Lời ngỏ


Thu rất hiếm khi làm thơ nhưng đọc, hiểu, cảm nhận được những gì tác giả muốn chia sẻ. Cách đây ít lâu được đọc thơ của anh Đỗ Trung Việt, cảm nhận được sức sống mãnh liệt của những vần thơ anh, và giờ đây được Hồng Hoa (Thu Hà/Nguyễn Hoa) chia sẻ những suy tư, những trăn trở về cuộc sống, được Lệ Hằng chia sẻ những bài thơ tình lãng mạn. Thu lập trang thơ với mong muốn nó sẽ là nơi để các bạn yêu thơ chia sẻ những sáng tác của mình hoặc những bài thơ mình yêu thích. Hy vọng những rung động, những cảm xúc của chúng ta sẽ sống mãi với thời gian.

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

SÁNG HÈ

Trên trang của chị HNN bên FB đang có cuộc mạn đàm về thơ. Thể theo yêu cầu của tác giả, Thu mang sang Trang Thơ để lưu trữ và chia sẻ cùng bạn đọc. 

SÁNG HÈ

Mặt trời đủng đỉnh ở trên cao,
Ríu rít chim ca hoa lá chào.
Điểm trắng cành mai sương lấp lánh,
Tô hồng mặt đất nắng xôn xao.
Mây bay soi bóng lồng trong nước,
Gió thổi lùa qua khóm trúc đào.
Buổi sáng ngày hè ai khéo tả ,
Ngắm nhìn cảnh vật thú xiết bao.


Quế Lâm Hè 1968
Hồ Như Nguyện

*********
Hoang Le Ở đây tôi bỏ qua phần nội dung, tư tưởng mà chỉ góp ý với bạn về niêm luật mà thôi. Chữ thứ 5, câu 2(hoa) của bạn là vần bằng, phải đổi thành vần trắc mới đúng. Chữ "lồng" ở câu 5 là động từ, ko đối với chữ "khóm" (danh từ) ở câu 6. Chữ "nhìn" ở câu 8 là vần bằng do đó chữ thứ 6 (xiết) cũng phải đổi thành vần bằng mới đúng "niêm" (có thể thay bằng chữ "dường" cũng được). Bài thơ của bạn tương đối khá. Mong bạn cố gắng hơn nữa nhé.

Như Nguyện Hồ - Đây là bài thơ bát cú đầu tiên, lúc đó HNN học xong lớp 7. Anh chỉnh niêm và luật rất chỉnh nhưng để kỷ niệm một thời và một lần đến với Thơ Đường thuở xa xưa nên xin phép được giữ nguyên gốc. Cám ơn anh.

Huu Trung Hoang - Cứ khác luật đi nghe hay. Đúng luật giống thơ TH chán.

Đào Trương Bích - Nhất trí với thi sĩ .Bọn mình viết bởi cảm xúc chứ đâu phải các cụ mà niêm với luật. Theo mình giữ nguyên vẫn quá hay rồi!!!

Như Nguyện Hồ - Không, phải đúng niêm luật khi đã làm thơ Đường. Người xưa tuân thủ được sao nay ta không tuân thủ được? Đó chính là sự khác biệt giữa Thi hào và kẻ làm thơ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.