Lời ngỏ


Thu rất hiếm khi làm thơ nhưng đọc, hiểu, cảm nhận được những gì tác giả muốn chia sẻ. Cách đây ít lâu được đọc thơ của anh Đỗ Trung Việt, cảm nhận được sức sống mãnh liệt của những vần thơ anh, và giờ đây được Hồng Hoa (Thu Hà/Nguyễn Hoa) chia sẻ những suy tư, những trăn trở về cuộc sống, được Lệ Hằng chia sẻ những bài thơ tình lãng mạn. Thu lập trang thơ với mong muốn nó sẽ là nơi để các bạn yêu thơ chia sẻ những sáng tác của mình hoặc những bài thơ mình yêu thích. Hy vọng những rung động, những cảm xúc của chúng ta sẽ sống mãi với thời gian.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Dịch thơ Xô Viết

Vài hôm trước, một người bạn cùng học K3 - Chí Nhân bảo tôi "Cậu thử dịch bài С чего начинается Родина? đi", nhớ lại cách đây cả tháng, HT - trong một nhận xét, cũng đã có gợi ý tương tự.
Giọt nước tràn ly.
Yes, so I do!

Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu?
                                                       М. Матусовский
Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu?
Từ những bức tranh
      trong quyển sách vỡ lòng tuổi thơ của bạn
Từ những người bạn tốt, thủy chung, tin cậy,
    cùng một sân chơi, hàng xóm thủa nào.

Có lẽ, Tổ Quốc còn bắt nguồn,
Từ bài ca, dịu dàng mẹ hát
            vỗ về ta lúc tuổi thiếu thời,
Từ lòng keo sơn, giữa bất kỳ gian nan thử thách
Không một ai chúng ta lui bước, rời xa.

Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu?
Từ chiếc ghế băng thân thuộc bên lối vào cổng nhỏ,
Từ cây bạch dương non trên cánh đồng qua vụ,

mặc gió uốn cong thân, vẫn vươn thẳng mọc lên.

Có lẽ, Tổ Quốc còn bắt nguồn,
Từ tiếng hót chào xuân của con chim sáo đá,
Từ con đường qua làng
                               mở lối đi tít tắp về xa,

Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu?
Từ đốm sáng xa xa, 
lấp lánh cháy sau ô cửa sồ những mái nhà,
Từ chiếc mũ kỵ binh Buđionnưi, của cha,
       sờn mầu, nằm khuất đâu trong góc tủ,
                     mà bỗng một lần ta bất chợt tìm ra.

Có lẽ, Tổ Quốc còn bắt nguồn,
Từ tiếng động vòng quay bánh xe
                đoàn tầu hành trình dường như không nghỉ,
Và cả từ lời thề của tuổi trẻ,
  vồng căng lồng ngực,
đinh ninh, bạn nguyện mãi mang theo
trong trái tim mình.

Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu?
Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu?
  12/2011
Tuấn Linh

52 nhận xét:

  1. TL, em thích bản dịch này. Có thể với ai đó đọc không thuận theo niêm luật thơ tiếng Việt nhưng theo em đây là bản dịch sát nghĩa nhất (trong số các bản dịch mà em đã từng đọc). Và còn một điểm nữa mà em thích, em cảm nhận được "chất Nga" rất rõ. Tuy nhiên nếu được bạn đọc TT góp ý chỉnh sửa đôi chỗ về câu từ thì em nghĩ bản dịch sẽ còn hay hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  2. @TL: Thật tuyệt vời khi đọc lại bài thơ này. Nhớ năm học lớp 9 ở Vĩnh Yên chiếu phim " Thanh kiếm và cây lá chắn" tụi em không hề bỏ sót một tập nào. Em rất thích bài hát Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu và cũng bập bõm tự dịch sang thơ như sau:

    Tình yêu Tổ Quốc biết không?

    Tình yêu Tổ Quốc biết không?
    Bắt nguồn từ cuốn vỡ lòng đầy tranh.
    Từ tình bạn rất chân thành,
    Của người cùng sống với anh xóm này.
    Từ trong tiếng mẹ vơi đầy,
    Ru hời giấc ngủ tháng ngày yêu thương.

    Tình yêu Tổ Quốc biết không?
    Bắt nguồn từ chiếc ghế trồng ngoài hiên.
    Từ cây dương liễu dịu hiền,
    Giữa đồng gió cuốn ngả nghiêng lá cành.
    Từ giọng hót của chim xanh,
    Từ con đường nhỏ chạy quanh khắp làng.

    Tình yêu Tổ Quốc biết không?
    Bắt nguồn từ ánh lửa hồng xa xa.
    Từ trong chiếc mũ của cha,
    Cất trong tủ ấy biết là bao niên.
    Từ nhịp điệu gõ triền miên,
    Của bánh xe sắt lăn trên đường dài.
    Từ lời thề của chàng trai,
    Khắc sâu trong trái tim ai đợi chờ.

    Tình yêu Tổ Quốc biết không?

    Trả lờiXóa
  3. Đọc lại bản dịch trên nền nhạc, em bỗng thấy nhớ nước Nga kinh khủng. Mọi thứ đột nhiên như hiện ra trước mắt, nhắm mắt là với tới.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi chưa từng đến LX nhưng cũng đã từng " mơ nước Nga " . Bắt đầu từ bài hát gì đó có câu : Dân Liên xô vui hát trên đồng hoa ... sau này là những bài dân ca Nga mượt mà , đằm thắm , say lòng người ( như uống Vốt ka Nga vậy !) . Tất nhiên không thể bỏ qua những cuốn phim " truyện chiến đấu LX " mà đi theo nó là các ca khúc mang đậm hồn dân ca Nga tuyệt vời . Tổ quốc bắt nguồn từ đâu ? lại là ca khúc hợp với thời của anh em mình chăng ? cái thời còn đang rủ nhau đi đánh giặc ấy ! Tổ quốc là trên hết , cùng nhau ra trận , các " Em yêu " cũng bỏ lại HP . Phải thú nhận rằng tâm hồn Việt có điều gì đó giống tâm hồn Nga một cách kỳ lạ , đều có những ca khúc đẫm sâu vào lòng , thúc dục cả một vài thế hệ cầm gươm , ôm súng ra trận bảo vệ mảnh đất Quê hương . Tổ quốc bắt đầu từ đâu ? của người Nga là một trong số đó .
    Cảm ơn Chí Nhân & Tuấn Linh .

    Trả lờiXóa
  5. " Tổ quốc bắt nguồn từ đâu ?" - câu hỏi lớn ( trong 1 nhóm câu hỏi ) mang tính kinh điển - mà mỗi chúng ta , khi muốn kiểm tra " kiến thức nền " của mình thường tự đặt ra...và chẳng bao giờ có đáp án cuối cùng !.
    Đây có lẽ là 1 trong những bài hát Nga - Xô viết mà tôi yêu thích nhất .Ngôn từ & cách trả lời độc đáo , mang nặng phong vị Nga-la-tư , chao ôi ! cái phong vị gần gụi , yêu thương mà ta gìn giữ nó đâu chỉ bằng lí trí , mà thắm sâu hơn nhiều - trong trái tim - và xa hơn nữa ... tận miền tiềm thức sâu kín , riêng tư - miền của những giấc mơ trai trẻ , trong lành và thơm tho nhất !!!.
    Tôi cho rằng đây là 1 bản dịch hay , tuy không thật sát về câu chữ . Có thể coi là 1 bản dịch - phóng tác , đưa vào đó những " hình dung từ " ko có trong nguyên tác nhưng rất " ăn ảnh " , rất thành công , vì nó phải như thế , vốn dĩ là như thế - cái mà tác giả Nga hóm hỉnh giấu đi , còn dịch giả lai " xới lên " cho mọi người ngắm & " cảm " - một cách duyên dáng !.
    Điều đó chứng tỏ dịch giả có 1 tình yêu lớn với Nước Nga & 1 vốn Nga - học dồi dào , rất đáng ghen tị .
    Một chi tiết cực đắt trong nguyên tác , mà dịch giả hô " biến " mất là " chiếc ngế đá nghìn- năm nơi cổng thành " - theo tôi là sai sót lớn nhất của bản dịch .
    9,5...9,5....9,5...xin cảm ơn !

    Trả lờiXóa
  6. Trang Thơ sẽ có giá trị học thuật hơn với những bản dịch tâm huyết mà anh TL đang giới thiệu với chúng ta, như bài này. Điều đáng quý là bản dịch do chính anh TL thực hiện, với một tình yêu nước Nga sâu sắc và dĩ nhiên là với cả tài năng và sự đồng cảm không phải ai cũng có được.
    Lần đầu tiên khi đọc bản dịch này, tôi đã cảm thấy rất thích và sau đó là cảm động với những dòng thơ từ một đất nước xa xôi nhưng sao rất gần gũi với tính cách và tình cảm người Việt chúng ta, những hình ảnh trong bài thơ mà tác giả và TL trình bày như ở đâu đó quanh ta, và ta càng thêm minh định một điều rằng Tổ quốc chẳng ở đâu xa xôi và trừu tượng cả, TQ rất gần, từ quyển sách, từ người bạn thân, từ lời mẹ ru hay ngọn cỏ lá cây và những điều bình dị, chắc vì vậy mà ta yêu quê hương hơn, như người Nga cũng yêu những điều bình dị của đất nước họ vậy.
    Chúng ta khen thơ Mikhail Lvovich Matusovsky và khen tài năng của người dịch, tuy nhiên nếu để chấm điểm ( một phong cách của trang thơ này chăng?)thì nên bầu thêm lớp trưởng, tôi đề cử anh HàĐôngTrần với cô BL làm lớp phó!!!
    :))

    Trả lờiXóa
  7. Xin chào những người yêu thơ!
    Đọc bài thơ Nga thấy hay quá, rất tương đồng với VN ta, rồi lại được thưởng thức vần điệu ca dao đậm chất VN của bạn HNN, tôi đâm ra bối rối, vì là hai đề bài rất khác nhau.
    TQ bắt đầu từ đâu ?
    Và Tình yêu TQ, biết không ?
    Hai từ này khác nhau lắm chứ.
    Tôi rất thích vần điệu của vần lục bát áp vào thơ Nga, tuy nhiên thắc mắc được giải đáp khi nguyên tác:
    "С чего начинается Родина?"
    Thì đúng là dịch bắt nguồn, bắt đầu mới đúng, dù Tình yêu TQ nghe rất hay nhưng kg sát nghĩa, xin phép bạn HNN nhé.

    Trả lờiXóa
  8. @ A HDT: Em chào anh. Lâu lắm mới lại thấy anh xuất hiện trong TT.
    @ A Bảy Tàng: Em bầu anh TL làm lớp trưởng. Trong TT có tới 2 BL, em không hiểu anh nói đến BL nào?
    @ A Thắng k5: Chào mừng anh đến với Trang Thơ.

    Trả lờiXóa
  9. @ Thắng k5: thật ra bài thơ của HNN dịch cũng mang tựa đề "Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu". Nhưng mà gõ thừa một vế và thiếu cả một câu mà đến bây giờ đọc lại mới phát hiện cái câu thiếu:Từ sự thử thách phi thường,
    Mà anh dũng cảm,kiên cường vượt qua.
    (sau câu :Ru hời giấc ngủ tháng ngày yêu thương)
    Cám ơn bạn đã nhắc nhở

    Trả lờiXóa
  10. Chào Hồng Thu! TRANG THƠ của chúng ta đang trở lại một đề tài rất thú vị. Những bài dịch thơ Xô - Viết của TRANG THƠ rất hay. Rất mong được đông đủ các bạn TRANG THƠ trở lại với chủ đề này. Mình có một đề nghị nhỏ như thế này: Khi trình bày một bài thơ dịch, chúng ta nên đi theo trình tự đăng nguyên bản rồi tới bản dịch nghĩa và cuối cùng là bản dịch thơ. Điều này là cần thiết cho độc giả không biết tiếng Nga và cả độc giả biết tiếng Nga. Cám ơn Hồng Thu!

    Trả lờiXóa
  11. Đ/C Tk5 đang thể hiện như một người yêu thơ tinh tế. Đọc và biết tìm ra sự khác biệt, điều đó chứng tỏ anh Tk5 biết đào sâu suy nghĩ, điều mà tôi thường tự trách mình còn thiếu. Chưa kể trình độ tiếng Nga siêu việt như vậy thì làm sao một cô gái lớp chín có thể đọ nổi!!!
    Nói vậy thôi, HNN đừng tủi thân, một học sinh lớp 9 mà có vốn tiếng Nga để dịch được bài thơ nổi tiếng này là một điều đáng để tự hào rồi.

    Riêng về việc bầu lớp trưởng, đ/c TL chưa quen việc chấm điểm nên không nên bầu mà nên để dành cho anh HĐT, còn lớp phó nên để cô BL nào chuyên chấm điểm ấy, chỉ là ý riêng thôi, nếu trang thơ vẫn có thói quen chấm điểm.

    Trả lờiXóa
  12. Bài thơ được viết năm 1968 - thời kì mà niềm tự hào Xô - viết đang ở " cực điểm " - khi mà nằm mơ người ta cũng nói về " tính đảng " .
    Vậy mà ở đây , trong suốt từng ấy câu thơ , ko hề thấy sự " lên giọng " của những nhà truyền giáo - tuyên huấn cộng sản , mà thấm đẫm trong đó là trí tuệ nhân dân với những khái niệm bình dân mà thân thương , gần gũi nhất - như anh Bảy tàng đã phân tích ....
    Nói vậy để ta càng nể phục sự uyên thâm , sâu sắc của tác giả & hiểu rõ cội nguồn sức sống của tác phẩm để đời này .

    Thơ Nga - xô viết rất hay , xin các bạn phát huy . Nhưng còn những nền thi ca khác nữa , như Pháp , Trung , Đức ... chẳng hạn .
    Ai biết đc bài thơ nổi tiếng của Gớt , nhà thơ vĩ đại người Đức nhỉ - bài thơ kể về mối tình cuối ở tuổi cổ lai hy của ông với người thiếu nữ hàng xóm thua ông nửa thế kỉ ... thì xin đưa lên đây cho mọi người cùng thưởng thức nhé .
    Hôm rồi trên tivi giới thiệu thơ cổ Ba tư của dịch giả Thái Bá Tân chắc cũng hay lắm - ai có xin cùng chia xẻ nha !!! xin cảm ơn .

    Trả lờiXóa
  13. @ A Trần Phong: Em đồng ý với ý kiến của anh. Nếu như có một bản dịch nghĩa và sau đó là bản dịch thơ thì người đọc theo dõi dễ hơn và có thể có những góp ý chính xác hơn. Em đã từng làm như vậy với bài thơ Я вас любил bên GAN (hồi đó em chưa làm TT). Hôm qua em bận suốt cả ngày nên hôm nay mới trả lời comment của anh. Sorry!

    Trả lờiXóa
  14. Cám ơn Hồng Thu đã có cùng quan điểm! TP xin đăng bản dịch bài thơ này của dịch giả Thái Bá Tân. Bài thơ này, tác giả đã dịch sát nghĩa và rất "thơ", đặc biệt, TP rất thích câu dịch "Tổ quốc bắt đầu từ đâu?". TP nghĩ rằng nếu không dịch "Tổ quốc bắt đầu từ đâu?" có lẽ bài thơ sẽ không còn hay nữa.

    Tổ quốc bắt đầu từ đâu?

    Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
    Từ bức tranh ta được xem ngày nhỏ
    Từ những người bạn tốt vẫn cùng ta
    Thường đi học và chơi chung một phố.
    Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
    Từ bài hát mẹ ta ru âu yếm,
    Từ những cái ta quyết giữ vẹn tròn
    Cả trong những giờ khó khăn nguy hiểm.

    Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
    Từ chiếc ghế ta vẫn ngồi trước ngõ,
    Từ cây phong đơn độc giữa cánh đồng
    Khẽ chào nhẹ mỗi lần có gió.
    Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
    Từ bài hát đầu xuân con sáo hát
    Từ con đường ven xóm nhỏ quanh co
    Và biến mất trong sương chiều xanh nhạt.

    Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
    Từ ánh đèn nhà ai đang run rẩy,
    Từ chiếc mũ bố ta đội ngày xưa,
    Mà bất chợt trong hòm ta lại thấy.
    Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
    Từ tiếng gõ của con tàu mệt mỏi
    Từ lời thề mà thời trẻ yêu nhau
    Ta giấu kín trong tim không dám nói.

    Tổ quốc bắt đầu từ đâu?

    Trả lờiXóa
  15. @ A Trần Phong: Nguyên chỉ 1 từ trong tựa đề của bài thơ đã là cả một vấn đề. Trong Tiếng Nga chữ начинается"bắt đầu" nhưng em lại thích cách dùng từ "bắt nguồn" của a TL, mặc dù theo Tiếng Việt, câu "Tổ Quốc bắt nguồn từ đâu?" có vẻ như nghe không thuận bằng câu "Tổ quốc bắt đầu từ đâu?". Đọc tựa đề của a TL nghe nhiều chất thơ hơn, hình tượng hơn, kích thích trí tưởng tượng nhiều hơn.

    Trả lờiXóa
  16. Hai từ "bắt đầu" hết sức giản dị, song nó đã diễn đạt được hết những điều hết sức giản dị trong bài thơ. Những điều ấy lại chính là những cái cao cả, thiêng liêng mà ta gọi là Tổ quốc. Tổ quốc là gì ư? Tổ quốc không phải là một khái niệm trừu tượng, cao siêu hay một mĩ từ làm ta khó hiểu. Trái lại, Tổ quốc bắt đầu từ những điều giản dị không có vẻ gì là suối nguồn vô tận cả. Tổ quốc bắt đầu từ bức tranh trong tập vở lòng, từ những người bạn hàng xóm tốt bụng, từ bài hát mẹ ru ta âu yếm, từ chiếc ghế đá trước ngõ, từ ánh đèn run rẩy v.v.. Những điều giản dị ấy đã làm nên Tổ quốc yêu dấu. Tác giả bài thơ dùng hai từ bắt đầu rất hợp lí để tiếp cận những điều hết sức giản dị để gửi gắm đến công chúng rằng Tổ quốc bắt đầu từ đấy. Hai từ "bắt đầu" không hoa mĩ, không to tát, nó gần gũi với quãng đại quần chúng. Có lẽ tác giả bài thơ rất hài lòng với hai từ "bắt đầu".

    Trả lờiXóa
  17. @ A Trần Phong: Nhận xét của anh thật thú vị. Chả trách có người cứ có ấn tượng về những cái còm của anh. :)

    Trả lờiXóa
  18. Hồng Thu! Nhận xét của Hồng Thu thật thú vị! TP cũng có rất nhiều ấn tượng với TRANG THƠ. Ấn tượng mạnh nhất là những ý kiến đa chiều đã làm nên sức hấp dẫn của TRANG THƠ. Qua đó mà nhận thức của chúng ta thay đổi. Ấn tượng mạnh nữa là những bài dịch thơ Xô- viết của TRANG THƠ.
    Những bài thơ dịch sang thể thơ lục bát có một vị trí đặc biệt trong lòng độc giả Việt Nam. Ví dụ bài thơ "A -Liêu - Sa nhớ chăng?" nhà thơ Tố Hữu dịch từ thơ của C.XIMÔNỐP có đoạn cuối rất hay:
    Ta vui vì mẹ Nga sinh
    Vui vì một sớm chiến chinh lên đường
    Có người vợ rất yêu thương
    Hôn ta ba bận, lệ thường tiễn đưa...
    Bài thơ "Tổ quốc bắt đầu từ đâu?" đang chờ đợi một bản dịch thể thơ lục bát!

    Trả lờiXóa
  19. @ A Trần Phong: Bản dịch của chị HNN là thể thơ lục bát đấy ạ. :)

    Trả lờiXóa
  20. Hồng Thu! Bản dịch sang thể thơ lục bát của chị Hồ Như Nguyện rất hay nhưng như anh Thắng k5 nói là "Tổ quốc bắt đầu từ đâu?" và "Tình yêu Tổ quốc biết không?" là hai vấn đề khác nhau. Chị Hồ Như Nguyện đã trả lời, song độc giả còn muốn nghe tiếp ý kiến của chị!

    Trả lờiXóa
  21. TP : Thái Bá Tân là 1 người tài năng , ông giỏi ko chỉ 1 ngoại ngữ & là 1 dịch giả nổi tiếng . Nhưng với bài thơ này , theo tôi là chưa thật sự thành công . Đọc bản do TP đưa ra , tôi thấy hương vị Nga " bay đi rất nhiều " . " Chiếc mũ bố ta đội ngày xưa " với " chiếc mũ Budionui " là 1 khoảng cách 1 trời 1 vực - xét trên mọi khía cạnh ...và còn 1 số chi tiết khác nữa , nó cứ " nhàn nhạt " sao ấy !!!

    Thực ra , bản dịch của TL , nếu xem xét dưới quan điểm chuyên nghiêp - văn bản học - thì còn rất nhiều điều đáng bàn đấy ! mong mọi người cùng đào sâu .

    Trả lờiXóa
  22. Anh hadongtran! Tôi đồng ý với anh là dịch giả Thái Bá Tân đã bỏ qua chi tiết rất quan trọng trong bài thơ này là: " chiếc mũ Budionui ". Đó là chiếc mũ truyền thống, là niềm kiêu hãnh của Hồng quan Liên - xô. Để phần thảo luận bài thơ này thêm sôi nổi, xin phép các anh chị TRANG THƠ vui lòng đăng lại bản dịch nghĩa của bài thơ này.

    Trả lờiXóa
  23. С чего начинается Родина?

    С чего начинается Родина?
    С картинки в твоем букваре,
    С хороших и верных товарищей,
    Живущих в соседнем дворе,

    А может она начинается
    С той песни, что пела нам мать,
    С того, что в любых испытаниях
    У нас никому не отнять.

    С чего начинается Родина...
    С заветной скамьи у ворот,
    С той самой березки что во поле
    Под ветром склоняясь, растет.

    А может она начинается
    С весенней запевки скворца
    И с этой дороги проселочной,
    Которой не видно конца.

    С чего начинается Родина...
    С окошек горящих вдали,
    Со старой отцовской буденновки,
    Что где - то в шкафу мы нашли,

    А может она начинается
    Со стука вагоннах колес,
    И с клятвы, которую в юности
    Ты ей в своем сердце принес.

    С чего начинается Родина...


    Bản dịch nghĩa (cá nhân),như sau:

    Từ đâu Tồ Quốc bắt nguồn (bắt đầu)?

    Tồ Quốc bắt nguồn (bắt đầu) từ đâu?
    Từ bức tranh trong quyển sách vỡ lòng (tập đánh vần) của bạn
    Từ những người bạn tốt và trung thành (tin tưởng)
    Sống ở sân nhà bên cạnh

    Còn có lẽ (có thể) TQ bắt nguồn (bắt đầu)
    Từ (chnh) bài hát,mẹ đã hát cho chúng ta
    Từ (chinh) những gì (có) ở chúng ta
    trong bất kỳ (những) thử thách
    không môt ai bị lấy(tước đoạt) đi

    Từ đâu Tồ Quốc bắt nguồn (bắt đầu)
    Từ chiếc ghế băng(ghế đá,ghế dài)quí báu (thiêng liêng) bên cạnh
    cái cổng (cổng lớn,cửa ngõ)
    Từ (chính cái) cây bạch dương trên cánh đồng
    Uốn cong dưới cơn gió,vẫn mọc lên

    Còn có lẽ (có thể) TQ bắt nguồn (bắt đầu)
    Từ (sự) cất tiếng hót mùa xuân của con chim sáo đá
    Và từ con đường làng (ấy) ko thấy kết thúc (điểm cuối)

    Từ đâu Tồ Quốc bắt nguồn (bắt đầu)
    Từ đốm sáng cửa sổ ở xa xa
    Từ cái mũ cũ của cha,kiểu Buđionni
    Chúng ta tìm thấy ở đâu đó trong tủ.

    Còn có lẽ (có thể) TQ bắt nguồn (bắt đầu)
    Từ tiếng động của bánh xe toa tầu
    Và từ lời thề (nguyền,tuyên thệ) ở thời trẻ tuổi
    bạn đã mang theo (nó) trong trái tim (của) mình.

    Từ đâu Tồ Quốc bắt nguồn (bắt đầu)...

    Chú thích :
    - Động từ TV: 'từ' (đâu đó,chỗ nào đó), trong tiếng Nga dùng giới từ 'C'(cách 2) đối với các đối tượng trừu tượng như Tổ quốc,tình yêu...
    - Kiểu mũ Buionnưi đặc trưng cho binh đoàn kỵ binh hồng quân của tướng Buionnưi (sau CT TG II là Nguyên soái): bằng vải, chóp nhọn với ngôi sao đỏ phía trước, rất nồi tiếng trong thời kỳ nội chiến và gắn bó với những người lính của binh đoàn..
    Paven Coocxagin là CS của binh đoàn này,trong phim 'Thép đã tôi thế đấy' Paven đội loại mũ này ngay cả khi xuất ngũ về làm công tác đoàn.

    Trả lờiXóa
  24. Cái mũ , kể cả Thái Bá Tân , nhiều người cũng không hiểu nó là cái gì . Nó phải là cái mũ Budionuwi của cha !
    Cái tuyệt vời mà TL dịch , không chỉ là thơ mà còn là cái sâu xa đến tận cùng trong kỷ niệm với sự hy sinh vô bờ mà các bậc tiền bối đã làm tấm gương sáng rỡ cho mình . Ai trót quên điều đó , phải học lại LS oai hùng VN . Và đừng quên cái VĂN của người VIỆT ta trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước .
    cảm ơn TL những điều đã nói và không nói !

    Trả lờiXóa
  25. Xin chào các Blog thi ca
    đúng như các anh đã nhận xét, và cũng thật tinh tế là sự trội nổi của cái mũ.
    Trong CT vệ quốc, ở LX rất nổi tiếng với chiếc mũ Buionnưi, cũng giống như ở VN ta, khi nói đến hình ảnh anh giải phóng, không thể thiếu chiếc mũ tai bèo đã đi vào lịch sử. Nếu chỉ nói chiếc mũ đội đầu như dịch giả nổi tiếng TBT thì bài thơ đó dịch chưa chuẩn rồi.
    Bởi vậy tôi rất vui khi có các anh TL, HĐT, HG rất coi trọng hình ảnh chiếc mũ nhưng phải có tên đầy đủ ghi dấu ấn một thời CT ở Nga.

    Trả lờiXóa
  26. Cám ơn anh Tuấn Linh đã đăng bản dịch nghĩa (bản văn xuôi) của bài thơ! Dựa vào bản dịch nghĩa, chúng ta sẽ thuận lợi hơn trong việc bình cả hai bài thơ của anh Tuấn Linh và dịch giả Thái Bá Tân. Biết đâu từ đây, sẽ có những bản dịch tiếp theo của các anh chị theo thể thơ tự do, thơ lục bát hoặc thơ Đường.
    Tiếp theo ý kiến của anh hadongtran, anh Hoàng Giang, TP lấy làm tiếc vì bản dịch bài thơ này của dịch giả Thái Bá Tân lại bỏ qua "chiếc mũ Budionui". Dịch giả Thái Bá Tân đã từng học ở Liên-xô rất lâu, lại có kiến thức uyên thâm sao lại mắc phải thiếu sót này? Nếu trong câu thơ dịch của dịch giả Thái Bá Tân chỉ thêm "chiếc mũ Budionui" thì câu thơ sẽ hay biết bao. Lúc đó câu thơ sẽ là: "Từ chiếc mũ Budionui cha đội ngày xưa". Chắc có lẽ khi có dịp giao lưu với dịch giả Thái Bá Tân, chúng ta mới biết được điều đó.

    Trả lờiXóa
  27. Đọc bài thơ "Tổ quốc bắt đầu từ đâu?", qua bản dịch của anh Tuấn Linh, chúng ta có cảm xúc tốt đẹp về đất nước Liên-xô của một thời. Một đất nước đã hi sinh hơn 20 triệu người để góp phần bảo vệ nền hoà bình của Thế giới! Qua bản dịch của anh Tuấn Linh, chúng ta được gặp lại một tâm hồn rất Nga. Tôi yêu đất nước Liên-xô, bắt đầu từ tác phẩm "Người Xô-Viết chúng tôi" của Boris Bolevoi với truyện ngắn xuất sắc "Anh thương binh về làng". Những cảm xúc tốt đẹp ấy vẫn còn vẹn nguyên trong tôi đến bây giờ.
    Cảm ơn anh Tuấn Linh đã dịch sát nghĩa bài thơ này. Với lối thơ tự do, anh đã chuyển tải được hết nội dung của bài thơ. Xin góp ý với anh một vài điểm trong bản dịch này. Có lẽ, do cảm xúc dâng trào nên các câu thơ dịch của anh hơi dài, có lúc có vẻ như rườm rà, đôi khi thiếu trong sáng và hơi khó hiểu. Ví dụ:
    Từ tiếng động vòng quay bánh xe
    đoàn tầu hành trình dường như không nghỉ,
    Và cả từ lời thề của tuổi trẻ,
    vồng căng lồng ngực,
    đinh ninh, bạn nguyện mãi mang theo
    trong trái tim mình.
    Tôi rất đồng cảm với anh đã dịch "tiếng động của bánh xe của đoàn tàu". Đó là đoàn tàu mà chúng ta đã thấy trong các bộ phim "Khi đàn sếu bay qua", "Bài ca người lính" và "Số phận con người". Tôi rất có cảm xúc với hình ảnh tiếng động này. Nhà thơ Tố Hữu của chúng ta đã có một câu thơ tương tự rất hay:
    Ôi! Đâu phải con tàu trái tim ta đó
    Tiếng đập thình thình như muốn vỡ làm đôi
    (Bài ca Xuân 61 - Tố Hữu).
    Dầu sao, bản dịch của anh Tuấn Linh vẫn là một bản dịch hay, mang phong cách thơ của nhà thơ Mai-a-cốp-ski. Cho phép tôi được gọi anh là Mai-a-cốp-ski của TRANG THƠ.

    Trả lờiXóa
  28. TL : Tôi không biết nhiều về đất nước Nga xa xôi ấy , chỉ biết qua những chuyện kể của bạn bè và qua những bài dân ca thấm đẫm hồn Nga mà tôi từng nghe và từng hát . Khi đọc Paustopski càng hiểu thêm tâm hồn Nga . Những lời thơ TL dịch đã rất hay rồi , tuy còn chút rườm rà nhưng không phải ai cũng hát được như thế . Tuy vậy , tôi góp thêm một ý ( không biết có đúng không !? ) . Câu đầu tiên ( câu tựa đề ) là một câu hỏi , còn các câu sau ( vẫn là " C ..." tôi không biết tìm tiếng Nga ) phải chăng nên dùng : Nơi Tổ quốc bắt nguồn từ ... chứ đừng dùng câu hỏi nữa ! Như thế lời thơ đẹp hơn chăng ?
    Mượn TT nói vài câu , mong HT không trách . HT thấy anh nói thế nào thì cứ nói nhé !

    Trả lờiXóa
  29. @ A HG: Sao em lại trách anh. Em lập TT để mọi người chia sẻ cảm xúc. Em nghĩ mọi người trong TT đều mong có người đăng bài, bình luận, dù đôi khi quan điểm có hơi trái chiều một chút nhưng đều là những ý kiến đóng góp, xây dựng và có thế mới vui chứ cứ khen nịnh nhau thì chưa hẳn đã thích đâu ạ. :)
    @ A TP, A HG, A HDT: Em nhất trí với nhận xét của a HDT. Đọc bản dịch của TBT cảm nhận "hương vị" Nga rất ít, không chỉ vì hình tượng chiếc mũ Buionnưi, trong khi đó bản dịch của A TL mang lại cho người đọc (là em) những hình tượng rất rõ nét về đất nước Nga, tính cách con người Nga, về cuộc chiến tranh giữ nước, về công cuộc XD đất nước.
    @ A HG: Em không nghĩ a TL nên thay câu hỏi "Tổ quốc bắt nguồn từ đâu?" thành câu trả lời vì câu hỏi lặp đi lặp lại tạo ấn tượng về sự day dứt khôn nguôi. "Chỉ đơn giản vậy thôi sao mà nhiều người trong chúng ta không nhận ra." Em cảm nhận được thông điệp này từ tác giả. Chẳng biêt a TL khi dịch bài thơ này có cảm nhận như vậy không?

    Trả lờiXóa
  30. To quoc bat dau tu nhung tranh cai. Ta Lon roi van chua phan thang bai. Tu nhung gian hon, nho nhung khac khoai, ta mang theo hoai, dau dai gio suong...

    Trả lờiXóa
  31. Bài thơ "Tổ quốc bắt đầu từ đâu?" là lời tự vấn, tự đáp của tác giả. Câu hỏi "Tổ quốc bắt đầu từ đâu?" xuyên suốt toàn bài thơ, nó là điệp ngữ chủ đạo cùng với nhiều điệp ngữ khác đã làm nổi bật nội dung của bài thơ. Nó gửi đến độc giả một bức thông điệp hết sức giản dị mà thiêng liêng cao cả. Cũng như dịch giả Thái Bá Tân, anh Tuấn Linh đã đem cái hồn của bài thơ đến với độc giả Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  32. Thật thú vị được đọc những nhận xét của các bạn về bản dịch này.
    Có nhận xét như thấy hết 'gan ruột', 'ý đồ',thậm ch1 'đọc hết vị' của người dịch,bên cạnh là những nhận xét như 'gõ' vào đầu ,làm cho trí óc anh ta 'bừng tỉnh'! Như vậy thử hỏi đối với một người dịch a-ma-tơ còn có gì có thể quí hơn, 'gặt hái' tốt hơn?
    Cái được,cái chưa được của bản dịch - đương nhiên và hẳn là thế ,mà bạn đọc đã chỉ ra qua những nhận xét ngắn gọn ,chân thực,súc tích,sâu sắc và tinh tế trong tinh thần nâng niu "Осторожно, листопад! ",đã phản ánh đúng cái 'trình' non, cái 'nghiệp dư' chưa tới, và cái 'tập tễnh', 'chập chững' mới tập 'ra ràng' của người dịch. Anh ta-người dịch,sẽ thật sự 'khờ' nếu ko chế ngư được 'bản ngã' để mà có thể tranh thủ hấp thụ 'càng nhiều càng ít'.

    Các bạn quí mến,
    Tôi chăm chú đọc rất kỹ ,ko bỏ sót một chữ lời nhận xét của từng bạn, từng bạn một, và nhận ra được rất nhiều điêu bổ ích có giá trị trí tuệ phổ quát vượt ra ngoài lời bình cho một bài đăng.
    Suy nghĩ riêng với từng nhận xét-xin ko phát biểu ngay lúc này,chỉ xin phép chia sẻ một cảm nghĩ chung, là: những giá trị căn bản tạo nên bản sắc riêng cho TT nằm ở chính các lời bình.Đó là 'sinh khí' của TT cùng với các bài đăng,các sáng tác đã-đang và sẽ của bạn yêu thơ chúng ta.Hy vọng ai đó trong chúng ta sẽ bắt đầu khởi xướng thảo luận về vấn đề này.

    Ko thể ko phúc đáp việc 'lớp trưởng' THĐ 'phóng tay' chấm điểm bài dịch.'chín phẩy năm'- thật ko gì bằng- sướng !vì điểm này có tới 3 âm tiết các bác ạ...cứ tưởng tượng 'lớp phó' nắm cổ tay 'lớp trưởng' hạ 'bút' là thấy thích run lên như được truyền điện ấy.:)
    Nếu -giả sử thôi nhé-tg bài dịch được phép chọn một đại diện trong số người bình 'tặng' lại điểm để thực hiện 'đáp lễ',thì e xin 'vô phép' đề xuất ...HT.
    Điểm số xn đề nghị là 'chín phẩy hai năm'- tới 4 âm tiết đấy ạ, :)

    Trả lờiXóa
  33. TL : Tổ quốc ( của tao với mày ) bắt đầu từ hình chữ S mà các cụ giữ cho đến hôm nay . Bao nhiêu hy sinh máu xương mới còn mảnh đất này , sao cứ phải là Nga la tư ? Nếu không vì các em gái của đất Việt này ; nếu không phải là anh em mình ... nếu không còn được gọi câu đơn giản là tao với mày thì đời chỉ là " cái đinh gỉ " !

    Tao buồn , tao chỉ nói vậy !

    Xin các bạn tha thứ cho câu nói bức xúc của tôi .

    Trả lờiXóa
  34. Hôm nay, trong một cuộc mạn đàm nhỏ, nhân nói về chữ nghĩa, anh bạn tôi bất ngờ đưa ra một lời đề nghị giải thích về từ "Cảm tử" và "Quyết tử".
    Đều nói về việc xả thân vì nước, cả hai từ có cùng chữ "tử". Khác nhau ở chữ "cảm" và "quyết", nếu đi cho đến cùng thì hai từ này khác nhau, nhưng nếu đi cùng "tử" thì có vẻ như chúng truyền tải ý nghĩa như nhau.
    Việc nhận xét "cảm" hay hơn "quyết" hay "quyết" hay hơn "cảm" dường như là vô nghĩa! và cũng tùy trường hợp mà nó có tính phổ quát hay không.
    Cũng như việc so sánh lòng yêu quê hương giữa một Tổ quốc này với một đất nước kia vậy.
    Lòng yêu nước chân thành được biểu thị bằng thơ của một người "ngoại quốc" được một người yêu nước đích thực "nội quốc" đồng cảm và cố gắng truyền đạt điều đó cho bạn bè thì dù là ở đâu cũng như nhau mà thôi- cái lòng yêu nước dản dị ấy.
    Vài lời với những người yêu thơ, như mình, nhưng chưa biết bay như gió, như mây, (cũng như mình)!!! :))

    Trả lờiXóa
  35. @HG: BayTang vừa nói dùm mình rồi.

    Cội nguồn Tổ Quốc trong bài tiếng Nga ko khác gì cảm nhận của chúng ta về Tổ Quốc chữ S,ngoại trừ chiếc mũ Bođionưi.Nếu thay vào bằng một vật dụng gì đó thân thuộc thời kháng chiến lần 1,lần 2 của thế hệ cha me chúng mình (ví dụ như một cái áo trấn thủ,một cái biđông,một cái mũ tai bèo,một bộ bà ba xám cũ...vv ...) thì còn có gì khác nữa đâu. Phải vậy ko? :)

    Trả lờiXóa
  36. @HG : Thật tuyệt nếu HG lấy cái 'tứ' từ bài tiếng Nga để viết một bài thơ khác cho Tố Quốc chữ 'S' của chúng ta.
    'Mày' coi như đây là một đề nghị của 'tao'-một thằng bạn. Được ko?

    Trả lờiXóa
  37. Em ủng hộ đề nghị của anh TL. Và đề xuất mở rộng thêm với tất cả các tác giả trong TT: "Tổ quốc hình chữ S bắt đầu từ đâu?"

    Trả lờiXóa
  38. To quoc toi cong cong hinh chu S
    Mot chieu kia me uoc hen cung cha
    Suot tuoi tho con, cha song xa nha
    Chi thay xom gieng noi:Con giong cha nhu het!
    Muoi tam tuoi tiep buoc cha con den
    Noi tien phuong lua dan, khoi bom
    Dau kin trong long noi nho mong lung
    Co ban hoc cung voi lon toc mai che mat.
    To quoc cua con bat dau tu doi mat
    Tuoi hen ho, con bat gap buoi tien dua...
    Va To quoc trong con la su doi cho
    Ngay tro ve cho uoc mo lam nguoi co Tu do, Doc lap.

    Trả lờiXóa
  39. Bảy Tàng : tôi thuộc dạng vô duyên hay sao ấy . Đêm qua viết được vài câu đối thoại với ông thì mất điện , bay luôn cả bài còm ; sáng nay khi đang viết còm tâm sự với ông cùng TL thì cũng điện mất . Tôi nản quá , chắc cái số mình " ăn không nên đọi , nói chẳng thành lời " . Chủ yếu , tôi với các ông cùng cách nhìn nhận vấn đề , chỉ khác nhau cách lập luận mà thôi .

    TL & HT : về mảnh đất hình chữ S , từ xưa đã có nhiều bài viết tuyệt vời của các bậc thi sĩ tiền bối rồi , có nên chăng việc ta bước lại trên con đường rộng thênh thang ấy ?! Trộm nghĩ khi đất nước có chiến tranh ( nội chiến hoặc chống ngoại xâm ) người ta hay dùng cái nghĩa nặng về thống nhất hay bảo vệ mảnh đất quê hương làm chính nghĩa cho ý hoặc hồn thơ chiến đấu . Con bây giờ ... trong cuộc " chiến " hòa bình này dù không được quên thời lửa máu nhưng mấy ai có thể " vuốt " mảnh đất hình chữ S thân yêu của ta thành thiên đường hạnh phúc mộng mơ cho nhân quần được ! Nhận thức luôn đi sau thực tiễn mà ! Than ôi , thơ cũng chỉ là nhận thức mộng mơ , tư duy huyền ảo ... được viết thành lời thực mà thôi ! Tôi chỉ hay viết thơ tình ( tình người ) có khi thực , có khi ảo , có khi cụ thể , có khi khái quát ... Việc các bạn đặt ra là quá sức ngọn bút tôi . Chỉ còn chờ gặp dịp như cụ Lỗ Tấn nói : mặt đất từ xưa không có đường , người ta đi mãi mới thành đường .

    Vài dòng tâm tư , mong các bạn dung tình .

    Trả lờiXóa
  40. TL này ! Với cái " tứ " của bài Tổ quốc bắt nguồn từ đâu ? để viết bài thơ về đất nước hình chữ S thì thực ra là chưa đủ vì thiếu những điều còn sâu xa và đặc thù hơn . Cái đặc thù và độ sâu của bài thơ Nga là cái mũ kỵ binh Budionưi ( của cha được tình cờ tìm lại sau một thời bị bỏ quên trong góc tủ ), chỉ cách khoảng 30 năm với chuyện phim ... và xa hơn là hình dáng cây Bạch dương ( đơn độc ) cong cong trong gió ... Những hình tượng còn lại thì nơi nào cũng có , không thế này thì thế kia . Cái đáng yêu , đáng quý nhất ở đây lại chính là giai điệu tuyệt vời của bài hát phù họa cho bộ phim:Thanh kiếm và Lá chắn .
    So sánh luôn khập khiễng nhưng nó vẫn là một phép tư duy ; không thể lấy " tứ " của bài hát Nga ấy để làm nền cho bài thơ về mảnh đất hình chữ S của ta được là vậy ! Trong thực tế , những nội dung được diễn đạt một cách tuyệt vời trong bài Tổ quốc bắt nguồn từ đâu ? cũng đã được thể hiện rất hoàn mỹ trong rất nhiều áng thi ca của người Việt ta từ xưa đến nay . Ngay cả trong những bài thơ " nghiệp dư " của ACE mình cũng không thiếu cái hồn ấy , chỉ có điều ta có để ý đến sự hiện diện của nó không mà thôi .
    Tất nhiên , một lúc nào đó , không tôi thì ông hay là những bạn khác sẽ đăng đàn một khúc ca về mảnh đất thân yêu của chúng ta và tôi tin chắc đó sẽ là sự tuyệt mỹ mà ACE mình hằng mong đợi .

    Trả lờiXóa
  41. @HG : Có cái chung đấy chứ (như các ACE đã nhận xét): đó là những gì gần gũi, giản dị,thân thương,sự ngay thẳng,sự kiên trinh,lòng kiêu hãnh thầm kín...vv.. .. tất cả đều tự nhiên như dòng chảy mãnh liệt của cuộc sống như nó vốn thế,ko cần thổi phồng,phóng đại dù chỉ một chút xíu. Tính 'nhân văn' của bài thơ,theo tôi là ở chỗ diễn tả được cái đó rất thành công qua những hình tượng chọn lọc,và gợi lên một lý giải về nguồn gốc sâu xa của 'Tổ Quốc' cho người đọc.
    HG,ở đây- chủ quan tôi ko thấy sự khác biệt giữa tâm hồn Việt và tâm hồn Nga khi cảm nhận về những giá trị 'bản thể' này. Và đấy cũng là cái 'tứ' của bài thơ - theo cách tôi hiểu - nếu nhìn theo quan điểm thuần tuý 'kỹ thuật'.:)
    Xin đừng hiểu nhầm về 'dân tộc' tính.
    Một nhà văn nước ngoài (chán quá, lại là nước ngoài) nhận xét,đại ý: nghệ thuật là diễn đạt được cái vĩ đại trong cái giản dị và cái giản dị của cái vĩ đại. Có lẽ đây là một chân lý chung .Thơ cũng vậy mà,nếu một tác giả làm được như thế,gần như thế tức là có nghệ thuật ,ko phụ thuộc vào người đó là người Việt hay là Nga la tư,hay là người Pháp,hay là người...vv...
    Thế nên,nếu lấy cái 'tứ' của bài thơ tiếng Nga này,để sáng tác bài thơ khác cho Tổ Quốc Việt, hàm ý là 'nghệ thuật' của nó đấy,HG à. :)

    Trả lờiXóa
  42. Cho em chen ngang. Em tán thành lập luận của a TL. Sở dĩ bài thơ làm người đọc xúc động, không phải vì viết về nước Nga mà chính vì cách TG thể hiện tình cảm thiêng liêng của mình đối với TQ qua những hình ảnh quá đỗi mộc mạc, gần gũi, đơn sơ, những thứ vẫn bắt gặp hàng ngày mà thường chỉ khi đi xa mới nhận ra giá trị của nó. Ngôn từ TG sử dụng trong bài thơ bình dị, chân thành.

    Trả lờiXóa
  43. HT : những ý của em và anh TL anh đều hiểu và không có gì phải bàn luận . Điều anh muốn nói là không nhầm lẫn giữa tựa đề với cái cụ thể trong nội dung bài thơ ( mà lại là bài thơ trong phim hát về chiến công của 1 chiến sĩ tình báo Xô viết trong lòng địch ). Cái chung của ý và tứ là đồng điệu còn cái riêng thì không có khuôn mẫu nào là " nhất thống " ( ngay cả trong thơ của những người cùng cuộc chiến ) .
    Hãy để là cảm xúc của từng con người ( thi sĩ trong hồn ) thể hiện ý thơ bằng ngôn ngữ thi ca của mình về những điều đã và đang trải qua thì mới có được những áng thơ tương xứng với mảnh đất hình chữ S của ta vậy .

    TL : thú thật , tôi không chịu nổi sức ép về ngôn từ của 2 anh em ông đâu . Tôi vốn là cái thằng làm thơ rất Amator , tự do như cánh chim hoang dã vậy . Tình yêu Tổ quốc ư ? Nó cũng giống như con đại bàng yêu ngọn núi bố mẹ nó làm tổ ; con cá hồi tìm về đẻ trứng nơi đầu nguồn sông nơi mẹ nó đẻ trứng ... nơi bố mẹ ta đã sinh ra ta và vì nó mà chiến đấu , hy sinh . Theo tôi , Tổ quốc bắt nguồn từ đâu , không bao giờ là câu hỏi cho bất kỳ ai đã từng giữ gìn , đổ mồ hôi , xương máu trên mảnh đất quê hương . Câu nói ấy chỉ là niềm kiêu hãnh vời vợi của những con người đã và dám hy sinh để giữ gìn mảnh đất quê hương thân yêu của mình cho muôn đời con cháu ( )

    Trả lờiXóa
  44. A HG: Em nghĩ ko hẳn vậy. Câu hỏi ấy có trong mỗi chúng ta chỉ có điều ta nghĩ tới hay không thôi. Khi sống ở nước ngoài, thời gian đầu em rất hào hứng trong khi các bạn lại buồn nhớ nhà, đến khi các bạn quen với cuộc sống ở đó thấy vui vẻ thì là lúc em nhớ nhà. Đôi khi chỉ một khóm rau dại mọc ven đường, một áng mây trông giông giống hình chữ S, bất cứ âm thanh gì gợi đến tiềng ầu ơ, tiếng cọt kẹt đưa võng, các họa tiết gợi nhớ đến mái đình cong cong,...những thứ mà bình thường khi ở trong nước em chả mấy khi để ý hay nghĩ đến. Em nghĩ nhiều người cứ hay nghĩ đến Tháp rùa, Hồ Gươm, TS hay HS, dãy TS,...thực ra TQ trong mỗi con người bắt đầu từ những gì giản dị nhất.

    Trả lờiXóa
  45. HT : Tất nhiên rồi , nhưng không được phép dung tục những hình ảnh giản dị bằng lời nói đơn giản . Anh TL cũng đã nói rồi : phải là cái giản dị của cái vĩ đại ; nhưng theo anh , không được so cái cụ thể với cái vĩ đại .
    Tất nhiên , khi nào anh ( hoặc chúng ta ) đủ lớn ( tâm hồn ) , ta sẽ viết những điều lớn lao như Tổ quốc , như mảnh đất hình chữ S , như cha mẹ ta ... còn bây giờ là ta ( con người đang sống )góp nhặt từng lời nói thành thơ yêu quí nhau chẳng tốt lắm ư ! Tổ quốc có lẽ cũng bắt đầu từ đấy ! Một mai khi ta về , ai sẽ nói điều này đây ?

    TL : Hôm qua tôi đang viết dở gửi ông thì lại phải điều trị , y lệnh còn hơn pháp lệnh . hôm nay mải tâm sự với TQ nên quên hết lời tôi tự dặn mình để nói với ông rồi ! Đại xá , đại xá !

    Trả lờiXóa
  46. @HG : Vẫn là chỗ bả vai? Kiên trì điều trị nhé,ko tuỳ theo 'hứng' như làm thơ được. Tôi cũng sẽ kiên trì 'ngóng' sáng tác mới của ông,ko việc gì phải vội 'Dục tốc bất đạt' mà. Hay quên có thể cũng là triệu chứng của tỉ lệ cồn trong máu hơi bị cao đấy. Giảm bớt từ từ đi ông ạ.

    Trả lờiXóa
  47. Nồng độ cồn trong máu cao sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy ... mà 1 trong số đó là : tư duy lộn xộn , ko rõ ràng , nói hoài nói mãi mà người nghe ko hiểu mình định nói gì !: " dung tục những hình ảnh giản dị bằng lời nói đơn giản " ... " so cái cụ thể với cái vĩ đại " ... là gì vậy hở ông bạn HG ? .
    Phải công nhận trong trang thơ này , HG là người có khả năng thơ khá nhất , anh đã có những bài gây đc cảm tình & uy tín nhất định trong ace chúng ta . Đó là những bài thơ gan ruột , từ thời trẻ ... gây ko ít sóng gió trong TT & trong giới....chị em ...he he !!!
    Còn sản phẩm của ngày hôm nay - tuyên ngôn về tình yêu ( như ông bạn TL nói ) tại sao lại ko đc như vây ? ... nó có nguyên nhân của nó đấy - cái mà , theo tôi , nhiều người cảm thấy , nhận ra nhưng ko tiện nói ra : xung quanh cũng chỉ là mối quan hệ giữa cái cụ thể , cái giản dị với cái vĩ đại mà thôi .
    Có lẽ vì là tuyên ngôn , nên trong bài thơ này tác giả phải " cao giọng " mà nói lên những điều to tát , vĩ đại ... nên thiếu hản những cái gì gọi là gan ruột , gần gụi ... một cái tôi mơ hồ , chẳng HG tẹo nào ... vì vậy thiếu sức sống & thiếu luôn cả sự quan tâm của mọi người .

    Hà hà , thuốc đắng dã tật , tui mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình , trúng trật ra sao hậu xét , miễn là nói " thật " - chứ ko nói dựa , nói leo ... với những hoan nghênh , đồng ý , nhất trí & cảm ơn đến " mỏi miệng " ... mà ...

    Vẫn biết ở đây , ko gian thì ảo , còn những điều thị phi vớ vẩn lại là " thật " nhưng chẳng lẽ lại chẳng " còm " , nhất là khi còm cũng mang nặng cái bản sắc đặc biệt của TT .

    Trả lờiXóa
  48. nói nhiều nói dai thành nói dại.

    Trả lờiXóa
  49. Chủ đề Tổ quốc , 50 năm trước chúng ta đã nói , nay đang nói & 20 năm nữa , khi chúng ta vào ngưỡng " bát tuần " cũng vẫn sẽ nói . Lí do thật đơn giản : nó cùng với 1 ít thứ khác nữa là những " hạt cơ bản " ( như trong vật lí ) hoặc " tế bào gốc " ( như trong sinh học ) - cấu thành nên toàn bộ thế giới tinh thần của chúng ta .
    Chỉ có điều nói về " nó " làm sao cho thật " nghệ thuật " , cho có sức lan tỏa , để cho mọi người cùng chia sẻ ... thì lại luôn là thách thức ko chỉ với " người trần mắt thịt " như chúng ta , mà còn là nỗi trăn trở , vấn vương khôn nguôi ngay cả với những nghệ sĩ vĩ đại .
    Và thực tế , có những thành công ngoài mong đợi - làm cho ta thỏa mãn , ngưỡng mộ , thổn thức đến rơi nước mắt !- mà " Khúc hát sông quê " là 1 ví dụ - đó chẳng là bài ca về Tổ quốc đó sao ? . Chỉ riêng hình tượng tác giả " úp mặt vào sông quê " ... rồi Lòng Mẹ " chở che con đi qua bao chớp bể mưa nguồn " ... & chuyện xưa ngóng mẹ về chợ với " xu bánh đa vừng " : chỉ bấy nhiêu thôi là thay bao điều muốn nói , là đạt tới cảnh giới rất cao về nghệ thuật ngợi ca tình yêu đất nước . Cái cụ - thể ở đây ( chứ ko phải cái vĩ đại , to tát , trừu tượng nào ) làm nên bản lĩnh & bản sắc ko thể trộn lẫn của người nghệ sĩ . Cái xu bánh đa vừng tuổi thơ ấy có giá trị nghệ thuật sánh ngang với chiếc mũ kị binh Budionui đầy kiêu hãnh đó bạn ạ !.

    Trả lờiXóa
  50. HDT : đọc còm của ông , tôi cũng ngộ ra nhiều điều , không phải cách nói rất chân thật của ông mà là cách lập luận logic . Đúng là tôi cũng mắc bệnh ấy ( chưa có thuốc chữa ! ) . Khi tôi viết " Khúc hát tình yêu " là vì bức xúc về việc có nhiều người ( chị em ) không cùng quan niệm với mình , mà nói cho cùng lại là hai mặt của một tờ giấy lại không muốn trên cùng một tờ giấy . Cái sai của tôi là sự cố chấp chủ quan trong cuộc sống : không làm mặt của tờ giấy này thì của tờ giấy khác , có khác gì đâu ! Tôi lên giọng là vì lẽ đó . Mà đúng như ông nói : chẳng HG tẹo nào . Nhưng dù sao cũng phải có người chẳng là mình chút nào để nhắc lại " điều giản dị " ấy ! Ông thấy tôi đáp vậy có phải là thơ không ?
    Cũng thế , một hôm tôi kể chuyện với " bà xã " rằng có hôm uống say quá , lăn ra ngủ . Đến lúc giật mình tỉnh dậy vì nghe tiếng ngáy quá to , nhìn quanh chẳng thấy ai , săm soi một chút hóa ra mấy con muỗi no kềnh đang ngáy như sấm bên cạnh . Mình kể chuyện vui mà bị vợ ghen mất mấy tháng trời , không cái dại nào giống cái dại nào là vậy !
    Lan man quá , tán phét cho vui , thông cảm nhé !

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.