Lời ngỏ


Thu rất hiếm khi làm thơ nhưng đọc, hiểu, cảm nhận được những gì tác giả muốn chia sẻ. Cách đây ít lâu được đọc thơ của anh Đỗ Trung Việt, cảm nhận được sức sống mãnh liệt của những vần thơ anh, và giờ đây được Hồng Hoa (Thu Hà/Nguyễn Hoa) chia sẻ những suy tư, những trăn trở về cuộc sống, được Lệ Hằng chia sẻ những bài thơ tình lãng mạn. Thu lập trang thơ với mong muốn nó sẽ là nơi để các bạn yêu thơ chia sẻ những sáng tác của mình hoặc những bài thơ mình yêu thích. Hy vọng những rung động, những cảm xúc của chúng ta sẽ sống mãi với thời gian.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Cả ngày trong cuộc họp tôi ngồi

На собранье целый день сидела -
то голосовала, то лгала...
Как я от тоски не поседела?
Как я от стыда не померла?..

Долго с улицы не уходила -
только там сама собой была.
В подворотне - с дворником курила,
водку в забегаловке пила...

В той шарашке двое инвалидов
(в сорок третьем брали Красный Бор)
рассказали о своих обидах,-
вот - был интересный разговор!

Мы припомнили между собою,
старый пепел в сердце шевеля:
штрафники идут в разведку боем -
прямо через минные поля!..

Кто-нибудь вернется награжденный,
остальные лягут здесь - тихи,
искупая кровью забубенной
все свои не бывшие грехи!

И соображая еле-еле,
я сказала в гневе, во хмелю:
"Как мне наши праведники надоели,
как я наших грешников люблю!"

(Olga Berggoltz)

Cả ngày trong cuộc họp tôi ngồi
Rồi biểu quyết, rồi nói điều giả dối
Lời hổ thẹn sao chưa làm tôi chết nổi?
Nỗi chán chường không khiến bạc đầu thêm?

Bước ra đường, tôi ngồi xuống bậc thềm
Nơi tôi được là mình, ngồi thật lâu không nhúc nhích
Qua khe cổng cùng người coi sân chia điếu thuốc
Vào quán chiều chiêu vài ngụm vốt-ka

Nơi tủi cực này có nhiều uất ức được nói ra
Trong câu chuyện của hai phế binh héo hắt
(Năm Bốn ba từng là hai chàng trai anh dũng nhất
Chiếm lấy Krasnyi Bor - rừng thông đỏ máu rực trời)

Thức tỉnh trong tôi hoài niệm chói ngời
Dĩ vãng hào hùng rũ tro tàn đứng dậy:
Những phạm binh đây như lại đang băng qua bãi mìn bỏng rẫy
Những trinh sát viên quả cảm phi thường

Ai đó được tung hô sau khốc liệt chiến trường
Số còn lại nằm lặng thầm mãi mãi
Máu đổ xuống đất lành không mưu toan lời lãi
Có hay đâu để chuộc mọi lỗi lầm
Chưa bao giờ phạm phải với lương tâm!

Khó nhọc thu trí tàn trong cơn giận tím bầm
Qua cơn say tôi kêu lên đau khổ:
“Lũ ngoan đạo kia, ta chán các người đến tận cổ
Và yêu sao ôi bao kẻ tội đồ!”
1948-1949

(Nguyễn Thụy Anh dịch)
Nguyễn Thụy Anh là tiến sĩ giáo dục học. Chị là tác giả cuốn sách "Olga Berggoltz của tôi" với nhiều bài thơ của nhà thơ nữ Xôviết này do chính chị dịch.

*****

Suốt ngày tôi ngồi họp -
rồi biểu quyết, rồi nói dối ...
Nỗi chán chường làm bạc đầu mỗi tối?
Sự thẹn thùng như muốn chết đi luôn?.. 

Ngồi lại rất lâu trên bậc thềm-
chỉ nơi ấy tôi mới là tôi thật.
Ra ngoài cửa, cùng người quét sân chia điếu thuốc
vào quán chiều chiêu vài ngụm vodka...

Trong câu chuyện của hai phế binh,
Khi đó còn là hai chiến binh dũng cảm
(năm bốn ba đã đánh trận Kratxnưi Bor can đảm)
giờ đắm chìm trong dĩ vãng đã qua!

Chúng tôi nhắc nhau cùng nhớ,
Đống tro tàn của quá khứ hồi sinh:
Những trinh sát viên dũng mãnh, quên mình-
Trực tiếp băng qua các bãi mìn!...

Giờ ai đó nhận về mình chiến tích,
số còn lại giờ đây đã nằm yên,
máu xương dù bị lãng quên
Nhưng chưa bao giờ hổ thẹn!

Trong cơn say tôi kêu lên uất nghẹn
vừa thì thầm, vừa giận dữ:
"Lũ cơ hội kia, ta chán các người đến tận cổ
và ta yêu sao bao kẻ tội đồ!"

(Thu Hà dịch)
*(Chữ in nghiêng là lời dịch của Thuỵ Anh)
(Bài đăng trên Blog TH 29/7/2012)

11 nhận xét:

  1. Chào Thu Hà! Bản dịch bài thơ này của Thu Hà có câu: "Trong cơn say tôi kêu lên uất nghẹn". Trong bản dịch của tác giả Nguyễn Thuỵ Anh thì câu này được dịch là "Qua cơn say tôi kêu lên đau khổ". Thu Hà có thể cho độc giả biết nguyên bản là "trong cơn say" hay là "qua cơn say" không? Điều này có liên quan đến nhận thức của độc giả đến hai câu thơ cuối cùng. Cám ơn Thu Hà!

    Trả lờiXóa
  2. TH xin chào anh TP và các anh chị!
    Có thể cách dùng từ chính xác thì chị Thuỵ Anh sẽ đúng hơn.Say rồi, phải tỉnh lại thì mới ngấm nỗi mất mát và uất ức, còn với TH "trong cơn say" là cũng có ý khi tỉnh, chúng ta ko có đủ dũng khí để nói hết những uất ức, nghẹn ngào.Đành phải giả say mà nói, mà phát biểu, mà sống...
    TH rất gần gũi với những người bạn Nga và hiểu, rượu luôn làm cho họ nói thật!

    Trả lờiXóa
  3. Thu Hà! TP còn hỏi thêm câu này nữa: Bản gốc bài thơ này thì "Lũ cơ hội kia" hay là "Lũ ngoan đạo kia" ? TP muốn biết rõ điều này để hiểu rõ thêm Bà Olga Berggoltz. Đây là một bài thơ chính luận rất hay. Thể thơ này rất khó làm song cũng đem lại rắc rối, thậm chí tai hoạ cho tác giả. Mình nghĩ rẳng, cách dịch của Thu Hà rất khéo đó, né tránh được một số điều hết sức nhạy cảm! :D

    Trả lờiXóa
  4. Từ nguyên bản không phải là lũ ngoan đạo hay lũ cơ hội mà là "thánh"-Vì nó có gốc từ "chúc tụng, hội hè" nên TH chọn từ cơ hội. Cũng ko nhất thiết tất cả các từ khi dịch đều cần giữ nguyên ý nghĩa gốc, hoặc nghĩa đen. Mỗi từ được nhà thơ dùng theo cái ý phục vụ cho nghĩa chính, tổng thể của cả BT. Mà thơ hay ở chỗ người viết thích nó theo ý của họ, còn người đọc lại hiểu và cảm nhận theo mong muốn, hoàn cảnh của mình.Và thơ dịch vì thế khó lòng so sánh được với nguyên bản!

    Trả lờiXóa
  5. Cám ơn Thu Hà nhiều vì đã cung cấp cho độc giả một vài thông tin về bài thơ này!
    @ Anh Tuấn Linh: Qua những comments của anh khi thảo luận về thơ cuả Olga Berggoltz, độc giả có nhận xét anh rất am hiểu về Olga Berggoltz. Có thể nói vui rằng anh là nhà "Olga Berggoltz học". Xin anh vui lòng cho độc giả biết ý kiến về những bản dịch của bài thơ này. Cám ơn anh!

    Trả lờiXóa
  6. Anh TP thật rõ là khéo...nói.

    Xin phát biểu vài cảm nhận như sau :
    Đọc 2 bản dịch, có vẻ tôi ko hình dung rõ câu chuyện cùa 2 người thương binh trong trang phục phạm binh (tức là quân nhân phạm kỷ luật phải thi hành án phạt).Tôi cứ tự hỏi: Vì sao họ bị thương lại phạm kỷ luật (gì),tình cảnh eo le như thế nào mà đến nỗi giờ đây họ vẫn còn ầm ức oan trái trong lòng để rồi qua câu chuyện của họ than vãn với nhau trong quán ăn ,TG rất xót xa và cảm thông ?

    Việc này rất cần phải rõ,thì mới giải thích được 2 câu cuối của bài : thét lên chán ngấy những con người mang tính chính danh 'chính trực' 'ngoan ngoãn' 'trung thành' ... của chúng ta (những đồng chí luôn 'tụng niệm' trong cuộc họp) và yêu thương sao những con người bị phán xét mang những lỗi lầm mà thực ra ko phải thế.
    Có cái logic ấy thì chiều sâu 'nhân văn' của bài thơ - người đọc mới cảm nhận được.

    O.B là Nhà thơ Bậc Thầy về độ tinh tế cả ý lẫn lời,tinh tế về hình ảnh nghệ thuật ,theo tôi ko thể có những tình tiết nội dung chung chung bâng quơ,đại kháitrong thơ của Bà,dù ở thể loại 'trữ tình' hay 'chính luận' (từ cùa TP).

    Và công việc 'dịch thuật' cần bám càng sát theo hướng đó càng tốt.

    Thực tình đọc đi đọc lại bài thơ trong nguyên bản,đến giờ tôi cũng vẫn chưa hình dung thật rõ ràng ỳ tứ mà TG muốn nói tới trong khổ 4 câu thứ 4 và 5.
    Rất mong cùng có sự trao đổi thêm với bạn đọc,anh TP và TH.

    Trả lờiXóa
  7. Anh Tuấn Linh! Có lẽ, để hiểu bài thơ này, chúng ta cùng nhớ lại bộ phim "Bầu trời trong sáng" của Liên Xô (đạo diễn Grigôri Chukhơrai). Bộ phim này ra mắt khán giả Thủ đô vào đầu năm 1961 cùng với các bộ phim: "Người thứ 41", "Bài ca người lính". Hiện nay, tôi chưa tìm được đĩa DVD bộ phim "Bầu trời trong sáng". Bộ phim này đã bị báo chí Trung Quốc kịch liệt lên án ở thời kì chống chủ nghĩa xét lại hiện đại. Chắc anh Tuấn Linh và các anh chị đi học ở Liên Xô đã xem bộ phim này rồi. Các anh chị có ý kiến gì ở thời điểm này?

    Trả lờiXóa
  8. -Kính thưa hai bậc thầy của thi ca và của TT 'nhà'-Anh TL và TP! TH cho rằng bài thơ này đã được Thuỵ Anh dịch rất công phu trên nguyên tắc từ đối từ, vẫn có chỗ chưa thật rõ nghĩa. TH cố gắng lược dịch, dễ hiểu hơn nhưng sẽ ko tránh khỏi tình trạng cả hai người cùng đang miêu tả lại một cảm xúc rất sâu, rất bi hùng mà bản thân mình và những người cùng thời đều chưa trải qua, chỉ đọc và cảm nhận trên giấy, còn người hiểu nó thực sự thì đang còn im lặng...TH rất mong sẽ nhận được sự góp ý để phần dịch sẽ sát ý hơn và chúng ta sẽ thấy gần gũi hơn với nhà thơ nữ đa tài này!

    Trả lờiXóa
  9. @TP : Thực tình tôi chưa xem bộ phim "bầu trời trong sáng" (mặc dù có nghe nói).
    Tôi có dự cảm nội dung bộ phim có thể gợi ý cho chúng ta hiểu rõ thêm về tình huống đã xẩy ra với 2 người lính trong bài thơ.
    Nếu được,đề nghị TP tóm tắt lại ý chính của bộ phim,được không?
    Vì nêu thật rõ được về số phận của 2 người thương binh,có thể tôi sẽ cùng các bạn thử dịch một lần nữa bài thơ này.

    Trả lờiXóa
  10. Anh Tuấn Linh! Bộ phim "Bầu trời trong sáng" (đạo diễn G.Chukhơrai) từng được giải lớn tại đại hội điện ảnh quốc tế ở Moscow, giải đạo diễn hay nhất tại đại hội điện ảnh San Francisco; giải tượng vàng tại đại hội điện ảnh Mexico (những giải này đều được vào năm 1961).
    Bộ phim này bị báo chí Trung Quốc lúc bấy giờ cho là xét lại vì nội dung bộ phim đã lên án cuộc chiến tranh vệ quốc và tệ mê tìn cá nhân đã phá hoại hạnh phúc cá nhân.
    Sau đây là tóm tắt bộ phim "Bầu trời trong sáng".
    Bộ phim mô tả cảnh ngộ không may của nữ công nhân trẻ tuổi Xa-sa Ri-ô-va và chồng chị là phi công A-lếch-xây A-sta-khốp. Chiến tranh đã phá hoại cuộc sống hạnh phúc của Xa-sa, cướp mất cha và chồng của chị. Có lần chị đã trông mong được gặp mặt cha trên một sân ga nhỏ, nhưng đoàn tàu quân sự đã sầm sầm lướt qua trước mặt đám đông gia đình bộ đội, không để cho họ gặp những người thân thích. Tin chồng chị chết trong một trận không chiến làm cho chị càng thêm đau đớn. Sau khi chiến tranh chấm dứt, bổng nhiên A-sta-khốp từ trại tù binh Đức trổ về. Niềm vui bất ngờ đó lại biến ngay thành sự đau khổ và giày vò mới. Thì ra, người phi công nọ sau khi bị bắt làm tù binh đã từng làm việc trên một sân bay của Đức, vì vậy bị mọi người nghi ngờ. Bộ phim đã chú trọng mô tả tổ chức Đảng dưới thời Sta-lin là "giáo điều" và "vô nhân tính" như thế nào, làm cho người phi công này không được tiếp tục bay nữa. A-sta-khốp rất đau buồn về điều đó, anh rượu vào rồi đâm ra cáu gắt lung tung, cuối cùng anh tự sát song không chết; cón Xa-sa thì cũng phải chịu mọi sự không may đó. Cho mãi đến khi Sta-lin chết, "băng giá tan", "bầu trời trở lại trong sáng", A-sta-khốp mới được tín nhiệm và săn sóc tới. Anh lại được huân chương Anh hùng sao vàng, lái chiếc máy bay tối tân, bay lượn tự do trong "bầu trời trong sáng", Xa-sa "trở nên xinh đẹp hơn" và Đảng "đã có tính người".
    Bộ phim này nếu chịu khó tìm chắc các anh chị sẽ tìm được. Cám ơn các anh chị vì đã đọc comment hơi dài!

    Trả lờiXóa
  11. Cám ơn anh TP đã tóm tắt nội dung "Bầu trời trong sáng".

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.