhà thơ lại căn cứ vào việc nhà thơ ấy có nhiều hay ít bài thơ được phổ nhạc. Có những nhà thơ lớn mà chẳng có bài thơ nào được phổ nhạc, và cũng có những người có tới cả trăm bài thơ trở thành ca từ bài hát nhưng dường như vẫn chưa đáng mặt được gọi là nhà thơ.
Bản thân tôi chưa thấy một bài thơ đặc sắc nào mà khi phổ nhạc, người nhạc sĩ đã tặng công chúng được một bài hát hay (xin nhắc lại, phổ thơ chứ không phải phỏng thơ). Vậy, đặt vấn đề “thơ hay có nên phổ nhạc”, là như thế. "
Ông này nói đúng khi phân biệt rõ 'PHỔ THƠ' và 'PHỎNG THƠ', và theo anh thì cái đó cũng phân biệt rõ tài năng của anh nhạc sỹ X,Y nào đó. 8))
" Những con đường rộng mở,
Trả lờiXóaTình yêu làm cỏ may,
Đi qua là mắc nợ,
Gỡ xong lại vương đầy "
(khuyêt danh)
Chí Nhân đã một lần nhắc lại khổ thơ này và có ý định sáng tác một bài hát dựa theo chủ đề CỎ MAY, không biết đã đến đâu rồi!
Trả lờiXóaTôi cũng có ý tìm giúp nguồn bài thơ nhưng tiếc rằng cũng chưa tìm thấy, nhưng bắt gặp một bài thơ có một khổ cuối rất hay của Xuân Quỳnh:
"Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
Tên mình ai gọi sau vòm lá
Lối cũ em về nay đã thu.
Mây trắng bay đi cùng với gió
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đôi dòng theo gió xa
Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy.
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?"
Thơ Phụ nữ thật hay, và thật ý nhị, hơn hết là tình cảm lứa đôi chung thủy(hoặc không), mà thật ra thơ nếu không gắn tình yêu vào thì nhạt huếch :))
@QT :
Trả lờiXóa"mà thật ra thơ nếu không gắn tình yêu vào thì nhạt huếch "
Câu này hay ,có 'âm hưởng',tức là vừa đọc xong 'nó' dư âm 'vang' lại trong đầu ,tư nhiên nhớ ngay lập tức - như vừa 'nghe' được một câu hát hay.
...Mà chính là nhờ chữ 'huếch' - là một từ có âm điệu 'khẩu ngữ'. Nếu thay bằng một từ khác (trong câu vừa dẫn) chưa chắc đã tạo được hiệu ứng 'âm hường' như vậy?
Thế đấy,đôi khi đọc được một câu văn,một câu thơ ta bỗng thấy 'nó' 'ngân nga' trong lòng.
Nhưng có lẽ sự 'ngân nga' giống như âm điệu ấy không hẳn lúc nào cũng đồng điệu với việc 'phổ' nhạc cho nó?
Có lẽ tại vì 'ngữ điệu' trong câu chữ ngoài những trường hợp có gì đó 'chung' với 'thanh điệu' của âm nhạc, nó còn có đặc tính 'điệu' riêng ,đặc thù chăng?
Một bài thơ chỉ cần có một đôi câu 'ngân vang' là đã quí lắm rồi,nó có thể nâng 'hiệu quả' truyền cảm của bài thơ lên cấp độ cao hơn hẳn.
Anh QT, vấn đề thảo luận về ca từ-lời thơ và nhạc điệu mà BH nêu lên trước đây, thiết tưởng đâu đã khép lại ở TT,tiếp tục hay không, tùy thuộc vào việc chúng ta còn có 'hứng' với nó hay không. Tôi thì vẫn thấy đây là một đề mục rất hay - một chuyện dài nhiều tập,trau dồi về nó 'bổ' ngang - dọc mọi đường. Không phải để mọi chúng ta 'biến' thành người sáng tác ca khúc (trừ QT ra) mà để câu thơ sẽ có nhiều 'nhạc-đọc' trong đó.:)
Mấy câu thơ 'cỏ may/vướng nợ' dẫn ở trên do Chí Nhân đưa ra - với tôi có liên quan tới câu chuyện tập 'gắn' nốt nhạc vào lời thơ bắt đầu nên làm như thế nào ? khá lý thú.
Cũng là một cây cỏ may, tùy vào hoàn cảnh, cảm xúc mà mỗi người viết thăng hoa loài cây này lên các mức độ khác nhau để diễn tả tâm tình và điều mình muốn nói. Nếu để ý kỹ ta sẽ thấy các tác giả biểu lộ khá rõ 'thiên hướng'của mình, và chung nhất là để thể hiện các cung bậc của tình cảm,tình yêu, đó là trường hợp của XQ,NB. Để diễn tả tình cảm tha thiết, gắn bó và có số lượng lớn thì NB dùng số nhiều của Hoa cỏ may để ví với 'hồn yêu' của mình, còn XQ, chị dùng hoa cỏ may để biểu hiện một 'nghi vấn'tình yêu, cỏ may nhiều đấy, găm đầy áo nhưng liệu tình yêu của anh có được như thế? hay chỉ là như làn khói mỏng rồi bay đi mất?, hay thật, rất phụ nữ, tinh tế nhưng không kém phần...cảnh giác! :))
Trả lờiXóaĐoạn thơ KD của TL lại ở một vị trí khác, khá thú vị, người làm thơ rất 'phức tạp', khi đã qua thời tình yêu lãng mạn anh ta đối diện với thực tế rằng tình yêu là thứ không thể bỏ đi một cách đơn giản, bởi nó cũng như cỏ may thôi, qua một cung đường dính đầy tình yêu, bỏ đi rồi sang cung đường khác lại cũng gặp cỏ may(tình yêu), nhưng quan niệm tình yêu là vương nợ thực tình chỉ có ở những thế hệ từ chúng ta đổ về trước, không còn đúng với quan niệm bây giờ nữa, không còn sự lãng mạn vay trả để gắn bó, có trách nhiệm với nhau ấy nữa, tiếc thế!
Bài của mình không có tình yêu, mà chỉ là sự 'cám cảnh' cho tình yêu xưa nay, lấy cỏ may là tứ để thương tiếc cho giá trị tình yêu xưa không còn nữa, nó như một 'thơ' chính luận nên nhạt, chỉ để đọc chơi. Nhạt thường đi với 'nhạt thếch''nhạt nhẽo''nhạt phèo''nhạt nhòa''nhạt nước ốc'v.v....hì hì! vì muốn thể hiện cái nhạt cao hơn, và cũng là coi trao đổi ở đây như một cuộc nói chuyện đời thường nên tôi đẩy cái nhạt lên mức cao hơn với từ 'huếch', từ này mà phổ nhạc thì tài ba như anh BC cũng khóc thét!Tiếng Việt ta hay chỗ đó,hì hì!(nói thế vì trong bài thơ tôi cũng đã dùng nó một lần để diễn tả sự vắng vẻ của thôn xóm chỉ còn người già, thú thật câu thơ đó không thể tìm được từ nào thay vào, đành dùng từ 'huếch hoác"
"...Có điều gì trong những thôn xóm vắng teo?
Huếch hoác vắng chỉ còn ông bà già ở lại.
Có bao nhiêu cô gái
Không muốn biến mình thành cỏ may..."
lao động thơ ca là loại lao động cực nhọc, vò đầu tìm chữ nhưng cuối cùng vẫn không được hài lòng lắm.
Nhưng như TL nói mà nó có 'âm hưởng' hay có thể là 'dư âm' thì đó là sự đồng điệu, sự tinh tế của người đọc, hay có khi là sự ưu ái bạn bè, kiểu gì cũng rất khoái với cách nói của TL!