KHÚC TỰ TÌNH
Tiết Lập Xuân chậm xuống
Đào Đông đã chán chường
Dục Nàng Xuân thay áo;
Đâu người chôn cánh đào,
Sao chưa về chào hỏi?
Để Lập Xuân bối rối
Hương Xuân đành vấn vương!
Nhật Tân ngưng sắc hương
Rừng Đào xưa đâu tá?
Mặc khách sao vắng lạ,
Cánh én liệng phương nào?
Ngẩn ngơ câu hát cũ
Thương thầm be rượu suông!
Cảnh sắc chợt dễ thương
Bởi đôi nhành Đào muộn
Ấp e nở cuối vườn
Ngại ngùng cùng nụ Lựu
Đón nắng hồng trong sương.
Và thấp thoáng giữa vườn
Lặng im như pho tượng
Chàng thi nhân sung sướng
Ngắm Đào muộn Lập Xuân.
Hà nội – Tiết Lập Xuân 2006
HOÀNG GIANG
Các bạn TT yêu mến: trước thềm Lập Xuân Nhâm Thìn tôi dâng tặng TT đôi vần thơ về Lập Xuân xưa cũ làm quà đón Xuân.
Bạn đọc TRANG THƠ rất vui khi nhận được món quà xuân năm Nhâm Thìn từ anh Hoàng Giang. Rất cám ơn anh!
Trả lờiXóaĐọc bài thơ "Khúc tự tình" của anh, TP nhớ đến câu Kiều của Nguyễn Du:
"Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông."
Câu thơ này nhà thơ Nguyễn Du lấy từ điển tích "Hoa đào trước gió đông" của Trung Hoa đời nhà Đường. Câu chuyện nổi tiếng với bài thơ của chàng thư sinh Thôi Hộ được viết bên cánh cổng nhà cô thôn nữ:
"Tích niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiểu đông phong."
Dịch nghĩa là:
Năm ngoái, cũng ngày hôm nay, giữa cánh cổng này; mặt người đẹp và hoa cùng ánh lên một sắc hồng. Người đẹp chẳng biết đi đâu mất rồi. Nay chỉ thấy hoa đào cười hớn hở trước gió đông.
Có phải anh Hoàng Giang lấy cảm hứng từ điển tích này không?
Nói như anh Trần Phong thì ra anh Hoàng Giang đạo thơ à, tội này to lắm.
Trả lờiXóaTại sao lại gọi là "đạo thơ" nhỉ? Thi nhân lấy cảm hứng từ một điển tích nào đó là "quy luật của muôn đời". Chúng ta có ví dụ tốt nhất là trường hợp nhà thơ, nhà văn La Fontaine. Ông không những là nhà sáng tác ngụ ngôn, một nhà luân lí học mà còn là một nhà văn tài tình.
Trả lờiXóaVề ngụ ngôn, tuy tiên sinh đã dựa nhiều vào các bậc tiền bối như Esope, Babrius, Phèdre và mượn luôn cả một số nhân vật, nhưng cái khéo của tiên sinh là chỗ biến đổi và cải biên lại rất hợp thời, hợp lí. Đối với tiên sinh "Bắt chước không có nghĩa là làm theo như nô lệ".
Bản này của HG 'chỉn chu' hơn chính nó lúc trước thì phải. :)
Trả lờiXóa'Chàng thi nhân'...?
cảm giác hơi gơn gợn...liệu có 3 chữ nào khác ko cho 'hình bóng con người' duy nhất trong cảnh này?
Khó thay! khó thay!
Các bạn ! Không phải phỏng đoán nhiều , chuyện là thế này : bà chị tôi lấy chồng người làng Nhật tân nguyên là chủ ( gia truyền ) khu đất Dinh đào của Nhật tân , nay trở thành " khu biệt thự Vườn đào " trên đường Lạc long Quân . Nhiều năm trước , tôi hay đến chúc tết anh chị vào quãng mồng 5 đến mồng 10 tết ; có khi vào dịp , bà chị " lùa " cả tôi cùng mấy đứa cháu gái vác cuốc ra Dinh đào làm cỏ , xới gốc đào ... lấy " khước " đầu xuân , sau đó về nhà làm đôi " xị " rượu xuân với ông anh rể ( anh chị tôi không có con trai ). Nhân có câu chuyện nàng Lâm Đại Ngọc chôn cánh đào trong " Hồng lâu mộng " tôi gọi họ là " người chôn cánh đào " . Đến bây giờ còn đâu nữa ! Dinh đào đã thành " khu biệt thự " của ai ấy ấy rồi ! Các bà , các cô bây giờ ngày xuân không lên chùa thì cũng ra siêu thi nhòm ngó cho nó thong dong ! Tuy vậy , ngày xuân thong thả , tôi vẫn đến thăm anh chị cùng các cháu chắt và lại được ngắm cành đào phai trong vườn nhà anh chị ( và ôm be rượu nhắp một mình !).
Trả lờiXóaTP & TL nói đúng , thơ không có " tích " thì không có độ sâu của ý ; tích không đặc biệt thì thiếu độ nhạy cảm của hồn ; lời thơ không súc tích thì hồn thơ không thể bay bổng , chơi vơi xuyên qua các miền tiềm thức để đạt đến trọn ý thi nhân được ! Hình ảnh là cái thú phiêu du của tư duy , sa đà là mất ý . Tôi cũng chợt thoảng qua vài ý của cổ nhân nhưng không lấy đó làm vì , tâm tôi với hoàn cảnh của anh chị tôi còn nặng hơn nhiều .
Vài dong tâm tư , chúc các bạn vui xuân mới không quên TT !
@a HG: Sau khi đọc chia sẻ của anh, em thấy bài thơ trở nên dể hiểu, rõ ràng, mạch lạc hơn. Chàng thi sĩ đắm đuối vì cảnh sắc mùa xuân vậy mà người đọc (là em đây) thấy thấp thoáng dáng hình ai đó (đã từng thân thương) lẩn sau sắc xuân. Anh thật tài tình. :)
Trả lờiXóaHT! Có người "lẩn sau sắc xuân" đấy! Mĩ nhân Lâm Đại Ngọc trong Hầu Lâu Mộng thì đã rỏ rồi. Còn chàng thi sĩ trong bài thơ này phải chăng là Giả Bảo Ngọc?
Trả lờiXóaTG mượn hình ảnh LĐN để liên tưởng đến một hình bóng khác, em nghĩ thế, còn thi sĩ trong bài có vẻ như không giống GBN.
Trả lờiXóaBài thơ "Khúc tự tình" của anh Hoàng Giang là một bài thơ hay. Càng đọc, tôi càng phát hiện ra vẻ đẹp của bài thơ. Đoạn thơ thứ hai gây cảm xúc dâng trào cho độc giả:
Trả lờiXóaNhật Tân ngưng sắc hương
Rừng Đào xưa đâu tá?
Mặc khách sao vắng lạ,
Cánh én liệng phương nào?
Ngẩn ngơ câu hát cũ
Thương thầm be rượu suông!
Bởi vì Nhật Tân đâu còn nữa cái cảnh dập dìu tao nhân mặc khách mỗi độ xuân về. Nỗi buồn này cũng như nỗi buồn của "Ông đồ già" :
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ ?
(Ông đồ già - Vũ Đình Liên)
May thay! Niềm vui của tác giả bài thơ vẫn còn đấy. Dầu chỉ là một chút để hoài niệm thôi:
Cảnh sắc chợt dễ thương
Bởi đôi nhành Đào muộn
Ấp e nở cuối vườn
Ngại ngùng cùng nụ Lựu
Đón nắng hồng trong sương.
Bài thơ là một chút hoài niệm, là tiếng reo vui đón mừng xuân mới, là khúc tự tình của tác giả.
Trong 'khí bút văn-thơ' của anh TP có gì đó phảng phất 'hình bóng' Giả Bảo Ngọc đấy! :)
Trả lờiXóaĐắc tội! Đắc tội!...
Anh Tuấn Linh! Còn gì tuyệt diệu bằng được nhập vai Giả Bảo Ngọc để cảm nhận, để sáng tác. Đó là một trải nghiệm "thần tiên" mà tiên sinh Trần Hà Đông đã nói.
Trả lờiXóaNgay cả thi sĩ Hoàng Giang nhìn cánh đào rơi mà còn tưởng nhớ đến Lâm Đại Ngọc. Cảm xúc của TP nào có khác thi sĩ Hoàng Giang!
Anh Tuấn Linh! Thế hệ chúng ta rất đắc ý vì đã hơn một lần được đọc bộ "Tứ đại kì thư" (Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký, Thuỷ hử và Hồng Lâu Mộng). Lâu lâu đọc lại, chúng ta có nhận thức mới và cảm xúc mới. Hồng Lâu Mộng là một tuyệt tác có tầm cỡ thế giới. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã từng viết: "Mỗi người nên đọc cuốn tiểu thuyết này năm lần trước khi muốn đưa ra bất kì một nhận xét gì về nó. Dẫu đã từng được cài nát qua nhiều thế kỉ, cuốn sách với hơn 600 nhân vật độc đáo và đa dạng Hồng Lâu Mộng vẫn là một kho chứa nhiều điều bí ẩn".
Từ khi tác phẩm này ra mắt công chúng cho đến nay, sức hấp dẫn của nó thật kì lạ như là có một ma lực nào vậy. Bốn câu thơ lưu truyền sau đã nói lên điều đó:
Thuốc phiện ngào ngạt nơi gác tía
Ma quỷ thần tiên có hại chi?
Văn chương không nói Hồng Lâu Mộng
Đọc hết thi, thư liệu ích gì?
Tào Tuyết Cần, tác giả của Hồng Lâu Mộng thật xứng đáng là Shakespeare, Lev Tolstoi và Honore de Balzac của châu Á!
Anh TP dẫn 4 câu thơ lưu truyền thật 'đắt'. Đọc HLM trong mùi thơm lịm của khói thuốc phiện bên một người đẹp thì...'trần mà như thế,khác gì tiên'...!
Trả lờiXóaNghệ thuật của HLM cũng 'kỳ ảo' lắm.
TP : Nếu luận theo " Ngôi sao phương Bắc " của ĐTV ,tớ giống Tào Tuyết Cần hơn ( ở chỗ " say mà vẫn tỉnh " ) .
Trả lờiXóaAnh Hoàng Giang! Tào Tuyết Cần quả thật "say mà vẫn tỉnh", nên đã viết lời thoại cuối cùng của Lâm Đại Ngọc: "Bảo Ngọc! Anh thật...". Lời thoại này mãi làm đau lòng nhân thế. Biết bao nhiêu học giả chưa giải mã được câu này.
Trả lờiXóaChúc anh Hoàng Giang cùng gia đình có một mùa xuân an lành, hạnh phúc!
Anh H.G, sao lai co "chang thi nhan sung suong" khi "canh en lieng Phuong nao"? Em nghi phai la chang thi nhan boi doi Chu? Em bi cam van ko vao binh loan TT duoc. Chuc Anh co nhieu cam hung tho ca khi Xuan Ve tet den!
Trả lờiXóa@ ND: Cho phép tớ "giúp" mọi người nhé.
Trả lờiXóa"Anh H.G, sao lại có "chàng thi nhân sung sướng" khi "cánh én liệng phương nào?" Em nghĩ phải là "chàng thi nhân bối rối" chứ? Em bị cấm vận không vào bình loạn được. Chúc Anh có nhiều cảm hứng thơ ca khi xuân về tết đến!"
Thu Hà : Anh đã có com. trong trang của bạn anh rồi . Anh viết lại ( bằng một khúc Đường thi ):
Trả lờiXóaHoa khai điệp mãn chi
Hoa hàm điệp hoàn hy
Duy hữu đường tiền Yến
Chủ nhân bần diệc quy
Chàng thi nhân không bao giờ phải bối rối với những chuyện trong ý mình . Bối rối , không còn là thi sĩ chứ chưa nói gì đến thi nhân !