Nguồn ảnh: Internet |
Nhìn chiếc lá rơi, ta chợt nhớ về em
Xuân đã qua mau, hè sang như bất tuyệt
Khu vườn xưa, sương trầm mặc êm đềm.
Ta nhớ mưa xuân ngọt trên môi em
Hương tóc nồng nàn, chơi vơi trong đêm
Giọng nói dịu dàng trao tình đằm thắm
Anh yêu ơi! Dù xa cách không quên ...
Ta nhớ khôn nguôi màu ánh mắt em
Xanh sắc trời xuân vời vợi nắng mềm
Nhẹ bước người đi qua vùng cát bụi ...
Thầm nhắc trong lòng, ta về cùng em!
Từng giọt thời gian êm đềm lướt trôi
Dừng bước phiêu du, Nàng bỗng xa rồi
Trang nhật ký ướp cánh hồng khô xác
Bơ vơ hồn, tình cũng lặng lờ trôi ...
Ướp màu mắt Em trong hồn thơ tôi
Đi trong vườn xưa sương trắng nhạt rồi
Sắc lá mãi xanh, nắng hè vời vợi...
Vút thành lời ca: Tình ta với Người!
Hà nội, 01/ 01/ 2012
HOÀNG GIANG
Mời tham khảo lời bài hát tiếng Nga
HT : nhờ em chỉnh cho anh về bố cục của bài đăng ( từ tựa đề đến cách sắp xếp , có thể thêm hình ảnh ... ) . Cảm ơn HT trước .
Trả lờiXóaTL : anh thấy phù hợp với " đề bài " thì chuyển giúp tôi sang GAN nhé , coi như bài tham gia .
Thật tuyệt , khi bạn đọc Trang thơ nhận được quà " mừng tuổi " của HG .Vẫn biết là có tài thơ , nhưng tôi ko ngờ HG đã vượt qua lời thách đố " khó khăn " của TL 1 cách ngoạn mục như vậy . Bài thơ rất có hồn , dịu dàng , cân đối - đầy tính thuyết phục .
Trả lờiXóaPhải nhấn mạnh 1 đặc điểm , rất quí & hiếm , mà tôi ít thấy ở những người bạn khác ( ngoài HG & ĐTV ): Cái phẩm chất Liêu-trai : suy nghĩ đi men theo cái khung trời ngủ-thức , say-tỉnh , mơ-thực ... thể hiện khá rõ trong bài thơ này !
Xin cảm ơn .
Tuyệt! và đó chính là thơ. Hồn ý so với bản gốc TN có cả trong bản TV này (thâm chí còn hay hơn đấy).
Trả lờiXóaCó thế chứ,HG.
Nhớ lại năm ngoái,anh 3Ch có một bài ở GAN viết về mối quan hệ giữa ca từ và lời thơ rất lý thú,trong thảo luận chung- một câu hỏi xuất hiện : lời thơ gợi nhạc thì vưỡn, vậy ngược lại từ ca từ có gọi thơ được chăng?
Băn khoăn từ lúc ấy vì chưa thấy câu trả lời từ diễn đàn,nay thì có rồi : có thể lắm chứ,tuỳ vào có gặp hồn thi sỹ hay ko mà thôi. Cám ơn HG nha.
Chuyển sang GAN,phải nhờ 'tay' của HT. Sau đó tôi xin tặng HG 'lời' mới của bài hát - dịch 'sát nghĩa'.
HT 'thưởng' gì cho HG nhỉ?
Em đã đọc tác phẩm của a HG, rất khâm phục. :)
Trả lờiXóaEm chưa trang trí vì muốn mang sang GAN nhưng lại chờ ý kiến "chỉ đạo" của a TL. :)
Với lại em cũng bận học Ép-pe-ran-tồ. Thầy em sắp sang rồi. Không nói chuyện được với Thầy thì ngượng lắm ạ. :))
Sao lại em thưởng nhỉ. Đề xuất của a TL cơ mà. :)))
Chúc mừng anh Hoàng Giang! Đề nghị Hồng Thu làm thủ tục xuất bản cho anh Hoàng Giang! :D
Trả lờiXóa@HT : Ơ,a chỉ nhắc lại 'thỉnh cầu' của a HG với TQ ở bên GAN thôi.
Trả lờiXóaChời ơ, HT lại 'hành chính sự nghiệp' mất rồi.:))
BL xin chúc mừng anh HoangGiang có bài thơ năm mới rất “ tình “. Những nét đẹp cái hay của bài thơ thì anh TL và anh Hadongtran đã nói cộng với sự tán đồng của anh Tranphong rồi . Nghe chừng cái tình của nhà thơ còn nồng nàn lắm !
Trả lờiXóaHồng Thu! Hai bài thơ này nên để ở TRANG THƠ thì thích hợp hơn. Bạn đọc sẽ tham khảo nguồn gốc hai bài thơ này ở bên GAN. Do đó, Hồng Thu bổ sung phần nguồn gốc hai bài thơ này ở TRANG THƠ (thủ tục hành chính song quan trọng).
Trả lờiXóaAnh Trần Phong! Em cũng nghĩ y như vậy. Rất có thể còn có những bản khác đang chờ "lên khuôn". :)
Trả lờiXóaEm sẽ kéo link sang các bài thơ.
PS: Em rất muốn anh tham gia TT với tư cách là một thành viên chứ không phải là một quan sát viên. (Lời mời ngỏ lần thứ 2)
Cám ơn Hồng Thu nhiều! TP xin được kéo dài thời gian làm thành viên dự bị của TRANG THƠ. Đồng ý nhé!
Trả lờiXóaHồng Thu đã từng du học ở Liên Xô cũ. Hồng Thu có thể mô tả màu mắt và đôi môi của các cô gái Liên Xô không? Chắc phải đẹp lắm, mới trở thành nguồn cảm hứng vô tận của các thi sĩ.
Đầu xuân mới xin chúc Bạn yêu thơ dồi dào sức khoẻ, trẻ mãi không già, có nhiều áng thơ ca bất tận!
Trả lờiXóaThật hú vía, vì xem lời đố của dịch giả Tuấn Linh, đang định mò mẫm thử làm thơ chơi, may còn kịp dừng bút khi đọc hai bài thơ tựa lời dịch.
Phải nói rằng dịch giả đã tuyệt vời, nhưng hai nhà thơ nó còn hơn cả tuyệt vời, vậy thì đố ai còn dũng khí để mà trình bầy lời thơ của mình nữa. Bái phục!
Chúc cả 3 người, dịch giả và hai nhà thơ luôn mãi như thế, để cho vườn thơ luôn khởi sắc màu xanh thi ca, trẻ mãi không già !
@ A Trần Phong: Ơ, sao anh lại hỏi em. Câu hỏi đấy anh hỏi anh Tuấn Linh mới đúng chứ ạ. :)
Trả lờiXóaHồng Thu! Câu hỏi này dành cho Hồng Thu bởi vì trong thời gian học ở Liên Xô chắc chắn Hồng Thu có nhiều bạn nữ Liên Xô. Do đó, nhận xét của Hồng Thu về ngoại hình của họ rất chính xác. Dù có đọc nhiều bài thơ, nhiều tác phẩm văn học mô tả cặp mắt và đôi môi của họ cũng không bằng một lần được nhìn thấy. Thôi thì chúng ta cứ bằng lòng với bản dịch nghĩa bài hát này của anh Tuấn Linh vậy.
Trả lờiXóaAnh Hoàng Giang! Nếu anh đưa những hình ảnh trong bản dịch nghĩa của anh Tuấn Linh thì bài thơ sẽ hay biết bao. Những hình ảnh rất đắt, rất ấn tượng là: "vườn cây đỏ thắm", "miệng em như quả anh đảo chín", "mùa xuân bừng nỏ xung quanh". Chính trong vườn cây lá đỏ thắm đó thì mới có chiếc lá rơi được. Anh Hoàng Giang viết:
Trả lờiXóa"Có đôi khi đi trong ngàn lá biếc
Nhìn chiếc lá rơi, ta chợt nhớ về em"
Câu này hơi khó hiểu với độc giả, vì "ngàn lá biếc" sao lại có lá rơi được?
Anh viết: "Ta nhớ mưa xuân ngọt trên môi em". Trong bản dịch của anh Tuấn Linh thì chàng trai nhớ đôi môi của cô gái. Vài lời góp ý cho vui. Mong được nhận sự chỉ giáo của anh.
TP : tôi không có tâm hồn Nga mà chỉ là tâm hồn Việt đồng cảm được với tâm hồn Nga qua bài dịch ca khúc Ánh mắt ... do anh TL dịch . Cảnh sắc cũng vậy , tôi không biết " vườn cây đỏ thắm " ở bên nga như thế nào ... Đó là những điều hạn chế của tôi . Tuy nhiên , những hình ảnh chung , những cảm nhận chung ... thì mọi người đều dễ hiểu . Ngoài ra , tôi làm thơ trên nền cảm xúc khi đọc bài dịch lời ca khúc Nga ( chứ không dịch ) nên hình ảnh và đôi dòng cảm xúc lại thuần Việt . Trong bài thơ này , cảm xúc của tôi nhiều khả năng vượt ra ngoài nội dung lời của ca khúc , không biết các bạn tôi có nhận thấy điều đó không ? Và có lẽ , cái ý vượt ra đó bao hàm cái chất tinh túy thuần Việt của các bản tình ca chăng ?
Trả lờiXóaTrên cái lẽ đó , xin phép TP cho tôi không phải giải thích đôi câu thơ , hình ảnh cụ thể ... như TP đã nêu .
Vài dòng đáp từ , chúc TP một năm mới vui vẻ , HP .
@HG : Ai đây trong chúng ta có thể tin rằng : mình có-dù chỉ đôi nét tâm hồn Nga?
Trả lờiXóaCó lẽ không nên để vấn vương này lởn vởn cậu ạ.
Chúng ta là những người con tộc Việt, vậy có và chỉ có tâm hồn Việt. Dứt khoát là như vậy.
Và ta cảm nhận cũng như chuyển cảm cái của 'người khác'- dù muốn hay không,cũng xuất phát từ nguồn gốc ấy.
Nhưng mình cũng nghĩ, tận nơi đáy tâm hồn, không có sự khác biệt dân tộc,nhất lại là trong tình yêu.
Tuy nhiên khi diễn đạt bằng nghệ thuật (ở đây là thơ) thì tuỳ theo TG được nuôi dưỡng trong nền văn hoá nào mà khác nhau về phong cách, bút pháp,hình ảnh biểu cảm...vv..
Tác phẩm ở 'trình độ' cao những cái này trở thành đúng như nó-là phương tiện,đỉnh của tác phẩm là đạt được cảm xúc nơi người đọc (người thưởng thức). Liệu ai có thể phân giải về tính dân tộc của cảm xúc? Và thành công,giá trị của một sáng tác còn gì hơn khi truyền được cảm xúc . Theo mình đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất,quyết định để 'đánh giá' 'ngân lượng' một tác phẩm ,bất kể nó thuộc kiểu gì (sáng tác,dịch ...),bất kể TG là ai (chuyên nghiệp, ko chuyên,tài tử... nổi tiếng hay vô danh tiểu tốt...)
Nếu tạm đồng ý với mình,HG thử tự đánh giá thêm một lần bài thơ của cậu nhé.
Mình thích toàn bộ bài thơ của HG, kể hết thì dài dòng,3 điểm thôi nhé:
- Xét về mặt 'dịch thuật' : đầy đủ ý trong BG,nhưng được thể hiện 'ẩn' trong những hình ảnh,hình tượng khác phong phú,gợi cảm. (vậy nên mình mới phát biểu 'hay hơn BG).
- cái 'ướt át','phiêu lãng' thẫm đậm trong 'tình'.
- Chút chút gì đó 'liêu trai'.
Ví dụ:
"Có đôi khi đi trong ngàn lá biếc
Nhìn chiếc lá rơi, ta chợt nhớ về em"
Thực tế là trong muôn 'lá biếc' thì vẫn có thể có 'lá rơi'(TG dùng chữ "Có đôi khi" rất đắt),và 'đau' là ở chỗ đó 'biếc-rơi' (còn đó , nhưng vì nhớ quá mà phảng phất chữ 'tử). Nhìn từ ngữ cảnh 'thơ' nói về 'tình' thì... 'liêu trai'! (ko biết 'cảm' thế có 'lệch' qua ko,anh TP?)
Xin phép tạm dừng ở đây (đi ăn cơm).
Bảy Tàng xin kính chào quý vị và nhân những ngày đầu năm, xin chúc các bạn một năm mới Hạnh phúc, tránh được mọi bức xúc, luôn vui mọi lúc, thu hoạch sung túc, và đừng béo núc! :))
Trả lờiXóaTôi thực sự vui mừng vì trang thơ đang khởi sắc vì có những đề tài, và tác phẩm có giá trị nghệ thuật, điều mà chúng ta đang hướng tới.
Xin có đôi điều với các bạn về dịch thơ. Rất khó, đúng vậy, vì chuyển ý tứ từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia đã khó, mà lại là ngôn ngữ thơ lại càng khó gấp bội lần. Bởi vậy người dịch sẽ có hai cách để dịch, đó là dịch SÁT và dịch THOÁT.
Dịch Sát sẽ khó hơn nhiều, bởi ND cần nắm vững nội dung, chủ đề tư tưởng, nói nôm na là anh ta cần phải biết tác giả muốn nói lên điều gì, từ đó mà chuyển tải vào lời thơ cho có vần điệu, thể thơ. ND có thể phóng tác một chút theo ý mình nhưng phải logic và hòa nhập với tổng thể bài thơ, sao cho hài hòa.
Dịch thoát thì không phải bó buộc bao nhiêu với nguyên bản, vì vậy tính sáng tạo( hay bịa đặt) cao hơn. ND chỉ cần nắm lấy vài ý rồi mặc sức nhào nặn theo ý mình, cũng có cái hay nhưng nếu tác giả gốc biết được thì phiền to, may mắn điều đó ít xảy ra vì trở ngại địa lý!!! Có thể điều này đã xảy ra với bản dịch ca từ của danh ca Trung Kiên, ông dịch khá thoát, và ca từ này đã phát huy tác dụng, một thời được ái mộ, nhưng có vẻ như những người biết rõ ngôn ngữ của Puskin không được hài lòng lắm thì phải!!! (còn tiếp)
Điều này tôi chỉ nhắc lại, chứ không mới mẻ gì, chỉ để làm căn cứ để góp ý với các bài thơ dịch.
Trả lờiXóaBài thơ của HG, cơ bản là một bài dịch thoát. Ta gặp trong thơ anh ngồn ngộn câu chữ, và có thêm nhiều hình ảnh đẹp, như ý thơ "nhẹ bước người đi qua vùng cát bụi". Rồi "...hương tóc nồng nàn" hay "...trang nhật ký ướp cánh hồng khô xác" là những ý thơ đẹp, ta thường bắt gặp đâu đó trong quá trình đọc và học hỏi, được HG đưa vào bản dịch như một sáng tạo, làm bài thơ của anh thêm sống động. Nhưng đến ý thơ "... ướp màu mắt em trong hồn thơ tôi" thì rõ ràng HG đã có một sáng tạo vượt bậc, một ý tưởng độc đáo, phải là người mơ mộng lắm, một người giàu trí tưởng tượng và bay bổng lắm mới nghĩ ra được, bài thơ hay vì có thêm những chi tiết thú vị đó.
Khen mãi cũng xin phép lăn tăn vài câu. Bài thơ của HG có vẻ chưa logic mùa màng, ta bắt gặp đủ mùa trong thơ anh, xuân qua, hè sang, màn sương đại diện cho mùa thu, và cuối cùng là mùa xuân, hay- nhưng cả một năm cho vào một bài thơ thì e hơi nhiều.
Vài chi tiết nữa anh TP đã chỉ ra cũng khá thú vị, phải chi tác giả đẽo gọt, trau chuốt thêm chút nữa thì có thể tránh được điều vụn vặt ấy
Tôi không biết làm thơ, nhưng thường liều phê bình thơ , chê dễ hơn sáng tác nhiều, nhưng tinh thần chung là xây dựng, nêu ra vài thiếu sót để bạn bè xem lại, mong là bài sau hay hơn bài trước. Khuôn khổ một comment không cho phép dài dòng, xin hãy nhận từ Bảy Tàng này những thành ý, xin cám ơn đã đọc những lời lăng nhăng này!!!
Mọi người đóng góp ý kiến cho bài thơ còn em thì đóng góp ý kiến với Bảy Tàng. Giá anh nhận lời mời làm thành viên thì không đến nỗi còm 8 lần mới được 1 lần. Em nhìn vào spam mà không tin vào mắt mình. :))
Trả lờiXóaAnh Tuấn Linh! Hình ảnh chiếc lá rơi trong khu vườn cây đỏ thắm rất thơ và rất "đắt". Tác giả đã dùng cảnh để gợi tình. "Ý tại ngôn ngoại" là ở chỗ đó. Tôi chưa từng đến nước Nga nhưng tôi rất xúc cảm với sắc màu mùa thu với những chiếc lá phong đỏ thắm. Cách cảm nhận của anh Tuấn Linh làm tôi nhớ lại câu dẫn của anh "Mặt trời mọc ở đằng Tây". Câu dẫn này hay lắm, nó đã làm cho tôi buồn cười quá! Buồn cười vì sự hài hước song rất sâu xa của nó.
Trả lờiXóaKhông đươc sống ở nước Nga, không được hiểu rõ phong tục tập quán của nước Nga,chỉ biết về người Nga qua ít tác phẩm văn học Nga nhưng BL cảm thấy người Nga có nét gì đó gần gũi với người Việt. Lối thể hiện tình yêu Tổ Quốc, tình yêu nam nữ trong thơ ca có nét tương đồng. Không rõ bài hát có phải được viết ca từ của một bài thơ hay không? Không hiểu về cách gieo vần của thơ Nga nhưng theo nghĩa của những từ tiếng Nga thì bài hát cũng có lời hay như lời của bài thơ và được dịch giả dịch sang thơ Việt với những vần thơ trau chuốt đầyxúc động. Dịch giả có lẽ có kiến thức tiếng Nga cừ khôi và có tâm hồn rất thơ như ta đã biết. Cám ơn anh TL và anh HG đã dich và chuyển thể thành bài thơ hay để bạn đọc
Trả lờiXóaTrang Thơ được thưởng thức!
Trong bản dịch nghĩa của anh Tuấn Linh có đoạn điệp khúc rất hay, diễn đạt sự nhớ mong khắc khoải của chàng trai đối với cô gái. Chàng trai nhớ ánh mắt màu xanh, nhớ đôi môi màu anh đào chín đỏ, nhớ giọng nói hiền dịu của cô gái. Chàng trai khẳng định nhớ lắm, không bao giờ quên được. Nếu trong bản dịch thơ, dịch giả chuyển điệp khúc này thành điệp ngữ,chắc có lẽ sẽ gây được cảm xúc mạnh mẽ cho độc giả.
Trả lờiXóaCũng nói về nỗi nhớ người yêu, mời các anh chị đọc lại đoạn cuối bài thơ "Tương tư chiều" của cố nhà thơ Xuân Diệu:
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!
Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,
Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời,
Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm.
Cám ơn HT, chắc do tôi bấm "Xuất bản" nhiều lần, cũng có thể do dài quá, phải cắt ra làm hai mới được.
Trả lờiXóaVới tinh thần vui là chính, tôi đề nghị anh HG và các bạn giải thích và phân tích khổ thơ thứ hai của HG,lời tâm sự của chàng trai có vẻ như biến thành lời kêu gọi của cô gái:"..Anh yêu ơi! Dù xa cách....."
Nếu là lời cô gái lúc trao tình, tác giả nên để trong ngoặc kép thì dễ hiểu hơn, và ở khổ thứ năm, sao lại 'ta về cùng em'trong khi phải là ngược lại?
Nếu có thể, đề nghị HG xem lại cách dùng vần trong khổ thứ 3,4. Trong một khổ thơ rất kị việc lập lại từ hợp vận, trên đã có em, kết lại cũng em.("màu ánh mắt em""ta về cùng em")
khổ thứ tư lập lại: Trôi, rồi lại trôi:"êm đềm lướt trôi" "cũng lặng lờ trôi "
Đây là góp ý, không phải "soi"
nếu anh HG đọc được rồi thì nhờ HT xóa hộ.
Chả việc quái gì mà xoá! Một tác phẩm đích thực phải đứng vững được giữa 'sóng gió',ồ,ko 'bão táp' lời bình chứ?
Trả lờiXóa@HG : Bài thơ của cậu rất kích thich tớ,đến nỗi muốn 'vẽ' thêm và 'chỉnh sửa' vài nét ở mấy khổ thơ (rất tán đồng với gợi ý của anh BayTang).
Trả lờiXóaGiá trị Nghệ thuật và tính toàn vẹn của nguyên bản là khẳng định rồi,khỏi cần suy diễn khác,coi đây chỉ như sự 'nghịch ngợm' thêm,bớt râu cho 'rồng' thôi. Đổi lại tớ phải 'giải trình' với cậu là từ suy nghĩ,cảm nhận gì mà lại muốn 'hí hoáy' như vậy.
Cậu đồng ý,tớ 'chơi'.Ko trả lời thì tớ...'chơi' thầm vậy. hi.. hi...
Bảy Tàng , Tuấn Linh cùng các bạn :
Trả lờiXóaThực lòng , tôi không định giải trình nhiều về bài thơ song để đáp lại tấm chân tình của các bạn , tôi cũng xin nói đôi dòng .
Tôi biết và mê bài hát " Đôi mắt màu hạt dẻ " với lời do NS Trung Kiên dịch từ năm 73 . Vừa rồi được gặp lại bài hát này ( với các giọng UKA. , Nga và giọng OPERA của NS Thanh Trì ) và nhất là đọc bản gốc tiếng Nga cùng bản dịch nghĩa của anh TL bên GAN , tôi rất sung sướng và xúc động . Không chỉ riêng vì gặp lại bài hát yêu thích ngày xưa mà còn được gặp tấm chân tình đầy ưu ái của các bạn dành cho . Tôi nhận lời mời tham gia " chơi thơ " của anh TL & HT vì lẽ đó ( dù rằng đã " nung nấu " từ lâu rồi ).
So sánh 2 bản dịch , tôi hiểu rõ hơn về nỗi nhớ , tâm tư , khát khao ... của anh chàng UKRA. nào đó ( hay chính tác giả ) được âm vang bằng giai điệu trầm lắng , bồi hồi dầy thiết tha xao xuyến ... mà rồi tôi cũng yêu cái chất đằm thắm đầy mơ mộng và cũng giàu hoài niệm trong bản dịch của NS Trung Kiên . Tuy nhiên , tôi chưa thấy hài lòng với lối nghĩ và lập luận cảm xúc của anh bạn người UKRA. : vừa xuôi chiều lại vừa thiếu chất " đàn ông " trong ca từ . Và như tôi đã nói ( khi đáp từ còm. của bạn TP ) : tôi làm thơ trên nền cảm xúc khi đọc bản dịch lời ca khúc Nga ( do anh TL dịch ) . Do vậy , thơ tôi nói về một anh chàng người Viêt nào đó , trong tâm trạng tương tự và trên bối cảnh đất Việt ( cũng có thể là tôi ). ( còn tiếp )
Bảy Tàng : Bối cảnh là một sớm đầu hè sương trắng buông trên đường phố HN , có một gã lững thững đi dưới rặng cây xà cừ vừa xong mùa thay lá , chợt thấy một chiếc lá rơi ( có lẽ là chiếc lá rụng cuối mùa ) gã chợt sững người nhìn theo cho đến khi bị màn sương dày che khuất . Có lẽ trong vài giây ngắn ngủi ấy gã bỗng nhớ lại điều gì đó đã từng lướt qua cuộc đời chăng ? Và câu chuyện bắt đầu .
Trả lờiXóaKhổ 2 , đúng như chàng nhận xét , được bắt đầu bằng 2 từ Ta nhớ ... và kết thúc bằng câu nói của cô gái Việt đang yêu đằm thắm . Không thể ngược lại là vì " Ta nhớ ..." mà cũng còn là vì chuyện của tôi không giống chuyện của anh bạn UKRAINA kia .
Không chỉ riêng khổ 3 và 4 , tôi còn dùng lối điệp vần , điệp ngữ cho toàn bài để nhấn " cái ta " và " cái em " , cái hồn yêu nồng thắm mà giàu vị tha nhân văn của những người lính đi qua thời cát bụi ( tôi không muốn nói đến 2 từ lửa máu vì đây là một bài thơ tình ) . Riêng ý này thì cho phép tôi trả lời câu hỏi của nhà phê bình TP luôn : tôi không sánh được với cố thi sĩ Xuân Diệu nhưng tôi học được của ông nhiều .
Bảy Tàng : như tôi đã nói , cái chất " đàn ông " trong thơ tôi thường thể hiện trong những vần thơ kết . Nói vài lời không hết , chàng thông cảm cho tôi . Như TL nói : việc quái gì phải xóa ! những nhận xét của ông rất hợp ý tôi , chỉ có điều đáng buồn là tôi với ông chưa từng diện kiến đổi trao tâm sự mà thôi , mong có ngày " tửu phùng tri kỷ , thiên bôi thiểu " . ( còn tiếp )
Anh Hoàng Giang! TP nghĩ rằng có sự hiểu lầm ở đây khi TP dẫn đoạn cuối bài thơ "Tương tư chiều" của cố thi sĩ Xuân Diệu. Thật tình, TP chỉ muốn cung cấp một ít tư liệu làm phong phú thêm cho cuộc hội thảo. TP nghĩ rằng khi thề hiện nỗi nhớ người yêu là phải như thế (những vẻ đẹp đáng yêu, những hình ảnh cụ thể chứ không thể chung chung được). Nếu không sẽ là khô khan, hô khẩu hiệu.
Trả lờiXóaBảy Tàng : câu còm. lần trước của ông có ý rất hay : Bài thơ của HG có vẻ chưa Lôgic mùa màng ... vào một bài thơ thì e hơi nhiều .
Trả lờiXóaHồn thơ tôi vào buổi tàn thu
Vẫn cứ say mê sớm sương mù
Nhìn chiếc lá rơi vào mộng ảo
Vẫn biết mình là kẻ mộng du
Hồn mộng du , bối cảnh đầu hè , nỗi nhớ mùa xuân cũ còn trời đông thì ấp ủ nỗi niềm riêng ( thơ ). Đấy là tôi chưa nói cái ý ông còn sâu xa hơn : ném cả đời vào một tứ thơ !?
TL : sự hay dở có các bạn đánh giá rồi ,tôi chỉ có câu ( các cụ thường nói ): thơ hay thì thật là hay , ngẫm ra ngậm đắng nuốt cay thế nào ? Tôi cứ dạy con tôi ( khi chúng còn nhỏ ) thế này : ai xin cái gì thì cứ nói " cay lắm , đắng lắm , ... hơ hơ ... mặn lắm ! " .
Còn TL thích vẽ " rồng đất " thì cứ tự nhiên , âu đó cũng là một cách " họa thơ " chăng ?
HG@:
Trả lờiXóaRằng: Xa thì thật là xa
Mà gần, thì chỉ cách ba.... ly đầy.
Vốn người phiêu bạt gió mây
Mảng vui đồng nội, trót say hương đồng.
Tính trời, vốn gét bất công.
Ngẫm ra mới thấy mình không ra gì!
Thôi đành quên chốn thị phi.
Thả hồn theo gió quên đi thói đời.
Gặp nhau qua mấy thơ "còi"
Lời hay nghe đặng, gió thời bay đi!!!
Nếu không nhầm thì mây chỉ có màu trắng hoặc xám,các bác xem lại cho.
Trả lờiXóaHNN : mây còn có cả " màu mắt em " nữa đấy !
Trả lờiXóa@HG:Ở đâu ra "màu mắt em" là màu mây?Trịnh Công Sơn chỉ thốt lên"màu nắng hay là màu mắt em" .Nếu cô gái có đôi mắt màu mây thì không thể nói đó là đôi mắt đẹp được.Tiền bối đừng giận nhé.
Trả lờiXóa@HNN: a nhận thấy,khi người ta đang 'phê' cực điểm một cái gì đó... mắt như có 'màn sương' giăng bên ngoài, bên trong có 'ánh' le lói sắc nhọn như mắt rắn,ko thể tả được, đúng là ko thể nói 'đẹp' nhưng có thể 'ma mị',thôi miên 'mê hồn'.hay là ý anh HG 'ám' về tình trạng ấy:)
Trả lờiXóaTôi đồng ý với ý kiến của HNN. Trong thơ văn trong và ngoài nước, không thấy ai mô tả ánh mắt màu mây cả, mặc dầu mây có thể xanh! Tôi sẽ có ý kiến về cặp mắt xanh của viên sĩ quan bạch vệ trong bộ phim "Người thứ 41" của Liên-xô cũ. Tác giả đã rất thành công khi mô tả cặp mắt xanh này. Cặp mắt xanh đã làm cho cô nữ chiến sĩ Hồng quân rất kiên cường, rất kiên định trên quan điểm giai cấp đã có lúc trở thành tù binh của nó.
Trả lờiXóaBan to, sao TT lai chua dc doc bai tho dich Tu tg nga cua ban nhi? To tin moi nguoi se rat vui khi dc doc tho do ban dich? Ke ca khi ban de: cam cuoi! Cung la rat thanh Cong roi!
Trả lờiXóa@TP:Mây trắng vào ngày đẹp trời và xám{u ám} khi bão bùng mưa gió.Bầu trời xanh biếc hoặc xanh ngắt không gợn chút mây,từ thi nhân,văn nhân cho đến các cháu học sinh đều biết viết như thế để tả cảnh.HNN không chịu cái nhận xét"mây có thể xanh"của bạn đâu
Trả lờiXóaTôi rất cảm ơn lời bình của các bạn về " đôi mắt & ánh mắt Em " trong bài thơ này và nhất lại là câu hỏi giản đơn của HNN . Dù có nhiều cách lý giải về " Đôi mắt " ( cửa sổ tâm hồn) như truyện ngắn ĐÔI MẮT của Nam Cao hoặc ca khúc ĐÔI MẮT MÀU XANH DA TRỜI của tác giả người UKRAINA ... nhưng chưa có cuốn sách nào nói được hết hình ảnh thi ca của cái thứ mà ta gọi là " cửa sổ tâm hồn " ấy của con người . Ta chỉ có thể nói thêm mà thôi ! Và THI SĨ sẽ là người nói thêm cho điều đó . Tôi cùng các bạn sẽ làm cái điều mà người đi trước chưa kịp làm .
Trả lờiXóaChắc rằng khi tôi viết :
Ta nhớ khôn nguôi màu ánh mắt em
Xanh sắc trời xuân vời vợi nắng mềm ...
các bạn đều thấy hài lòng , phải không nhỉ ? Riêng tôi , tôi đã nghĩ đó là " ánh mắt màu mây " rồi ! Trong đó chứa cả KHỞI ĐẦU & KẾT THÚC . Chỉ còn lại cảm nhận của từng người ( thi nhân ) mà thôi !
Vài dòng tâm tư , chúc các bạn vui xuân mới . Tôi trở thành TS khi biết :
Ướp màu mắt Em trong hồn thơ tôi ...
HNN! Mây có thể xanh thật đấy! Đó là hiện tượng vật lí xảy ra trên bầu trời thôi mà! Nhưng mây xanh làm sao sánh nổi với trời xanh và biển xanh. Do đó, nó không là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca. Trong thơ, nhạc cũng có nói tới mây xanh:
Trả lờiXóa- Trên trời có đám mây xanh (Ca dao).
- Mây xanh xanh lơ vì đắm say tình mới (Nhạc phẩm Biển tình - Lam Phương).
Các anh chị đọc tác phẩm "Người thứ 41" của Boris Lavrenhjov chắc không thể nào quên được đôi mắt xanh của viên sĩ quan bạch vệ. Đó là màu xanh biêng biếc. Chúng ta hãy nghe một đoạn đối thoại giữa cô nữ hồng quân Maryutka và viên sĩ quan bạch vệ:
Trả lờiXóa-Thế đấy, em nhìn anh mãi mà vẫn không hiểu được. Vì sao anh lại có đôi mắt xanh đến thế? Cả đời em chưa nhìn thấy ở đâu có đôi mắt xanh như vậy.
- Quả là một màu xanh kì lạ đến mức có thể đắm chìm vào trong đó.
- Anh không biết! - Viên sĩ quan trả lời - Từ khi lọt lòng anh đã như vậy rồi. Nhiều người nói rằng đó là màu khác thường.
- Đúng rồi!... Ngay từ lúc anh bị bắt làm tù binh, em đã tự hỏi: Đôi mắt hắn sao trông lạ đến kia? Đôi mắt anh thật nguy hiểm.
- Nguy hiểm đối với ai?
- Nguy hiểm cho các bà. Chúng dễ dàng đi vào lòng người, làm người ta phải xao xuyến!
- Thế chúng đã làm cho em xao xuyến chưa?
- Ái chà, đồ quỷ! Đừng có hỏi nữa! Nằm xuống đi, em chạy đi lấy nước đây. Chàng ngốc của em, chàng mắt xanh ơi!
Chắc đôi mắt của cô gái trong ca khúc "Ánh mắt em màu xanh da trời" cũng đẹp như đôi mắt của sĩ quan bạch vệ.
Em lại rất thích lối nói cách điệu của a HG "Ánh mắt màu mây". Thường người ta chỉ nói "Đôi mắt màu..." và đúng như các anh, các chị tranh luận mây thường màu trắng, xám xịt, hoặc mây đen. Nhưng cũng có những khi được phản chiếu bởi những tia nắng hắt cuối chiều hoặc le lói lúc rạng đông nhất là ở biển, hoặc ở núi mây có thể có màuxanh, màu vàng và rất nhiều màu sắc khác như mây ngũ sắc. Vì vậy tựa đề của anh HG kich thích trí tưởng tượng của người đọc và làm cho bài thơ trở nên lãng mạn hơn.
Trả lờiXóaEm thích cả những câu mà các anh thắc mắc như "trong ngàn lá biếc nhìn chiếc lá rơi", nếu nói "trong ngàn lá vàng" thì chẳng còn gì thú vị. Cũng như những câu từ "hè sang bất tuyệt", "sương trầm mặc êm đềm", "mưa xuân ngọt trên môi", "vời vợi nắng mềm", những câu đó làm cho người đọc phải ngẫm nghĩ và làm cho thơ a HG trở nên độc đáo, rất riêng, không dễ gì gặp chúng trong sáng tác của các nhà thơ khác. Em rất thích câu "ướp màu mắt em trong hồn thơ tôi". Một tình yêu sâu lắng không dễ gì nhạt phai, như một lời hứa.
HT! Có thật "Đi trong ngàn lá vàng thì chẳng còn gì là thú vị" không? Vậy mà những ai trở về với đất phương Nam đầy nắng gió lại khao khát được ngắm "cây bàng lá đỏ", "cây cơm nguội vàng" và thậm chí "tương tư" mãi một cơn gió mùa đông bắc.
Trả lờiXóaƠ, em chỉ nói ngắm chiếc lá rơi khi đi trong cả ngàn lá vàng thì không có gì là thú vị thôi chứ. Còn mùa thu vàng thì đẹp lắm, nhất là ở nước ngoài.
Trả lờiXóaAnh HG, trong số các bài thơ mà Anh đã trình làng thì bài này là hay nhất. Bài thơ có nhiều ý xuất thần và rất đặc biệt. Em có cảm giác như TG bài thơ đã từng có tuổi trẻ ở LX và cũng đã từng rung động trước một đôi mắt đẹp mê hồn và lời thơ không còn là bản dịch nữa, nó là nỗi lòng khắc khoải của chàng trai với cô gái mà chàng từng mê đắm. Em và HT ít đọc thơ dịch từ tiếng Nga vì mắc bệnh nghề nghiệp. Đang thấy vài ý hay thì lại phát hiện có gì đó chưa ổn. Nhưng bài thơ này là một ngoại lệ.
Trả lờiXóa2h xin phép các TG mấy bài thơ dịch "Đôi mắt màu thiên thanh" là TL, TQT, HG và HNN được đăng lại bài trên trang blog cá nhân. Cảm ơn các anh, các chị.
Trả lờiXóaHôm nay mới dc đọc kỹ toàn bộ tác phẩm của các nhà dịch giả TL, TQT, HNN và HG. Xin được cảm tạ nhiệt huyết của các anh chị và "cô ráo" TH xin mạn phép dc cho điểm một điểm 10, hai điểm 9, còn lại dc điểm giữa 10 và 9 (kiêng nói đúng tủ) tuy nhiên điểm 10 thuộc về ai xin nhờ bạn HT tuyên bố! Điểm ảo nhưng lao động thật!
Trả lờiXóaTớ chịu. Thơ tớ chả biết làm, bình thơ thì chỉ dám nói đâu đâu, sao dám tuyên bố điểm của mọi người. Chịu!
Trả lờiXóaTH: EM giỏi quá chấm điểm cho thi sỹ...! xin cảm ơn em "cuộc Long Vân"mà.
Trả lờiXóa