Lời ngỏ


Thu rất hiếm khi làm thơ nhưng đọc, hiểu, cảm nhận được những gì tác giả muốn chia sẻ. Cách đây ít lâu được đọc thơ của anh Đỗ Trung Việt, cảm nhận được sức sống mãnh liệt của những vần thơ anh, và giờ đây được Hồng Hoa (Thu Hà/Nguyễn Hoa) chia sẻ những suy tư, những trăn trở về cuộc sống, được Lệ Hằng chia sẻ những bài thơ tình lãng mạn. Thu lập trang thơ với mong muốn nó sẽ là nơi để các bạn yêu thơ chia sẻ những sáng tác của mình hoặc những bài thơ mình yêu thích. Hy vọng những rung động, những cảm xúc của chúng ta sẽ sống mãi với thời gian.

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

ĐÔNG SẦU


        Thu sắp tàn rồi, Đông đến chưa (?) 
      Thềm hoa vạt nắng ngả đong đưa. 
      Cúc vàng hiu hắt, buồn se sắt, 
      Thương bước giang hồ trong gió mưa! 
        
              HNN   19/11/2012 

44 nhận xét:

  1. Đúng là thơ tứ tuyệt! Chỉ có 4 câu rồi tuyệt, nhưng phải là 4 câu tuyệt cú (tuyệt cú mèo!):D
    Đọc thơ Đường, có cảm giác sướng của vua Đường Minh Hoàng :D
    Bài tứ tuyệt này rất hòan hảo, tuân theo niêm luật của thơ Đường tứ tuyệt: Khai, Thừa, Chuyển, Hợp. Chủ đề bài thơ ở đây là "Thương bước giang hồ trong gió mưa!".

    Trả lờiXóa
  2. Xin hỏi TP "đong đưa" không ,
    Thu tàn mà chửa vướng tơ lòng
    Hay quên xứ Bắc , lòng se sắt
    Mảng ngẫm thơ Nàng ,chợt hoài mong.

    Buồn trông con nhện giăng mùng
    Sao không vui nỗi chập chùng cùng thơ
    Kén vàng những chín nén tơ
    Nong tằm vẫn đợi lời thơ của chàng
    Tơ lòng đưa nắng lang thang ...

    Trả lờiXóa
  3. Anh HG: TP "đong đưa" theo câu thơ: "Thềm hoa vạt nắng ngã đong đưa" và buồn với: "Cúc vàng hiu hắt, buồn se sắt".
    Còn tơ lòng ư? Mời anh HG nghe bài hát "Nỗi lòng người đi" của nhạc sĩ Anh Bằng qua tiếng hát trầm buồn của nam danh ca Vũ Khanh.
    Còn làm thơ ư? Có lẽ TP phải xin thần Eros được thọ tiễn một mũi tên thôi! :D

    Trả lờiXóa

  4. TP :không biết TP thọ tiễn bao lần của Eros rồi ! Riêng "Nỗi lòng người đi" HG chỉ hay hát cho mình nghe mà thôi ! Kích "thơ" một chút cho bạn mình thêm yêu cuộc đời , HG nghĩ việc ấy không phải là tội lỗi . TP có trách HG không ?

    Trả lờiXóa

  5. Mượn thơ Hồ Như Nguyện
    Nói chuyện với Trần Phong
    Có gì không nên chuyện
    Anh chỉ muốn thực lòng .

    Trả lờiXóa
  6. " Sầu đong càng lắc càng đầy"
    Người xưa nói thế! người nay nghĩ gì?
    Cuộc đời nếu quá sầu bi
    Buồn mình mà chẳng ích gì em ơi!
    Thà rằng nuốt giọt lệ rơi
    Làm con chim phượng giữa trời tự do
    đời này vốn chẳng hay ho
    Tìm niềm vui mới hết lo nỗi sầu
    Đông này nào có lạnh đâu
    Giữa mùa mà nắng trên đầu chang chang

    Vậy nên
    Nếu buồn cũng chẳng thể mang hè về
    Thôi thì bớt chút ủ ê
    Cho mùa Xuân sớm mang về niềm vui.

    Trả lờiXóa
  7. Anh Hoàng Giang: TP không trách mà cảm thấy thích thú khi đọc comment của anh. Còn chuyện thọ tiễn thần Eros thì: "Nỗi yêu muôn thưở ai mà nói cho!".
    Mãi nói chuyện thơ mà quên khen Hồng Thu đã minh hoạ hai bức ảnh cho hai bài thơ tứ tuyệt của HNN. Các anh chị có nghĩ rằng hai bức ảnh này cũng "tuyệt" không?

    Trả lờiXóa
  8. Tôi thấy Nguoichuagap qua mấy bài thơ comm quả là 'cao thủ'.
    Thán phục!Thán phục!

    Trả lờiXóa
  9. @ A TP: Hai bài này chị HNN tự tìm ảnh minh họa đấy ạ.

    Trả lờiXóa
  10. Nếu chị HT kg nói, ai cũng thấy anh TP nói chắc nịch HT vẽ tranh cả hai bức nhỉ !

    Trả lờiXóa
  11. Bảy tôi nhân kỳ nông nhàn, lướt Web đọc thơ, nhân qua đây thấy vui mà dừng chân bày tỏ đôi lời, lời quê rông dài, xin đừng chấp nhặt.
    Lâu lâu không ghé, thấy TT dạo này âm thịnh mà dương suy, cũng thấy buồn cho tình đời ngang trái. Phụ nữ muôn đời đều nai lưng phục vụ đàn ông, kể cả thơ cũng phải vò đầu bứt trán, rút hết ruột gan tâm tư làm thơ cho mấy ông đọc, quý ông dạo này trốn đi đâu cả, đôi ba lời thì chẳng ăn nhập gì, tán tụng lêch pha, mà cũng chẳng trách, đời đều thế cả.
    Đã đọc thì xin có đôi lời cảm tưởng về cặp thơ của HNN, xin chúc mừng tác giả bởi một điều đáng quý là còn giữ được trái tim đa cảm, giữ được cảm xúc để làm thơ, tâm hồn tươi mát lắm mới viết ra được những dòng buồn thảm này, thơ là người mà người cũng là thơ, thơ buồn người cũng có vui bao giờ, cám ơn vì đã bày tỏ nỗi lòng, điều mà rất nhiều người muốn dấu.
    Tôi có một cách nghĩ rằng THƠ chỉ nên là THƠ, đừng có ai đặt tên bởi khi gọi tên nó ta phải tuân thủ luật chơi, thơ nên có vần điệu, hẳn rồi, nhưng thơ tự do không tên thì không cần theo một phép tắc quy củ nào và nó vẫn là thơ, nếu nói nó là Lục bát hay song thất lục bát là phải theo đúng luật 68,đồng vận, đồng thanh vv...Nếu là thơ Đường luật thì lại càng khắt khe hơn nhiều, cao thủ cũng chỉ dám nói có hơi hướng thôi, mấy khi có một bài thơ Đường hoàn hảo cho đúng luật mà dám thổi lên.
    Thơ của HNN cũng thế, ta gọi nó là THƠ, chấm hết!Tôi đã cảm ơn tác giả về chia sẻ tâm tư tình cảm rồi, nói thêm ý cá nhân về kỹ thuật, tên hai bài thực ra là một, 'sầu' hay 'buồn'thì cũng là buồn thôi, nên đổi thành Đông buồn 1, Đông buồn 2 cho nó thuần Việt:))
    Về từ " se sắt": se là động từ chỉ hành vi(se chỉ, luồn kim) SẮT lại là danh từ chỉ một thứ kim loại, hoặc dùng chỉ một sự co cụm, cô đọng cứng cáp, trong bài thơ dùng gép từ "se sắt" cũng là một tìm tòi, nhưng nó làm cứng lời thơ.
    Người làm thơ có quyền tưởng tượng, nhưng từ 'hiu hắt' thường chỉ được dùng cho tình trạng lẻ loi cô đơn đi với tàn tạ vắng vẻ, nên dùng một từ khác để diễn đạt nỗi buồn của cây hoa Cúc thì hợp lý hơn.
    Về thể loại thơ, nếu tác giả muốn nó là thơ Đường thì nên gép nó vào thể Đường thi Cổ phong, vốn là rộng rãi hơn, không cần đối, không cần bằng trắc, còn nói nó'hoàn hảo'thì chưa đúng đâu, bởi bài thơ chưa đạt nguyên tắc đối, chưa đúng luật bằng trắc, ngay hai chữ đầu theo luật là tt hoặc bb, của HNN lại là bt, trong bài cũng vài chỗ nữa, nói ra không có ý phê thơ HNN mà nói với các bạn rằng khi comment nhận xét, nếu chưa thông thạo thì đừng hù dọa mọi người thể này loại kia, bài thơ đơn giản chỉ là trình bày nỗi lòng của tác giả trước hiện tượng thời tiết, thiên nhiên, anh nào đó phán luôn chủ đề 'thương bước..gió mưa' là không nên, át cả quyền của T/G.
    Nhà quê nên ăn nhiều nói ít, vài lời cho vui thôi, chúc thêm nhiều thơ hay.

    Trả lờiXóa
  12. Ôi! Người ta đem kiến thức bình phẩm "thơ quốc doanh" để bình phẩm thơ Đường luật! Chẳng lẽ, đây là thời buổi "thơ quốc doanh" đánh đổ thơ Đường luật? Thơ Đường là thơ quý phái: "Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu"! Những cái gì của quý phái phải trả về cho quý phái!

    Trả lờiXóa
  13. Tôi rất 'thán phục' cách lập luận của 'Nhà thơ' Trần Phong, dạo này cũng có thời gian rỗi, vậy xin trao đổi với 'thi sỹ' vài điều với điều kiện trung thực, không hằn học và nói có sách mách có chứng, tôi chưa được hân hạnh biết TP, nhưng qua comment tôi nhận thấy một điều rằng TP là một Thái giám thưc thụ, với khả năng nịnh hót siêu việt, comment của TP chưa có điểm nào có tính xây dựng, tìm ra cái hay thực sự và cái dở còn tồn tại để cho thơ phát triển. TP ban phát lời khen một cách dễ dãi rất dễ làm cho tác giả thơ đi đến ngộ nhận, điều rất rõ là TP là một người thiếu thận trọng như đáng lẽ cỡ tuổi U70 cần thể hiện, TP rất dễ bị chạm nọc và tỏ ý tức tối trước những nhận xét đúng đắn, tôi chưa thấy TP có một bài thơ nào đăng trên TT, chứng tỏ TP không biết làm thơ, mà người không biết làm thơ nói đến "các loại thơ 'quốc doanh' với 'quý phái'" làm người ta bật cười. T.Phong như con vẹt lặp lại thơ của người khác một cách ẽo ợt. Một người không trăn trở với con chữ, không trải nghiệm những cảm xúc tinh tế, một người không có tâm hồn hòa đồng với vạn vật để phát ra thành những vần điệu, một người luôn hằn học, tâm không sáng thì làm sao có quyền nói đến thơ?
    Tôi cho rằng TP chỉ ngoa ngôn mà không biết Đường thi là gì, bằng chứng là anh ta phóng đại một bài thơ vẫn còn chưa hoàn chỉnh thành một tuyệt tác:"... Bài tứ tuyệt này rất hòan hảo, tuân theo niêm luật của thơ Đường.." những đọc giả qua đường ghé lại có kiến thức sâu sắc về thơ Đường người ta sẽ nghĩ gì, họ sẽ rằng đó là nịnh hót, rằng đó là "dốt mà hay nói chữ". Điều đó không nên tý nào cho những người tham gia trang thơ.
    Từ khi tham gia comment với TT, TP dường như dấy lên những mâu thuẫn không đáng có với các người tham gia khác, TT đang vắng vẻ vì có những tâm tính nóng nảy của người này, rất nhiều người có chiều hướng xa lánh vì sự hoa hoét tiểu tư sản rởm, sự phô trương kiến thức cũng rởm nốt, các bạn có cần một con người như vậy trao đổi kiến thức với mình không?
    Thật đang tiếc.

    Trả lờiXóa
  14. Điều khó chịu nhất trên internet là phải nói chuyện với hình ma bóng quỷ. Tôi không biết ông Bảy Tàng là ai. Qua những lời comment của ông mà tìhh cờ tôi đọc được, tôi không có thiện cảm với ông chút nào. Tôi nhận thấy: ông hồ đồ, hằn học và sắt máu quá. Có lẽ, ông thuộc "giai cấp" xách động. Bạn bè trường Trỗi có lần đuổi ông "đi chỗ khác chơi". Tôi thấy tội cho ông quá.
    Qua 2 cái comment dài lê thê ông đã tự khắc họa đầy đủ chân dung của một Bảy Tàng. Chính ông không hiểu gì về thơ Đường luật cả. Tôi cho rằng, đây là những "kiến thức" lượm lặt, cóp nhặt trên internet chứ không phải được học bài bản trong nhà trường. Hơn nữa, ông viết văn tệ quá. Đây là văn chương ư? Văn chương gì mà sai bét về ngữ pháp vậy? Ngay cả học sinh tiểu học cũng không phạm sai lầm như vậy. (học sinh tiểu học đang cười vỡ bụng đây!). Ông hoàn toàn không biết cách bình giảng một bài thơ tứ tuyệt. Xin ông hãy viết comment ngắn mà hay như thơ tứ tuyệt ấy. Lời khuyên bổ ích cho ông: Ông nên đọc vài chục bài thơ tứ tuyệt trong tập "Nhật kí trong tù" của cụ Hồ Chí Minh.
    Xin chào từ biệt các anh chị em TRANG THƠ. Tôi không còn hứng thú gì để ở lại đây nữa. Nhờ Hồng Thu chuyển lời chào từ biệt của tôi đến tiên sinh Trần Hà Đông - Người đã "tiến cử" tôi đến với TRANG THƠ.

    Trả lờiXóa
  15. Xin vĩnh biệt một 'anh dề'lẩm cẩm, cứ nói đi cho đã cơn tức tối. Càng nói TP càng bộc lộ bản chất đê hèn là nói xấu người khác một cách vô cớ, điều mà cậu chê bai rằng 'văn chương sai bét'lại làm cho TP tức giận bởi nó là sự thật,từng câu từng chữ đã làm cho cậu đau đớn, cậu là con người không có hàm dưỡng, không có sự kiềm chế cần thiết. Cậu chỉ biết chỉ trích người khác vô cớ mà không đủ dũng cảm nhận sai sót của mình, cậu đang chứng tỏ mình là một kẻ ngồi lê đôi mách vĩ đại, nói năng như một kẻ thiểu năng hèn kém, con người cậu không thể có bạn, có đúng không? Qủa thật "tiên sinh HĐT" đã nhầm lẫn tai hại. Bảy Tàng này chỉ có một nhận xét thẳng thắn để giúp TT phát triển, cậu là con người gì mà tỏ lời hằn học đến vậy? cậu chê người là thơ Quốc doanh còn thơ cậu mới là thơ quý phái, cái quốc doanh ấy đã nuôi nấng cậu lớn lên đấy biết chưa, cái quý phái của cậu đã bị xã hội đào thải từ lâu rồi, thở ra đặc mùi tiểu tư sản dởm. Thôi nhé, BT này cũng không có hứng nói chuyện với loại người như cậu. Xin vĩnh biệt một lần nữa nhé, anh Thái giám!

    Trả lờiXóa
  16. Một Bạn Trỗi K8lúc 23:07 24 tháng 11, 2012

    Đọc nhậ xét của "Bảy tàng" thì cũng biết con người anh ta ra sao, "Bảy tàng" thì có khác gì "Nặc danh" đâu. Với những nhận xét như của BT, Adm có thể thực hiện quyền của mình được rồi. Nếu BT là dân Trỗi thì tôi rất xấu hổ. Tôi không phải là thành viên TT và cũng ko có "khiếu" về thơ, nên cũng ko tham gia bình thơ thường xuyên ở đây. Những người yêu thơ chắc ko có ai như 7 tàng.

    Trả lờiXóa
  17. Bạn trẻ k8@
    Tôi cũng rất xấu hổ nếu cậu là BT vì cậu cũng đâu có anh hùng gì, nấp sau một cái tên chung ấy mà dám phê bình thì thật lạ.
    Nhưng tôi sẽ không trách cậu nếu cậu chỉ mới đọc một comment, bởi các comment khác đã bị ai đó hèn nhát xóa đi rồi, lúc đầu tôi có một nhận xét về bài thơ này một cách đúng mực, cậu có thể đọc lại ở đây:
    "Bảy tôi nhân kỳ nông nhàn, lướt Web đọc thơ, nhân qua đây thấy vui mà dừng chân bày tỏ đôi lời, lời quê rông dài, xin đừng chấp nhặt.
    Lâu lâu không ghé, thấy TT dạo này âm thịnh mà dương suy, cũng thấy buồn cho tình đời ngang trái. Phụ nữ muôn đời đều nai lưng phục vụ đàn ông, kể cả thơ cũng phải vò đầu bứt trán, rút hết ruột gan tâm tư làm thơ cho mấy ông đọc, quý ông dạo này trốn đi đâu cả, đôi ba lời thì chẳng ăn nhập gì, tán tụng lêch pha, mà cũng chẳng trách, đời đều thế cả.
    Đã đọc thì xin có đôi lời cảm tưởng về cặp thơ của HNN, xin chúc mừng tác giả bởi một điều đáng quý là còn giữ được trái tim đa cảm, giữ được cảm xúc để làm thơ, tâm hồn tươi mát lắm mới viết ra được những dòng buồn thảm này, thơ là người mà người cũng là thơ, thơ buồn người cũng có vui bao giờ, cám ơn vì đã bày tỏ nỗi lòng, điều mà rất nhiều người muốn dấu.
    Tôi có một cách nghĩ rằng THƠ chỉ nên là THƠ, đừng có ai đặt tên bởi khi gọi tên nó ta phải tuân thủ luật chơi, thơ nên có vần điệu, hẳn rồi, nhưng thơ tự do không tên thì không cần theo một phép tắc quy củ nào và nó vẫn là thơ, nếu nói nó là Lục bát hay song thất lục bát là phải theo đúng luật 68,đồng vận, đồng thanh vv...Nếu là thơ Đường luật thì lại càng khắt khe hơn nhiều, cao thủ cũng chỉ dám nói có hơi hướng thôi, mấy khi có một bài thơ Đường hoàn hảo cho đúng luật mà dám thổi lên.
    Thơ của HNN cũng thế, ta gọi nó là THƠ, chấm hết!Tôi đã cảm ơn tác giả về chia sẻ tâm tư tình cảm rồi, nói thêm ý cá nhân về kỹ thuật, tên hai bài thực ra là một, 'sầu' hay 'buồn'thì cũng là buồn thôi, nên đổi thành Đông buồn 1, Đông buồn 2 cho nó thuần Việt:))
    Về từ " se sắt": se là động từ chỉ hành vi(se chỉ, luồn kim) SẮT lại là danh từ chỉ một thứ kim loại, hoặc dùng chỉ một sự co cụm, cô đọng cứng cáp, trong bài thơ dùng gép từ "se sắt" cũng là một tìm tòi, nhưng nó làm cứng lời thơ.
    Người làm thơ có quyền tưởng tượng, nhưng từ 'hiu hắt' thường chỉ được dùng cho tình trạng lẻ loi cô đơn đi với tàn tạ vắng vẻ, nên dùng một từ khác để diễn đạt nỗi buồn của cây hoa Cúc thì hợp lý hơn.
    Về thể loại thơ, nếu tác giả muốn nó là thơ Đường thì nên gép nó vào thể Đường thi Cổ phong, vốn là rộng rãi hơn, không cần đối, không cần bằng trắc, còn nói nó'hoàn hảo'thì chưa đúng đâu, bởi bài thơ chưa đạt nguyên tắc đối, chưa đúng luật bằng trắc, nói ra không có ý phê thơ HNN mà nói với các bạn rằng khi comment nhận xét, nếu chưa thông thạo thì đừng hù dọa mọi người thể này loại kia, bài thơ đơn giản chỉ là trình bày nỗi lòng của tác giả trước hiện tượng thời tiết, thiên nhiên, anh nào đó phán luôn chủ đề 'thương bước..gió mưa' là không nên, át cả quyền của T/G.
    Nhà quê nên ăn nhiều nói ít, vài lời cho vui thôi, chúc thêm nhiều thơ hay."

    Trả lờiXóa
  18. Tiếp theo
    Tôi tự thấy chỉ lời góp cho T/g, tác giả chưa có ý kiến gì mà người Trần Phong đó đã lên giọng:
    " Ôi! Người ta đem kiến thức bình phẩm "thơ quốc doanh" để bình phẩm thơ Đường luật! Chẳng lẽ, đây là thời buổi "thơ quốc doanh" đánh đổ thơ Đường luật? Thơ Đường là thơ quý phái: "Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu"! Những cái gì của quý phái phải trả về cho quý phái!"
    Qua 2 cái comment dài lê thê ông đã tự khắc họa đầy đủ chân dung của một Bảy Tàng. Chính ông không hiểu gì về thơ Đường luật cả. Tôi cho rằng, đây là những "kiến thức" lượm lặt, cóp nhặt trên internet chứ không phải được học bài bản trong nhà trường. Hơn nữa, ông viết văn tệ quá. Đây là văn chương ư? Văn chương gì mà sai bét về ngữ pháp vậy? Ngay cả học sinh tiểu học cũng không phạm sai lầm như vậy. (học sinh tiểu học đang cười vỡ bụng đây!). Ông hoàn toàn không biết cách bình giảng một bài thơ tứ tuyệt. Xin ông hãy viết comment ngắn mà hay như thơ tứ tuyệt ấy. Lời khuyên bổ ích cho ông: Ông nên đọc vài chục bài thơ tứ tuyệt trong tập "Nhật kí trong tù" của cụ Hồ Chí Minh.
    Vậy cậu bảo ai có thể chấp nhận những lời cố chấp ấy? ai là người dùng những lời lẽ hằn học vô cớ về người khác?
    Tôi đã giữ lại toàn bộ comment, nếu cần tôi sẽ đưa lên toàn bộ để cậu hiểu ai là người đáng bị cậu dùng cái tên không hơn gì tên tôi để phê bình.

    Trả lờiXóa
  19. Gửi người phụ trách trang:
    Nếu bạn là người trung thực thì đừng xóa, bởi nếu xóa sẽ có nhận xét không đúng bởi họ không biết đầu đuôi, nếu muốn xoán hãy xóa ngay từ khi có những mầm mống gây lộn, nếu ai đó có lời lẽ gây tổn thất lòng tự trọng của người khác thì phải xóa ngay mới công bằng.

    Trả lờiXóa
  20. Tôi xin có một ý kiến :
    Tôi không kịp xem các comm,thì đã bị xóa mất.
    Tôi thấy rất lấy làm tiếc,và rất muốn được xem lại toàn bộ ( tại vì chuyện này mà tôi với anh HG suýt suỵt cãi nhau to, bởi khi HG gọi trao đổi,tôi xem ko thấy nên trách sai anh ấy là nhầm lẫn do bị ...say )

    Xem đoạn 'đăng lại' của anh 7T, tôi càng thấy rất nên xem toàn bộ. Nhưng có lẽ nguyện vọng này ko phù hợp với 'tinh thần' hiện nay của TT,nên ko có 'hồi âm' chi cả.

    Cứ theo những điều vừa được đọc, thì những ý kiến trao đổi giữa Hai Anh BayTang và TP rất nên được nghe chăm chú. Biết đâu ta sẽ thấy cái 'bản ngã' của chính mình cũng ẩn hiện trong đó. Còn vế giá trị tri thức thì còn phải nói : có rất nhiều cảm hứng từ đó để ACE cùng bàn luận thêm,sự sắc nhọn cũng tới 'đỉnh'-cực kỳ lý thú,lâu lâu lắm rồi tôi ko được nghe những lời lẽ như vậy.
    Dẫu cho từ ngữ dùng trong 'đối đáp' của HaiAnh có 'choáng' tới mấy thì -như tôi thấy,vẫn ko nên cho là sự 'nhiếc móc' mất kiểm soát tầm thường. Mà đây là sự 'đối đầu' nảy lửa của 2 phong cách 'trí tuệ' đó.

    Thật tiếc ,nếu như TT ko nhận ra điều này.
    Một tâm trạng 'sợ hãi' ở đây,trước diễn biến vừa qua ,xin ACE bỏ lỗi cho câu này: Té ra,cho tới giờ ,tầm cỡ TT mới chỉ 'có vậy',chưa trưởng thành hơn là bao,chưa sẵn sàng vượt ra khỏi cái lề lối viện 'dưỡng lão thơ'.

    Trả lờiXóa
  21. Cám ơn TQ HT, đã gửi cho tôi tham khảo toàn bộ comm sau bài này đã bị gỡ xuống .
    Đó là những comm hay! 'cay nghiệt'. 'nảy lửa' ,bùng nổ 'xúc động' nhưng 'trí tuệ'.

    Trả lờiXóa
  22. Không trách TP,không trách Bảy Tàng mà phải trách chính t/g HNN.Thơ với thẩn,rõ lắm chuyện.
    .

    Trả lờiXóa
  23. Đôi lời với TT:
    Có ai đó nói'có thơ mà không có bình luận' thì chán, đọc thơ mà không có Comm thì cũng không nên. Lâu không vào, nay đọc được mấy bài thơ của HNN thì tôi tự thấy có trách nhiệm trao đổi vài lời, và như các bạn thấy,có khen có chê theo lẽ thường, hoàn toàn không có ý chỉ trích hay nói xấu ai, chỉ là ý cá nhân. Nếu có gì sai thì hãy trao đổi thẳng thắn chứ sao lại mạt sát người khác thậm tệ, mạt sát không cứ là chửi bới, văng tục, mà tỏ ý chê bai trình độ mới là bỉ ổi, nếu anh TL đã được xem comment, và những người khác nữa, hãy đăng lại và phân tích xem sai đúng ra sao. Vốn dĩ tôi là người ngoại đạo, không hề có ý định chỉ trích bài thơ, ở TT các bạn đâu có chuyên nghiệp mà chỉ là trao đổi theo nhóm cho vui, tôi đọc thấy vài nhận xét khen quá đáng nên nhắc nhở, có lẽ vì vậy mà chạm lòng tự ái của ai đó.
    Làm thơ chỉ mong lời khen, không thích lời bình, có phải đó là bản chất của các bạn?
    Nếu không có người chỉ, vết nhọ của bạn sẽ làm xấu bạn trước con mắt người khác.
    Các bạn đều là người thông minh, chắc biết rằng 'có nguyên nhân mới có hậu quả'
    Phản ứng của TP là phản ứng của một đứa trẻ chưa trưởng thành, hấp tấp và hồ đồ, nếu anh ta không nóng nảy thì không hề có cái gọi là 'tranh cãi'này.
    Nhưng cô HT cũng nên cám ơn anh ta, số người thăm trang đang tăng vọt, đúng không?

    Trả lờiXóa
  24. Thu đã hoàn trả lại tất cả comment về vị trí của nó như vốn có vì không muốn ai bị hiểu lầm cũng như bất cứ ai hiểu sai vấn đề.
    Nói thật với tất cả các anh, các chị, với bạn đọc TT, Thu rất buồn. Chuyện tranh luận giữa 2 anh, Thu cũng chỉ là người biết sau, và bởi cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh gần tương tự, khi mà Thu nghĩ GAN và TT sẽ chẳng còn có người quan tâm đến do bởi nhận xét không hay về cá nhân mình. Rồi mọi người dần cũng hiểu, những người bạn dù chỉ qua mạng cũng cần những thử thách để hiểu được nhau. Sự đóng góp của anh TP, cũng như các anh chị khác, đối với TT thật quý báu. Đã từng "biết" anh Bảy Tàng trên GAN, Cafe - Sách, Thu vui vì biết anh vẫn thường ghé qua TT. Dù không biết làm thơ nhưng Thu hiểu mỗi người có một cách cảm nhận riêng với mỗi bài thơ và không nên áp đặt suy nghĩ của mình cho bất cứ ai. Các anh, các chị cứ việc bình luận, khen - chê bài thơ, tán đồng hoặc không tán đồng ý kiến của bạn đọc nhưng xin chỉ dừng lại ở chỉnh bản thân bài thơ. Những chuyện xích mích đời thường, những đánh giá chủ quan hoặc những sự hiểu lầm - hiểu đúng ngoài đời xin để ngoài ngưỡng cửa TT. Và cũng rất mong đừng vì câu nói của ai đó mà quyết định rời bỏ tất cả những người đã trân trọng mình.

    Trả lờiXóa
  25. @ A Bảy Tàng: "Nhưng cô HT cũng nên cám ơn anh ta, số người thăm trang đang tăng vọt, đúng không?"---> Không đúng. Tất cả các trang Blog em làm chỉ là nơi gặp gỡ của những người bạn và những người có cùng chung sở thích, không nhằm mục đích quảng cáo hay vì bất cứ lý do gì, vì vậy số lượng người truy cập không có nhiều ý nghĩa với em.

    Trả lờiXóa
  26. Chào các anh chị TRANG THƠ! Vừa nhận được cú điện thoại của chị HNN nên tôi phải vào TRANG THƠ để có đôi lời. Tôi chưa đọc hết những comment của ngày hôm nay. Đến đây, tôi có thể khẳng định rằng Bảy Tàng là con người bệnh hoạn đang mang một căn bệnh tâm thần phân liệt. Ông ta đang lang thang trên mạng, đến đâu gây gổ tới đó. Cái khẩu khí của ông ta hết sức hồ đồ, hằn học và sắt máu. Cái khẩu khí đó chỉ có ở người sa sút nhân cách trầm trọng. Sự sa sút nhân cách trầm trọng chỉ có ở những kẻ điên loạn, không còn nhận thức được lòng tự trọng là gì.
    Tôi xin mổ xẻ cái "kiến thức" thơ Đường luật của anh ta. Nực cười thay, anh ta chẻ đôi từ "se sắt" như chẻ đôi cọng tóc để phân tách. Anh ta không biết "se sắt" thuộc loại từ gì. Học sinh tiểu học bảo rằng đó là từ láy chứ đâu phải từ ghép như anh ta ngộ nhận. Chao ôi, anh ta lại còn bảo rằng "se" này là "se chỉ luồn kim". Học sinh tiểu học xin sửa lại: "xe chỉ luồn kim". Anh ta còn chê từ "hiu hắt". Mọi người đều biết, từ láy "hắt hiu" đắt giá biết bao trong câu thơ của Tố Hữu:
    "Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son".
    Anh ta đang bình luận về thơ tứ tuyệt song anh ta hoàn toàn không bám vào cái đặc trưng rất riêng của thơ tứ tuyệt về bố cục: Khai, Thừa, Chuyển, Hợp. Câu "Hợp" có nhiệm vụ làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Anh ta cũng hoàn toàn mù tịt về điều này. Anh ta kém cỏi đến mức bảo rằng bài thơ này sai vì không có phép đối. Học sinh phổ thông lại bảo rằng thơ tứ tuyệt có các hình thức sau đây:
    - Toàn bài thơ không có câu đối nhau.
    - Toàn bài hai câu đầu đối nhau.
    - Toàn bài hai câu cuối đối nhau.
    - Toàn bài bốn câu đối nhau từng cặp từ trên xuống dưới.
    Anh ta còn bảo rằng hai chữ đầu của câu đầu bài thơ trên không tuân theo luật bằng trắc. Lại sai nữa rồi "ông học giả" ơi! Các anh chị có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ cho nhận xét này của tôi.
    Qua phân tách trên, tôi thấy ông Bảy Tàng không ghi được một điểm nào cả về kiến thức thơ tứ tuyệt. Các sĩ phu Bắc Hà hãy lên tiếng đi!

    Trả lờiXóa
  27. Trước khi anh Bảy Tàng phát biểu, tôi đã thẳng thắn chỉ ra cái giọng kg được cứng cáp của cánh đàn ông rồi, mọi người phê bình nhau trên mạng là bình thường, nhưng kg nên mạt sát nhau.
    Chỉ tiếc là ai đó vì gét tranh cãi mà đâm ra trách nhà thơ HNN, như vậy là không nên. Trong chuyện này tôi cảm nhận thơ HNN rất hay, tuy có đợm chất buồn cuộc đời, luôn phảng phất sự tiếc nuối, nhưng mà hay.
    Tôi trộm nghĩ TQ HT nên chấp nhận, cứng tay với sự điều hành của mình với TT, chớ nên buồn bực,vì nếu chỉ thích có sự nói năng quá nhỏ nhẻ, ẽo ượt của ai đó, sẽ làm những người khác tức bực.
    Bảy Tàng tuy chưa thấy in thơ, nhưng mà có những lời nhận xét đầy tâm huyết, dù là khá gay gắt, nhưng đàn ông là phải như vậy.

    Trả lờiXóa
  28. Đến đây, tôi đã làm rõ cái "kiến thức bình phẩm thơ quốc doanh" của ông Bảy Tàng rồi. Thử hỏi, ông có đủ tư cách và khả năng làm một chân binh thơ ở TRANG THƠ này không? Chưa bao giờ tôi thấy ông bình thơ đạt tiêu chuẩn bình giảng thơ ca của học sinh phổ thông! Ông rất giỏi ăn cắp ý kiến, ý tưởng của người khác để nhào nặn thành một ý kiến dị dạng của mình. Tại sao tôi lại phải tiếp tục đối thoại với ông ta nữa?
    Tôi xin nó "chắc nịch" một lần nữa: Hai bài thơ tứ tuyệt trên của chị HNN là một hiện tượng, là "tuyệt tác" của riêng TRANG THƠ. Chị có một tâm hồn thi phú đích thực. Tài năng không ai cho ai được và cũng không ai tước đoạt của ai được. Tôi rất buồn vì có những cái comment bất công đối với các thi phẩm của chị. Ví dụ gần đây nhất là bài thơ "Thu" của chị. Các anh chị hãy đọc lại một lần nữa các thi phẩm của HNN để xem tôi nói có quá lời không? Bài thơ "Rửa ốc" của chị xứng đáng được cho vào sách giáo khoa Ngữ Văn tiểu học.
    Những điều cần nói tôi đã nói hết rồi. Một lần nữa xin chào TRANG THƠ!

    Trả lờiXóa
  29. Đến đây thì độc giả đã thấy được con người Trần Phong là thế nào, ngôn ngữ chợ búa, hàng tôm hàng cá đang tuôn ra, thực sự làm bẩn trang thơ.
    Anh ta vì cay cú mà nói láo, xin các bạn đọc lại bởi lời bình của tôi đã được đưa ra, hãy công bằng đọc lại và nhận xét.
    Chúng ta cần phân biệt giữa Thơ Đường và Thơ Đường luật
    Trần Phong(TP) VỚI TÂM THỨC phò Tầu thì cho đó là thơ Đường, còn người Việt đích thực chỉ cho nó là thơ theo luật Đường mà thôi.
    Một bài thơ tuyệt cú theo Đường luật phải chấp hành đầy đủ luật đề ra mới gọi là hoàn hảo, tôi đề nghị gọi theo thể thơ Cổ Phong(thơ cổ)luật Đường để khỏi tuân thủ phép tắc(có thể tìm hiểu thơ CP trên internet)là để tránh cho HNN rắc rối khi có người phê bình.
    Từ 'se sắt' chưa thấy ai sử dụng, mà nếu sai thì nó chỉ là ý riêng không làm bài thơ ảnh hưởng gì, góp ý để nếu được thì HNN xem xét từ SẮT vì nó làm cứng câu thơ.
    Từ 'Hiu hắt'tôi thử giải thích ý nghĩa và nói không nên dùng để chỉ cây hoa cúc hiu hắt, người ta nói giọt mưa hiu hắt rơi thì hợp lý hơn.
    Như vậy là toàn bộ lời comment của TP mới đây rõ ràng là sự bịa đặt trắng trợn, nói xấu người khác một cách vô lý, cố tình hướng người đọc đến sự rắc rối của từ và làm sai lệch ý người viết.
    thời niên thiếu Trần Phong sống tại miền Bắc, lớn lên nhờ cơm Quốc doanh, vậy mà anh ta coi nó như một điều xấu xa, vậy anh ta là loại gì,có phải người không?
    Qua lời lẽ hằn học tức tối mà TP đang la lối om sòm thì ta có thể thấy rằng ai đang cần phải chữa bệnh điên.
    Anh ta trở thành thằng bé tiểu học để giải thích cho các bạn rằng 'XE chỉ' chứ không phải XE Ô tô. hic!
    Anh ta mâu thuẫn thảm hại khi cho nó là bài 'thơ Đường'mà lại nói không cần luật.
    anh ta nói 'Toàn bài hai câu đầu đối nhau....xuống dưới - trích)
    HNN hãy công bằng nói xem thơ của bạn có được thế không? ví dụ:
    "...Cúc vàng hiu hắt, buồn se sắt,
    Thương bước giang hồ trong gió mưa"
    Hai câu này có đối không? có đối theo cặp không?
    Thôi viết nữa sẽ rất dài, nói với kẻ không có liêm sỉ như TP thì phí lời.
    Rúc vào váy vợ mà ngủ đi TP, càng nói cậu càng lòi sự dốt nát bảo thủ, hằn học không ích gì, lại có hại cho sức khỏe,cố mà giữ lấy cái mạng già. Ta có thể dùng lời lẽ đau đớn hơn nhiều để chỉ đúng con người cậu nhưng ta không chấp một kẻ như cậu đâu, vĩnh biệt nhé!

    Trả lờiXóa
  30. Tôi không thể nói nghiêm túc về những vấn đề nghiêm túc vì thế tôi thường "dựa cột mà nghe".Tôi biết làm thơ nhưng không biết bình thơ,thân phận nữ nhi mà tính khí nam tử.Thơ tôi ai cũng phán "buồn",trộm nghĩ không hề "sến" chảy nước còn hay dở thế nào,tự tôi chiêm nghiệm được.Mấy bữa rày có những lời nhận xét về thơ tôi nhưng về thơ thì ít,châm chích cá nhân nhau thì nhiều.Tôi không ngờ Bảy Tàng lại dễ dàng dùng lời lẽ khiếm nhã đến như vậy? Người xưa đã từng dạy ta: phải biết uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói,thậm chí còn "lựa lời"nữa cơ.Tôi có 3 nguyên tắc cho riêng mình:1/không nhìn những gì bẩn thỉu.2/Không nghe những gì bậy bạ.3/không nói những gì tục tĩu.Có lý nào người đã từng đọc sách thánh hiền lại như thế nhỉ?

    Trả lờiXóa
  31. Xin lỗi anh Bảy Tàng, Thu không biết có đúng anh là người Thu đã từng biết trên GAN không hay là người khác mạo danh. Xin phép anh và tất cả bạn đọc TT, Thu xóa comment cuối cùng của anh đăng lúc 09:29 Ngày 26 tháng 11 năm 2012. Tất cả những comment với lời lẽ thiếu tôn trọng bạn đọc sẽ không được phép xuất hiện trên TT. TT sẽ để chế độ nhận xét có danh khoản và không chấp nhận bất cứ nhận xét nặc danh nào.

    Trả lờiXóa
  32. Đã lâu tôi ko vào TT , cho đến hôm qua , nhận đc tin nhắn của HNN , tá hỏa nhảy vào thì hỡi ôi ... cơm đã quá lửa mất rồi !!!.
    Rất tiếc là câu chuyện lại xảy ra giữa 2 người bạn mà tôi đều yêu mến , đánh giá cao những cảm nhận cũng như kiến thức của họ .
    Nói thật , gặp 1 bài thơ mà mình tâm đắc , có khen quá đi 1 chút ( nhất là ở tại trang nhà , giữa những ng quen biết với nhau ...) thì cũng là chuyên nhỏ , chớ nên lấy đó làm điều để nặng lời với nhau ... " cái sảy nảy cái ung " - qua lại làm nhau mất mặt .
    Rất tiếc là cả 2 đều đã thiếu kiềm chế , để trong ngôn từ có nhiều điều khiếm nhã ... để rồi mai đây , tỉnh lại thì " bát nước đã đổ mất rồi ".

    Cả 2 bạn đều có ý vĩnh biệt TT, theo tôi là điều ko nên . Có thể thì ta tạm biệt trong 1 khoảng thời gian nào đó , để cả 2 bình tâm lại , trau dồi " công phu " ( cả tâm & tài ) , hẹn trở lại ... kiêu dũng như những người đàn ông đích thực...

    Tiện đây cũng góp ý với HT : " phăng teo " ngay những nhận xét thiếu thiện chí , ko xây dựng kiểu như " hồn tử sĩ " với đắp chiếu ... Họ ( nặc danh ) lấy chuyện xích mích làm vui , đâm bị thóc chọc bị gạo ... phá hỏng môi trường TT của chúng ta .

    Trả lờiXóa
  33. Xin thỉnh 14 câu kết " Truyện Kiều " của Đại Thi hào Nguyễn Du hầu các bạn TT.

    " Ngẫm hay muôn sự tại trời
    Trời kia đã bắt làm người có thân
    Bắt phong trần phải phong trần
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao
    Có đâu thiên vị người nào
    Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai
    Có tài mà cậy chi tài
    chữ tài liền với chữ tai một vần
    Đã mang lấy nghiệp vào thân
    Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
    Thiện căn ở tại lòng ta
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
    Lời quê chắp nhặt dông dài
    Mua vui cũng được một vài trống canh. "

    Trả lờiXóa
  34. Tình cờ đọc trang Ng.T.Thụythấy có bài liên quan đến các bác, trích về dưới đây hoặc các bác có thể xem ở bài gốc. Rất hâm mộ các bác, những cao thủ thơ Đường.

    Bác Baytang viết:
    Anh Thụy mến! rất xin lỗi vì vào thăm nhà anh mà chưa quen biết, tuy nhiên vì đọc nhiều trang này nên tự cho là quen mà xin đề nghị anh giúp cho một việc.
    Số là chúng tôi sinh hoạt trong một nhóm nhỏ yêu thơ, tự làm tự đọc cho nhau nghe, chỉ là những người nghiệp dư thôi. Gần đây có người đăng một bài thơ ngắn, như thế này:
    “Thu sắp tàn rồi, Đông đến chưa (?)
    Thềm hoa vạt nắng ngả đong đưa.
    Cúc vàng hiu hắt, buồn se sắt,
    Thương bước giang hồ trong gió mưa!”
    Có người cho rằng đây là một bài thơ Đường hoàn hảo, đáng để làm mẫu cho học sinh. Có người thận trọng hơn thì nói vẫn còn khiếm khuyết và phân tích vài điều.
    Như thường lệ là tranh luận gay gắt. vì vậy tôi đề nghị anh giúp đỡ, anh có thể giúp nhận định về bài thơ, nó có phải thơ Đường hoàn hảo? nếu không thì mắc phải những lỗi nào.
    Xin lỗi một lần nữa vì đã làm phiền amh, cố gắng giúp chúng tôi nhé.
    Thưa bác Baytang,
    Đó là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Có nhiều loại thất ngôn tứ tuyệt. Thất ngôn tứ tuyệt thông thường thì làm theo bảng luật trắc vần bằng và bảng luật bằng vần bằng. Bài thơ trên làm theo bảng luật trắc vần bằng.
    Thực ra, bảng luật của thất ngôn tứ tuyệt ĐL là nửa trên của bảng luật thất ngôn bát cú.
    Đây là bài thơ hay. Nhưng nói đó là bài thơ ĐL hoàn hảo có thể dùng làm mẫu thì không nên:
    - Thứ nhất, bài này có áp dụng luật bất luận.
    - Thứ hai là còn có một số lỗi như: Câu 2 phong yêu, câu 3 hạc tất (hắt, sắt) và chánh nữu (cúc, hắt, sắt), câu 4 chánh nữu (4 chữ không dấu).

    Trả lờiXóa
  35. Hai anh TP và Bảy Tàng làm trang TT sôi động quá, tuy nhiên ngoài sự mong muốn của TQ, nhà thơ và mọi người yêu thơ khác.
    Nhờ có bạn Đon Kihote mà biết được sự nghiên cứu bài bản của bạn 7Tàng, âu cũng là một sự việc tốt vì trước khi bình luận cũng đã có sự tìm tòi đến nơi, đến chốn.
    Dù gì đi nữa thì hai bạn yêu bình luận thơ cũng nên ngưng chiến,vì hai bạn nói năng quá xá, khiến cho hình ảnh TT xấu đi nhiều, ngoài sự mong muốn của bao người.
    Theo tôi, đăng thơ lên đã là tuyệt vời rồi, để có bài cho mọi người cảm nhận, mà bình luận cho thêm vui, chứ tác giả kg muốn đứa con tinh thần của mình là nguyên cớ cho mọi sự cãi vã ồn ào.
    Tôi thấy bản thân bài thơ của HNN kg biết chắc là thể loại gì, nhưng khi đọc, ta cảm được cái hay là tốt rồi, còn nó đúng với tâm trạng của riêng mình thì lại quá tuyệt vời, nếu kg cảm thấy hay,kg đúng ý mình thì thôi bình luận để những cao thủ khác góp lời, việc gì các bạn cứ mổ Trâu trên TT làm gì cho phức tạp vấn đề. riêng tôi chưa dám đăng mẩu thơ nào trên phần Nhận xét của TT cũng chỉ vì biết thơ mình chỉ hay với mình, chưa thể xông ra mặt tiền TT sợ mọi người phang cho thì khó đỡ.
    Những cao thủ thơ như HG,Qt,HNN,TH, TL, HĐT,... đương nhiên là nên tiếp tục xông ra trận tuyến vui vẻ này, mong rằng đừng vì sự kiện kg vui vừa qua mà làm các bình luận viên thất nghiệp.
    Sau mưa trời lại sáng, và lại mát mẻ hơn, chúc cho TT sẽ lại có nhiều bài thơ hay và nhiều bình luận hữu ích.

    Trả lờiXóa
  36. Xin mạn phép xóa còm lúc 13:20 của bạn Don Kihote vì mội dung còm không liên quan tới bài thơ.

    Trả lờiXóa
  37. Tôi thấy anh Thắng k5 chưa đọc kĩ lời còm đầu tiên của anh 7Tang. Sự bất đồng giữa tôi và anh 7Tang ở mấy điểm sau:
    - Anh 7Tang không cho đây là hai bài thơ tứ tuyệt (tứ tuyệt Đường luật).
    - Anh 7Tang cho rằng thơ tứ tuyệt chỉ có 2 thể: luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng. Bài thơ của chị HNN là sai vì không tuân theo hai thể trên.
    - Anh 7Tang cho rằng bài thơ của chị HNN sai vì không có phép đối.
    - Anh 7Tang cho rằng từ láy "se sắt" là từ ghép. Và anh viết "se chỉ luồn kim". Tôi sửa lại là "xe chỉ luồn kim" (Từ điển tiếng việt viết là "xe chỉ" chứ không phải là "se chỉ").
    - Anh 7Tang "chê" hai từ láy "se sắt" và "hắt hiu" còn tôi lại gật gù tán thưởng.
    Tôi xin "thưa thốt" vài lí thuyết còm cõi về thơ Đường luật của tôi. Anh 7Tang chưa nghiên cứu kĩ nên mới viết như vậy. Tôi cho rằng, phản biện của tôi là chính xác.
    Xin đăng bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chủ Tịch:
    "Một canh... hai canh... lại ba canh...,
    Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
    Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
    Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh".
    Bài thơ tứ tuyệt này không có phép đối và hai chữ đầu của câu 1 mang vần trắc - bằng (anh 7Tang quả quyết chỉ có trắc trắc hoặc bằng bằng).
    Bài tứ tuyệt thứ hai:
    "Gà gáy một lần đêm chửa tan,
    Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;
    Người đi cất bước trên đường thẳm,
    Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn".
    Hai chữ đầu câu một mang vần bằng và trắc. Mời quý vị phân tích.
    Ý kiến khen chê là cảm xúc riêng, là "tự do ngôn luận". Ngay cả bài thơ "Phong kiều dạ bạc" của Trương Kế - một kiệt tác thơ Đường mà còn tranh cãi đến giờ chưa dứt.
    Cảm ơn quý vị đã đọc lời còm.

    Trả lờiXóa
  38. Tôi là người dưng với quý vị, nhưng là bạn anh 7Tàng, xin thay mặt anh 7 nói với quý vị, và xin đừng xóa còm như người làm trang này, nếu quý vị là người trung thực và công bằng, bởi các vị đã cắt quyền phát biểu của 7
    Tàng, anh ấy không có tài khoản nên tôi sẽ thay mặt.
    Anh 7 nói TRÀN PHONG HOÀN TOÀN DỐI TRÁ, bằng chứng:
    1: Trích: "nhưng thơ tự do không tên thì không cần theo một phép tắc quy củ nào và nó vẫn là thơ, nếu nói nó là Lục bát hay song thất lục bát là phải theo đúng luật 68,đồng vận, đồng thanh vv...Nếu là thơ Đường luật thì lại càng khắt khe hơn nhiều, cao thủ cũng chỉ dám nói có hơi hướng thôi, mấy khi có một bài thơ Đường hoàn hảo cho đúng luật mà dám thổi lên.
    Thơ của HNN cũng thế, ta gọi nó là THƠ, chấm hết!Tôi đã cảm ơn tác giả về chia sẻ tâm tư tình cảm rồi, nói thêm ý cá nhân về kỹ thuật, tên hai bài thực ra là một, 'sầu' hay 'buồn'thì cũng là buồn thôi, nên đổi thành Đông buồn 1, Đông buồn 2 cho nó thuần Việt:))
    Như vậy không có lời nào nói đó không phải là thơ luật Đường, mà chỉ nêu độ khó của luật Thơ Đường, KHÔNG CẦN THIẾT PHẢI ĐẶT TÊN, để khỏi làm khó tác giả khi có người chê.
    Về từ ngữ, ai cần thì tham khảo tự điển, lời giải thích theo ý riêng với tác giả, tác giả có quyền nghe hoặc không.
    Trích:"Về thể loại thơ, nếu tác giả muốn nó là thơ Đường thì nên gép nó vào thể Đường thi Cổ phong, vốn là rộng rãi hơn, không cần đối, không cần bằng trắc, còn nói nó'hoàn hảo'thì chưa đúng đâu, bởi bài thơ chưa đạt nguyên tắc đối, chưa đúng luật bằng trắc,"
    Trong thơ Đường luật có thể Cổ phong( gõ cổ phong thơ đường sẽ thấy trên internet)nếu là thể thơ này sẽ không phải tuân theo phép tắc như Thơ Đường luật sau này, như vậy anh 7T đã có một lời khuyên đúng cho tác giả. Anh cũng nói nếu nói bài thơ là "hoàn hảo" là chưa đúng, phù hợp với nhận định của nhiều người có chuyên môn(xem trên NG.T.Thụy)
    2: không có lời nào cho rằng thơ tứ tuyệt chỉ có 2 thể
    Trích:"bởi bài thơ chưa đạt nguyên tắc đối, chưa đúng luật bằng trắc, ngay hai chữ đầu theo luật là tt hoặc bb, của HNN lại là bt..."
    Đây là nhận định riêng về câu thơ đầu, THAM KHẢO rất phức tạp. mà như NTT đã nói đó là bài theo bảng luật trắc vần bằng, anh 7 không hề chê mà chỉ nói chưa đúng và nhất là không có đối. Và anh ấy xin thưa với các cao thủ hãy cho biết đâu là câu có đối trong thơ HNN? đâu là đúng niêm, đúng vận? (NTThụy đã giúp tìm ra nhiều lỗi)
    Những lời giải trình bên dưới của Trần Phong là bịa đặt, đừng có lôi thơ Bác vào để ngụy biện.
    Điều cốt yếu trong vấn đề này: TP nói:Trích: Ý kiến khen chê là cảm xúc riêng, là "tự do ngôn luận".
    Vậy 7Tàng nêu ý kiến cá nhân với tác giả bài thơ- không hề biết Trần Phong là ai, Tại sao TP nhảy cỡn lên vậy? Nếu không có lời comment bỉ ổi của TP tiếp theo comment đầu tiên của 7Tàng thì không hề có nhưng lời nặng nề tiếp sau - các vị nên hiểu điều đó.
    Tôi(DonKihote) có nhận xét rằng quý vị không công bằng- đầy lòng oán hận, Tham chưa thấy nhưng sân si thì nhiều, người khen thì vô lối, người được khen cũng chưa biết mình ở đâu, ngoài trời còn có trời mà.
    Xin tặng anh TP:
    "Nịnh đầm phải nịnh bằng THƠ
    Nịnh dăm ba tiếng ất ơ (chẳng) ai thèm? "

    Trả lờiXóa
  39. Anh 7 dặn tôi nói thêm về từ ngữ:
    -TP cố tình nói 7T chê hai từ " se sắt" và "hiu hắt"
    Đọc lại: "...Về từ " se sắt": se là động từ chỉ hành vi(se chỉ, luồn kim) SẮT lại là danh từ chỉ một thứ kim loại, hoặc dùng chỉ một sự co cụm, cô đọng cứng cáp, trong bài thơ dùng gép từ "se sắt" cũng là một tìm tòi, nhưng nó làm cứng lời thơ.
    Người làm thơ có quyền tưởng tượng, nhưng từ 'hiu hắt' thường chỉ được dùng cho tình trạng lẻ loi cô đơn đi với tàn tạ vắng vẻ, nên dùng một từ khác để diễn đạt nỗi buồn của cây hoa Cúc thì hợp lý hơn..."
    Không có lời chê nào, mà giải thích theo cách hiểu của người bám đít trâu, anh ấy thường nghe nói trạng thái 'se thắt' chưa chứ nghe nói 'se sắt' như người thành phố, từ sắt cho vào môt câu thơ đẹp vô tình làm cứng lời thơ, chữ này cũng không hề là nguyên nhân để TP nhảy dựng lên.
    Từ 'hiu hắt' cũng không bị chê, chỉ khuyên tác giả đặt chưa đúng ngữ cảnh,nên tìm từ khác phù hợp hơn với hoa Cúc.
    Chỉ có vậy, dù theo quan niệm của tác giả là chưa đúng thì đó cũng là lời khuyên hảo ý, không động chạm đến ai.
    TP đang cố tình bới lông tìm vết để ngụy biện, anh ta đặt ra một lô gạch đầu dòng không có trích dẫn hoặc phân tích nên nó là những lời bịa đặt trắng trợn.
    Anh 7tàng biết ở trang thơ có những người chính trực, công bằng, biết nhận ra sự thật và bộ mặt của kẻ quấy rối, nhiều người không chấp nhặt, xin cám ơn các bạn ấy và xin lỗi vì những lời xấu đã bắt những người đó phải nghe.

    Trả lờiXóa
  40. Chào Don Kihote,do tình huống diễn biến bất ngờ mà tên anh (chị) xuất hiện.
    Âu cũng là ý Trời chăng?
    Có vẻ có gì đó bắt đầu làm người ta liên hệ tới cái sự giông giống cuộc chiến của nhân vật Don Quixote (trong tiểu thuyết "The Ingenious Gentleman Don Quixote of La Mancha" của Miguel de Cervantes ) với Cối Xay Gió.

    Thơ Đường luật - Ông (Bà) là cái quái gì vậy?

    Nhân dịp này,nếu muốn tìm hiểu một cách hệ thống (ở cấp độ tài tử) thì cũng chẳng có gì quá phức tạp.
    Câu trả lời ko phải ko có. (còn đúng tới đâu thì ...chịu )
    Wikipedia giải thích
    như thế 'lày lày'(mời bấm vào để xem)

    Giả sử bạn đọc đột nhiên nảy ý muốn trau dồi kiến thức chung chung về thể loại thơ này dựa trên nền tảng được trình bầy trong Wikipedia kết hợp với các ý kiến trao đổi vừa qua, thì chỉ cần chịu khó công phu so sánh một chút là có thể sẽ rút ra cho bản thân được ối điều đấy ạ.

    Riêng tôi vẫn cứ tâm đắc câu " Thiện căn ở tại lòng ta
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài "

    Dại dột nhỡ nhời,
    Kính Các Anh Các Chị ạ.

    Trả lờiXóa
  41. Tập thơ "Nhật kí trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được nhà nước VN công nhận là Quốc bảo. Việc dẫn ra thơ tứ tuyệt ở tập thơ này là nhằm soi sáng vấn đề. Tại sao lại gọi là "ngụy biện" ? Tôi đã dẫn hai bài thơ tứ tuyệt không có phép đối. Sau đây tôi dẫn tiếp bài thơ tứ tuyệt cũng của Chủ tịch HCM có hai câu thơ cuối cùng đối nhau:
    Ngắm trăng
    Trong tù không rượu cũng không hoa,
    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
    Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
    Qua đó ta thấy trong bài thơ tứ tuyệt có các hình thức đối sau đây:
    -Toàn bài thơ không có câu đối nhau.
    - Toàn bài hai câu đầu đối nhau.
    - Toàn bài hai câu cuối đối nhau.
    - Toàn bài bốn câu đối nhau từng cặp từ trên xuống dưới.
    Tôi rất mừng vì bài thơ của chị HNN đã được công nhận là bài thơ tứ tuyệt. Không thể nhầm lẫn với bài Đường thi cổ phong được! Những cái gì của quý phái đã được trả về cho quý phái! Tôi không nói bài thơ này là "mẫu mực" mà nói là hoàn hảo. Các anh chị thấy đấy, bản dịch bài thơ "Đợi anh về" của nhà thơ Tố Hữu nó là "hoàn hảo" đấy. Mặc dầu về dịch thuật bị không ít lời chỉ trích.
    Tôi xin nói rõ một lần nữa: từ "se sắt" là từ láy. Không thể phân tích kiểu chẻ đôi được và "se" không phải là động từ, "sắt" không phải là Fe nên đâu có làm cứng câu thơ. Xin ví dụ về từ láy:
    Đậm đà là láy phụ âm đầu. "Đậm" là tính từ, không phải là động từ. "Đà" chỉ là láy phụ âm thôi, không có nghĩa gì cả nếu nó đứng riêng lẻ. Tương tự, từ láy "lạnh lẽo" trong bài "Thu điếu" của cụ Nguyễn Khuyến cũng vậy. Từ láy "hiu hắt" dùng rất hay ở ngữ cảnh này. Tố Hữu viết "Hắt hiu lau xám", HNN lại viết "Cúc vàng hiu hắt" quả là một sự kế thừa đáng quý.
    Thưa các anh chị, tôi có nguyên tắc sống theo câu ca dao này:
    Yêu người, người để tuổi cho
    Hại người, người đái ngập mồ thối xương!
    Chào các anh chị!

    Trả lờiXóa
  42. Cám ơn lời chào hỏi của anh TL (Trích Wiki..:Đôn Ki-hô-tê, Don Quixote, Don Kijote, Don Quijote hay Đông-Ki-Sốt (tiếng Tây Ban Nha: Don Quixote de la Mancha) là tiểu thuyết của nhà văn Tây Ban Nha Miguel de Cervantes Saavedra (1547-1616). Tác phẩm còn có tên đầy đủ là El Ingenioso hidalgo Don Quixote de la Mancha (Đôn Kihôtê, nhà hiệp sĩ quý tộc tài ba xứ Mancha).
    Vì hâm mộ mà đặt Nick, tài hèn sức mọn e không cáng đáng nổi trọng trách anh giao phó, 'chiến đấu'với cối xay gió TP là một nhiệm vụ bất khả thi vậy xin chào và hẹn gặp lại, anh 7 cũng gửi lời chào quý vị vì không kham nổi tiền điện thoại trao đổi, ba tháng mới ra một lứa gà, gà lại đang bị ngoại bang chèn ép không bán được, nói chuyện với tôi mỗi ngày mất đứt một con. chắc sạt nghiệp mất!!!

    Trả lờiXóa
  43. Lâu lắm mới lại vào TT. Đọc qua 44 nhận xét trên đây bạn đọc có thể tự đánh giá về chủ nhân của các nhận xét đó. Đối với tôi, chỉ tâm niệm một điều: "KHIÊM TỐN KHÔNG BAO GIỜ LÀ ĐỦ".

    Trả lờiXóa
  44. Gửi 7Tang (nhờ Don Kihote chuyển giúp)
    Văn chương, phú, lục chẳng hay
    Trở về làng cũ học cày cho xong
    Ngày ngày vác cuốc ra đồng
    Cuốc cho tan hết nỗi lòng xót xa
    Cuốc cho tàn giấc mơ hoa
    Cuốc cho tan hận thi ca Tao Đàn!

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.